Mỹ tận dụng cơ hội chào bán F-35 khi Ấn Độ không hài lòng với Nga
Nga còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển máy bay T-50, chương trình FGFA cũng gặp khó, Ấn Độ không hài lòng về nhiều vấn đề, Mỹ lại lôi kéo…
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Theo mạng Lenta Nga ngày 5 tháng 9, Bộ tư lệnh Không quân Ấn Độ bày tỏ không hài lòng đối với chương trình nghiên cứu chế tạo FGFA máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm lấy T-50 làm nền tảng của Nga, đã đưa ra một loạt ý kiến với phía Nga.
Quân đội Ấn Độ chủ yếu không hài lòng với tính năng công nghệ động cơ, thông số tàng hình, hệ thống treo vũ khí và thời hạn thực hiện chương trình của may bay chiên đâu tương lai.
Phía Nga cho biêt, đa số thiếu sót bộc lộ từ chương trình này sẽ được khắc phục trong ngắn hạn. Bô Quôc phong Ấn Độ tạm thời quyết định giảm bớt số lượng mua sắm theo kế hoạch, từ 220 chiếc giảm xuống còn 135 – 145 chiếc, đồng thời từ bỏ nghiên cứu chế tạo phiên bản máy bay chiến đấu huấn luyện 2 chỗ ngồi.
Tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh dẫn nguồn tin từ Không quân Ấn Độ đã tiết lộ thông tin Quân đội Ấn Độ bất mãn với chương trình FGFA. Quân đội Ấn Độ cho biết, hiện nay, tính năng công nghệ của động cơ AL-41F1 sử dụng cho may bay chiên đâu FGFA không phù hợp với yêu cầu.
Ngoài ra, cũng đã đưa ra ý kiến đối với tính năng tàng hình, radar mảng pha quét điện tử chủ động Type N306 và hệ thống treo vũ khí của máy bay chiến đấu này.
Tạm thời còn chưa rõ tính năng công nghệ cụ thể nào của những hệ thống này không thể làm cho Không quân Ấn Độ hài lòng.
Tháng 5 năm 2014, Bộ tư lệnh Không quân Ấn Độ lần đầu tiên tuyên bố bất mãn với chương trình FGFA, nguyên nhân là chi phí chương trình nghiên cứu chế tạo may bay chiên đâu tương lai tăng lên, thời hạn hoàn thành bị đẩy lùi.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Khi đó, phía Nga cho biết, chương trình nghiên cứu chế tạo chung không gặp bất cứ khó khăn nghiêm trọng nào, cho nên, các khuyết điểm nhỏ đều sẽ được khắc phục trong thời gian ngắn nhất.
Từ đó đến nay đã gần 4 tháng, trong ý kiến của Quân đội Ấn Độ lại tăng thêm một số nhân tố như bảo trì máy bay, an toàn lái máy bay, phần tham gia chương trình của Công ty TNHH hàng không Hindustan Ấn Độ (HAL) giảm đi, phía Nga không sẵn sàng chia sẻ tài liệu thiết kế.
Hơn nữa, Bộ tư lệnh Không quân Ấn Độ cho biết, nguyên nhân xảy ra sự cố cháy động cơ khi 1 chiếc máy bay chiến đấu T-50 đang bay thử ở Zhukovski, ngoại ô Moscow vào trung tuần tháng 6 năm 2014.
Nói một cách tổng thể, chi phí cho chương trình FGFA dự đoán ban đầu là 10,5 – 11 tỷ USD, từ khi khởi động chương trình vào năm 2007 đến nay đã tăng 1 tỷ USD.
Video đang HOT
Thời hạn hoàn thành nghiên cứu phát triển may bay chiên đâu đã bị đẩy lùi 1 – 2 năm, trong khi đó, phần tham gia chương trình của Công ty HAL Ấn Độ lại từ 25% ban đầu giảm xuống còn 13%.
Trên thực tế, căn cứ vào điều kiện hợp tác mới, công ty Ấn Độ se chỉ cung ứng lốp bánh đáp, thiết bị dẫn đường cơ bản, thiết bị chỉ thị mục tiêu laser, màn hình cản gió và hệ thống làm lạnh radar cho may bay chiên đâu mới. Quân đội Ấn Độ lo ngại, phần chương trình của công ty HAL sẽ tiếp tục giảm xuống.
Sau khi tìm hiểu rõ tiến trình công việc của chương trình máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm T-50 của Không quân Nga vào tháng 8 năm 2012, Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ khi đó là Browne tuyên bố, Ấn Độ sẽ bắt đầu thử nghiệm chiếc máy bay nguyên mẫu FGFA đầu tiên vào năm 2014.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Sau đó, thời gian biểu này bị đẩy lùi đến năm 2015, khi đó Quân đội Ấn Độ sẽ căn cứ vào kết quả thử nghiệm đưa ra danh sách chương trình có thể cần gia công, cải tiến, đến năm 2017 và năm 2019 sẽ lần lượt có được máy bay nguyên mẫu chiếc thứ 2 và thứ 3, sau đó có có kế hoạch trang bị loại may bay chiên đâu này vào năm 2020-2021. Hiện nay, Quân đội Ấn Độ cho rằng, đến năm 2020-2021, công ty HAL chỉ có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt may bay chiên đâu FGFA.
Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) tạm thời chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về chi tiết hợp tác chương trình FGFA giữa Nga-Ấn.
Tờ “Jane’s Defense Weekly” dẫn một nguồn tin cho rằng, phía Nga thuyết phục Không quân Ấn Độ tin tưởng, máy bay tiêm kích loại sản xuất hàng loạt se có khác biệt tương đối lớn với máy bay thử nghiệm.
Trong đó, động cơ AL-41F1 sẽ được thay thế bằng loại động cơ mới đã bắt đầu nghiên cứu phát triển với tốc độ cao nhất, thiết bị động cơ hiện nay chỉ dùng để tiến hành thử nghiệm bay. Radar mảng pha quét điện tử chủ động cũng như vậy, tính năng radar phiên bản sản xuất hàng loạt sẽ được cải thiện rất lớn.
Tháng 11 năm 2011, Công ty HAL đã công bố thông số tính năng cụ thể của máy bay chiến đấu FGFA tương lai. Căn cứ vào số liệu tiết lộ của công ty Ấn Độ, máy bay này dài 22,6 m, cao 5,9 m, trọng lượng cất cánh tối đa 34 tấn. Máy bay sẽ lắp 2 động cơ đốt sau, khi hoạt động mỗi động cơ có lực đẩy là 107 kN, lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội là 176 kN.
Máy bay có thể mang theo các loại đạn dược, tổng lượng đạn mang theo ở khoang vũ khí bên trong là 2,25 tấn, trọng lượng đạn dược mang theo bên ngoài là 5,75 tấn.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Chi phí nghiên cứu khoa học, thiết kế và thử nghiệm chương trình FGFA do hai bên Nga-Ấn chia đều, mỗi bên chi 6 tỷ USD theo kế hoạch. Đến nay, Ấn Độ đã chi 295 triệu USD cho thực hiện chương trình này. Trong 20 năm tới, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch chi ít nhất 35 tỷ USD mua và sử dụng máy bay chiến đấu FGFA mới.
Đặc điểm của chương trình nghiên cứu chế tạo chung này ở chỗ, ngoài cung ứng cho Không quân Ấn Độ, còn xuất khẩu loại máy bay chiến đấu mới cho nước thứ ba, điều này có nghĩa là phần tham gia nghiên cứu phát triển FGFA của Công ty HAL Ấn Độ sẽ giảm đi, thu nhập của Ấn Độ trong cung ứng máy bay chiến đấu mới cho nước ngoài cũng sẽ giảm đi.
Đồng thời, tiến trình nghiên cứu chế tạo của chương trình FGFA chậm lại và chi phí tăng lên, có thể cho thấy Công ty Sukhoi Nga đã gặp một số khó khăn khi chế tạo máy bay chiến đấu T-50 cho Không quân Nga.
Về tổng thể, tiến triển của chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Quân đội Nga tương đối thuận lợi, hiện nay đã có 5 máy bay nguyên mẫu tham gia bay thử, tháng 5 năm 2014 bắt đầu tiến hành thử nghiệm có mang theo đạn dược.
Nhưng cũng có một loạt chứng cứ gián tiếp cho biết, Công ty Sukhoi thường gặp một số vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là thời hạn trang bị T-50 từ năm 2015 đẩy lùi đến năm 2017, thời gian sản xuất hàng loạt máy bay không phải là năm 2016.
Tình hình nghiên cứu phát triển “thiết bị động cơ giai đoạn 2 của may bay chiên đâu T-50 cũng không rõ ràng. Động cơ dùng để bay thử máy bay nguyên mẫu hiện nay là động cơ AL-41F1 (Type 117), ở mức độ tương đối lớn thống nhất với động cơ AL-41F1S (Type 117S) sử dụng cho may bay chiên đâu Su-35S, hơn nữa, AL-41F1 trong tương lai còn có thể lắp ráp cho lô may bay chiên đâu T-50 sản xuất hàng loạt đầu tiên.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Sau đó, nếu tât ca đều có thể tiến hành theo kế hoạch, T-50 sẽ có được động cơ thế hệ thứ năm, đó là động cơ “Type 30 hiện đã công khai. Công tác nghiên cứu chế tạo loại thiêt bi đông cơ này đang ở giai đoạn ban đầu, năm 2013 vừa mới hoàn thành kế hoạch thiết kế công nghệ của động cơ, hoàn thành tài liệu công nghệ của sản phẩm thử nghiệm công nghệ. Dự kiến, công tác thiết kế thử nghiệm của chương trình động cơ “Type 30 sẽ hoàn thành vào năm 2016.
Nhưng, cần phải chỉ ra, do loại thiết bị động cơ này tương đối mới, cộng với trình độ công nghệ phức tạp, cần tiến hành thử nghiệm chi tiết, thử nghiệm bay, có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thời hạn nghiên cứu phát triển tổng thể của chương trình T-50.
Căn cứ vào các đánh giá khác nhau, máy bay tiêm kích T-50 Nga mãi đến năm 2025-2027 mới có thể nhận được động cơ giai đoạn thứ hai.
Chương trình động cơ “Type 30 sẽ thực hiện theo vài giai đoạn, cần trước sau nghiên cứu chế tạo máy nén áp suất thấp, máy phát điện khí, máy nén cao áp, buồng đốt, tua bin cao áp, tua bin áp suất thấp, buồng đốt nhiên liệu phụ trội, vòi phun.
Hiện nay, chương trình FGFA và T-50 tạm thời đều phải mất nhiều thời gian mới hoàn thành. Nhưng, rất rõ ràng, Công ty Sukhoi cần coi trọng hơn thời hạn thực hiện chương trình máy bay chiến đấu thế hệ mới và những khuyết điểm bộc lộ của nó.
Vấn đề ở chỗ, Nga vài năm gần đây từng bước mất đi vị thế dẫn trước của mình trên thị trường vũ khí Ấn Độ, mặc dù Ấn Độ vẫn là nước nhập khẩu lơn nhât các sản phẩm quân sự của Nga.
Từ năm 2011-2012, Nga liên tục thất bại trong 4 cuộc đấu thầu mua sắm vũ khí của Ấn Độ, đã mất đi đơn đặt hàng máy bay tiếp dầu, máy bay trực thăng tấn công, máy bay trực thăng vận tải hạng nặng va máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ, đã đánh mất cơ hội bán cho Ấn Độ trang bị quân sự tổng trị giá 13,5 – 15 tỷ USD.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Tháng 5 năm 2014, một số nhà chính trị Ấn Độ bắt đầu nghi ngờ về tính thích hợp khi Ấn Độ tham gia chương trình FGFA. Thời gian tới, Ấn Độ có thể ký kết hợp đồng mua sắm 126 máy bay tiêm kích Rafale Pháp. Ngoai ra, Bô Quôc phong Ấn Độ còn nhận được đề nghị của Mỹ, có cơ hội tham gia nghiên cứu chế tạo va mua sắm máy bay tiêm kích tương lai F-35 Lightning II.
Tổ chức nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ chuẩn bị đến năm 2018 hoàn thành nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm nội địa AMCA. Nếu phía Nga tiếp tục không tích cực hành động, tất cả những nhân tố trên đều có thể chôn vùi chương trình nghiên cứu phát triển chung FGFA.
Theo Giáo Dục
Bí ẩn nguyên nhân siêu tiêm kích T-50 Nga phát hỏa
Hơn hai tháng sửa chữa sau vụ cháy, siêu tiêm kích T-50 của Nga chuẩn bị trở lại bầu trời. Tuy nhiên, nguyên nhân của vụ tai nạn đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Hơn hai tháng sửa chữa sau vụ cháy, siêu tiêm kích T-50 của Nga chuẩn bị hoạt động trở lại.
Ngày 27/8, trang tin quân sự Vpk dẫn nguồn tin từ hãng chế tạo máy bay Sukhoi cho biết: "Công việc sửa chữa T-50 đang vào giai đoạn cuối cùng. Việc hồi phục chiến đấu cơ sắp hoàn thành".
Đại diện Sukhoi khẳng định: "Chúng tôi sẽ đưa chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 T-50 trở lại thử nghiệm trong vài tuần tới".
Vào ngày 10/6, chiến đấu cơ T-50 bất ngờ bốc cháy khi đang thử nghiệm ở Zhukovsky, gần Moscow, Nga. Ở thời điểm đó, một số nguồn tin nhận định rằng, nguyên nhân vụ cháy do rò rỉ ở bình chứa nguyên liệu của tiêm kích. Trong khi đó, người đứng đầu Liên hiệp hàng không thống nhất (United Aircraft Corporation - UAC), ông Vladimir Mikhailov, tuyên bố: "Còn quá sớm để kết luận nguyên nhân sự cố". Song ông này cũng khẳng định sẽ công bố dữ liệu và kết quả điều tra khi công tác hoàn tất.
Tuy nhiên, sau hơn hai tháng sửa chữa T-50, giới lãnh đạo Sukhoi từ chối tiết lộ thông tin về nguyên nhân siêu tiêm kích này tự bốc cháy.
Sukhoi T-50 là máy bay thế hệ thứ 5 được trang bị hệ thống hàng không và hệ thống điện tử hiện đại.
Sukhoi T-50 ra đời nhằm cạnh tranh với máy bay chiến đấu tối tân của Mỹ F-22 Raptor Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 29/1/2010 tại Komsomolsk-on-Amur.
Cuộc trình diễn công khai đầu tiên của chiến đấu cơ tối tân này diễn ra vào ngày 17/8/2011 tại triển lãm MAKS-2011 ở Zhukovsky, ngoại ô Moscow.
Sukhoi T-50 được trang bị công nghệ tàng hình, siêu động cơ, với hệ thống điều khiển điện tử tân tiến, được trang bị 10 giá treo để gắn các loại tên lửa không đối không, không đối đất thế hệ mới nhất, theo công ty sản xuất máy bay quân sự Sukhoi của Nga.
Sukhoi T-50 được thiết kế để thay thế những chiếc MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker trong kho vũ khí Nga.
Sukhoi T-50, có thể mang theo tối đa 10 tấn vũ khí, có khả năng bay siêu tốc với vận tốc tối đa 2.600 km/giờ (tầm bay đối đa 5.500 km), nhanh hơn cả máy bay chiến đấu tối tân của Mỹ F-22 Raptor (2.410 km/giờ), có thể phát hiện mục tiêu tấn công ở khoảng cách tối đa 400 km.
Theo Tri Thức
Tiết lộ mới về máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Nga Nga dự định hoàn tất chế tạo mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 6 đầu tiên trong khoảng 12 năm. Tiêm kích F-3 của Nhật Bản sẽ cho F-22 "ngửi khói"?"Đắng lòng" - Su-34, Su-35, T-50 không hề tốt như quảng cáo Báo Nga: Tiêm kích F-35 là "mồi ngon" cho T-50 Hãng tin ITAR-TASS dẫn lời Giám đốc chương trình máy...