Mỹ soạn 5 dự luật chống độc quyền nhằm vào Big Tech
Theo Reuters, các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ đang soạn thảo 5 dự luật chống độc quyền, 4 trong số này nhằm trực tiếp vào những hãng công nghệ lớn ( Big Tech).
Nguồn tin của Reuters cho biết dự luật có thể thay đổi trước khi được giới thiệu trong tuần này, hoặc cũng có khả năng bị hoãn lại. Trong số 5 dự luật đang được cân nhắc, 2 dự luật nhằm giải quyết vấn đề của các nền tảng. Chẳng hạn, Amazon tạo ra không gian cho doanh nghiệp bán sản phẩm nhưng sau đó lại cạnh tranh với họ.
Một trong hai dự luật cấm các nền tảng ưu tiên sản phẩm của mình, nếu phạm luật sẽ bị phạt 30% doanh thu tại Mỹ. Một dự luật khác ngăn cản một nền tảng mua bán sáp nhập trừ khi chứng minh được công ty họ mua không cạnh tranh với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào mà nền tảng đang có. Dự luật tiếp theo yêu cầu các nền tảng mở ra một cách cho người dùng chuyển dữ liệu nếu họ muốn, bao gồm chuyển sang dịch vụ đối thủ.
Video đang HOT
Hội đồng chống độc quyền của Hạ viện từng công bố một báo cáo vào tháng 10/2010, chỉ rõ các hành vi lạm dụng độc quyền của 4 hãng công nghệ lớn là Google, Amazon, Facebook và Apple. Báo cáo gợi ý nhiều thay đổi sâu rộng đối với luật chống độc quyền hiện nay của Mỹ.
Ireland vẫn là thiên đường thuế của Big Tech
Luật thuế mới của nhóm G7 vẫn không có được những đặc quyền mà các thiên đường thuế như Ireland cung cấp cho Big Tech.
Các tòa nhà và văn phòng hiện đại được nhìn thấy bên bờ sông Liffey ở Dublin, thủ đô và thành phố lớn nhất của Ireland
Theo Bloomberg, Big Tech (các công ty công nghệ lớn) và các ngành công nghiệp khác đã "trú ẩn" tại các thiên đường thuế của châu Âu sẽ khó lòng chịu chuyển cơ sở ra ngoài theo cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu mới được đề xuất, vì những thị trường như Ireland vẫn đang cung cấp nhiều đặc quyền về thuế hơn các nước láng giềng giàu có.
Hiện mức thuế của Ireland dành cho các doanh nghiệp là 12,5%. Mức thuế do nhóm G7 đề xuất là 15%. Cả hai mức thuế này vẫn thấp hơn mức thuế 20% trở lên mà các công ty phải đối mặt ở những nước như Mỹ hoặc Pháp. Ngoài mức thuế doanh nghiệp thấp hơn mặt bằng chung, Ireland còn có hiệp ước thuế với các quốc gia khác cho phép doanh nghiệp đa quốc gia trả thuế thấp hơn và cung cấp thêm ưu đãi để bù đắp cho những công ty chi tiêu vào nghiên cứu và phát triển.
Theo ông Robert Palmer, Giám đốc điều hành của nhóm vận động Tax Justice UK, một số công ty có thể sẽ chuyển trụ sở ra khỏi các quốc gia có thuế suất thấp như Ireland, nhưng họ vẫn có "nhiều động lực để giữ công ty và tiền ở các khu vực đó".
Bản thân nhóm Big Tech đã hỗ trợ phần lớn cho nỗ lực điều chỉnh thuế toàn cầu mới. Google rất ủng hộ việc cập nhật quy tắc thuế quốc tế và "hy vọng các quốc gia tiếp tục làm việc cùng nhau để đảm bảo một thỏa thuận cân bằng và lâu dài sẽ sớm được hoàn thiện", phát ngôn viên José Castaeda của Google nói trong một tuyên bố qua email. Một đại diện của Amazon cũng tỏ thái độ đồng tình, nói rằng quy trình do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển dẫn đầu "sẽ giúp mang lại sự ổn định cho hệ thống thuế quốc tế", và mô tả thỏa thuận hôm 5.6 là "bước tiến đáng hoan nghênh trong nỗ lực đạt được mục tiêu này". Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook Nick Clegg cũng đưa ra nhận xét tích cực tương tự trên Twitter.
Ireland đã trở thành cơ sở hoạt động ở châu Âu cho một số công ty quốc tế lớn nhất, bao gồm Google, Apple và Facebook. Đề xuất thuế tối thiểu mới đây của nhóm G7 có mục đích ngăn các công ty sử dụng khu vực pháp lý thuế thấp để cắt giảm hóa đơn thuế, đồng thời ngăn các quốc gia vì cạnh tranh mà đưa ra thuế suất thấp hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính của Ireland Paschal Donohoe đã lập luận rằng cạnh tranh thuế là công cụ hợp pháp cho các quốc gia nhỏ hơn, vốn không có được nhiều nguồn lực như các quốc gia lớn. Ông Paschal Donohoe đã cam kết sẽ tìm các lĩnh vực chính sách khác để đảm bảo Ireland vẫn là "nơi rất hấp dẫn" đối với đầu tư quốc tế.
Theo Giám đốc điều hành của TaxWatch George Turner, có lẽ những thiên đường thuế như Bermuda, nơi các công ty không phải trả thuế, sẽ gặp nhiều rủi ro hơn trong thời gian tới khi cập nhật thuế quốc tế thay đổi. "Tôi nghĩ trò chơi đã kết thúc ở những thiên đường thuế 0% như Bermuda", ông George Turner nói.
Ông Donald Trump muốn phá bỏ độc quyền của Big Tech Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc các hãng công nghệ lớn hủy hoại đất nước và yêu cầu phá bỏ thế độc quyền của họ. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Bắc Carolina, Mỹ hôm 5/6. Hôm 5/6 (giờ địa phương), ông Donald Trump có bài phát biểu tại Hội nghị Đảng Cộng hóa Bắc Carolina. Tại đây, ông chỉ...