Mỹ tái khẳng định cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 20/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tại Ankara, trong đó ông đề cập vấn đề cung cấp máy bay phản lực F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ và nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) của Thụy Điển và Phần Lan.
Tiêm kích F-16 Falcon của Mỹ. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Blinken tái khẳng định cam kết của Washington cung cấp F-16 cho Ankara. Ông nêu rõ chính quyền Tổng thống Joe Biden ủng hộ việc cung cấp máy bay F-16 mới cho Thổ Nhĩ Kỳ và bộ phụ tùng nâng cấp số F-16 hiện có trong phiên chế nước này. Tuy nhiên, thời điểm Mỹ chính thức phê duyệt thương vụ bán F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như thời điểm giao hàng chưa được tiết lộ.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua 40 máy bay F-16 của Mỹ và hiện đại hóa 80 chiếc đang hoạt động. Tổng thống Biden đang tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với thương vụ khí tài quân sự này. Đầu tháng 2, nhóm 29 thượng nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa đã gửi thư đến Tổng thống Biden, trong đó khẳng định Quốc hội Mỹ không thể duyệt bán tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này chưa chấp thuận cho Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Mỹ liên hệ rõ ràng và trực tiếp thương vụ khí tài quân sự cho Ankara với nỗ lực gia nhập NATO của hai quốc gia Bắc Âu nói trên.
Video đang HOT
Mỹ đang nỗ lực thuyết phục Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển. Tháng 5 năm ngoái, hai nước này đã nộp đơn xin gia nhập NATO, kết thúc hàng thập niên duy trì chính sách không liên kết về quân sự. Để trở thành thành viên của khối, hai nước phải được quốc hội của toàn bộ 30 quốc gia thành viên NATO hiện nay phê chuẩn đơn xin gia nhập. Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ phản đối, do cho rằng Phần Lan và Thụy Điển chưa đáp ứng các yêu cầu của họ, chủ yếu liên quan đến lực lượng người Kurd mà Ankara cho là “khủng bố” và đứng sau âm mưu đảo chính năm 2016. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo Washington không nên coi việc Ankara phê chuẩn hai nước Bắc Âu vào NATO là điều kiện tiên quyết cho thương vụ F-16.
Liên quan đến vấn đề này, Ngoại trưởng Blinken cho biết Washington ủng hộ mạnh mẽ việc Thụy Điển và Phần Lan nhanh chóng gia nhập NATO, ngay cả khi người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh sự cần thiết phải có các bước cụ thể hơn. Ông cũng kêu gọi tất cả các bên trong NATO thuyết phục Thụy Điển hành động để giải quyết những quan ngại của Ankara và có được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã bác bỏ mọi nỗ lực nhằm áp đặt các điều kiện đối với thương vụ máy bay F-16 nói trên. Ông tuyên bố gắn việc ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO vào thương vụ này là hành động không phù hợp vì đây là hai vấn đề khác nhau.
Ông Blinken đang có chuyến thăm đầu tiên đến Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là ngoại trưởng Mỹ. Dự kiến, trong ngày 20/2, ông sẽ hội kiến Tổng thống nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể đánh giá riêng biệt nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển
Ngày 16/2, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết nước này có thể đánh giá nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thụy Điển một cách riêng biệt.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu tại môt cuộc họp báo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Ông Cavusoglu đưa ra tuyên bố này khi phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Ankara.
Về phần mình, Tổng Thư ký Stoltenberg đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đơn xin gia nhập NATO của cả Phần Lan và Thụy Điển, đồng thời cho biết thêm cuộc chiến chống khủng bố sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Vilnius (Litva) sắp tới.
Sau cuộc gặp ông Stoltenberg, Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết ông sẽ thảo luận về đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển trong các cuộc đàm phán với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken vào tuần tới. Theo ông Cavusoglu, vấn đề quan hệ song phương cũng như cuộc xung đột ở Ukraine cũng sẽ được thảo luận trong cuộc gặp này.
Năm 2022, Thụy Điển và Phần Lan cùng xin gia nhập NATO nhưng quy trình gia nhập hiện đang bị trì hoãn. Đơn xin gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển cần phải được tất cả các nước thành viên NATO hiện tại phê chuẩn, song Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary đến nay vẫn chưa thông qua. Chính quyền Ankara muốn Stockholm có quan điểm cứng rắn hơn với lực lượng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Trong khi đó, Quốc hội Hungary chưa thảo luận về việc chấp thuận tiếp nhận các nước Bắc Âu.
Hồi tháng trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã phát đi tín hiệu rằng Ankara có thể nhất trí để Phần Lan gia nhập NATO trước Thụy Điển trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau khi chính trị gia Rasmus Paludan đốt bản sao Kinh Koran trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm.
Tổng thư ký NATO thăm Thổ Nhĩ Kỳ Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã bày tỏ sự đoàn kết của khối với Thổ Nhĩ Kỳ, nước phải hứng chịu trận động kinh hoàng hôm 6/2. Cảnh tan hoang sau động đất tại Hatay. Ảnh: Hải Linh/TTXVN Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ở...