Mỹ sở hữu 2 siêu máy tính mạnh nhất thế giới
Hai siêu máy tính mạnh nhất có tên Summit và Sierra đều sử dụng công nghệ do IBM phát triển và đặt tại Mỹ.
Summit là siêu máy tính mạnh nhất toàn cầu từ tháng 6/2018. Cỗ máy này đạt tốc độ xử lí 122,3 petaflop/giây trong bài kiểm tra toán học LINPACK. Mỗi petaflop tương đương một nghìn tỉ phép toán. Kể từ thời điểm đó, Summit tiếp tục được nâng cấp thêm. Sức mạnh của nó đã đạt đến 143,5 petaflop/giây, đứng đầu trong danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
Hai siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay đều đặt ở Mỹ. Ảnh: The Verge.
Trong khi đó, Sierra ở ngay phía sau với việc được trang bị 1,6 triệu nhân xử lí, ít hơn khá nhiều so với 2,4 triệu nhân của Summit. Cả hai siêu máy tính này đều cùng sử dụng công nghệ do IBM phát triển, đó là vi xử lí IBM Power9 và chip đồ họa Nvidia Tesla V100.
Siêu máy tính của Trung Quốc có tên Sunway TaihuLight vừa được nâng cấp sức mạnh từ 71,6 petaflop/giây lên mức 94,6 petaflop/giây nhưng vẫn phải xếp sau Sierra.
Chính quyền Mỹ đã chi nhiều tiền cho việc phát triển các siêu máy tính. Gần đây nhất, trong năm 2017 chính phủ đã đầu tư 258 triệu USD cho IBM, Cray, AMD, Intel và Nvidia để xây dựng các siêu máy tính có sức mạnh tính toán cao hơn.
Video đang HOT
Siêu máy tính có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như dự báo thiên tai, nghiên cứu phả ứng hạt nhân, điều trị bệnh ung thư…
Trong danh sách 10 siêu máy tính hàng đầu thế giới hiện nay, Mỹ chiếm áp đảo khi sở hữu đến một nửa, phần còn lại thuộc về Trung Quốc với 2 siêu máy tính; Hà Lan, Nhật Bản và Đức mỗi quốc gia sở hữu 1 siêu máy tính còn lại trong top 10.
Top 500 siêu máy tính toàn cầu có đặc điểm chung là đều dùng vi xử lí của Intel và chip đồ họa có nhân do Nivdia cung cấp.
Theo Báo Mới
Siêu máy tính giống não người nhất thế giới
Các nhà khoa học vừa khởi động 'bộ não' lớn nhất trên thế giới: Một siêu máy tính bao gồm 1 triệu bộ vi xử lý kết hợp với 1.200 bảng mạch nối lại thành mạng để hoạt động như một bộ não người.
Mô phỏng các mạch trong máy tính
Được hoàn thành sau 10 năm, đây là máy tính mô phỏng thần kinh lớn nhất thế giới. Mang tên gọi là Spiking Neural Network Architecture (hay gọi ngắn là SpiNNaker), siêu máy tính được đặt tại ĐH Manchester ở Anh và đang khiến ta phải "cân nhắc lại về cách hoạt động của các máy tính thông thường", theo như tuyên bố của Steve Furber, Giáo sư về kỹ thuật máy tính tại ĐH Manchester và là thành viên của dự án.
Nhưng SpiNNaker không chỉ "suy nghĩ" như một bộ não. Nó tạo dựng mô hình của các tế bào thần kinh có trongbộ não người và mô phỏng được nhiều nơron thần kinh trong thời gian thực hơn bất kỳ máy tính nào khác tồn tại trên Trái đất.
"Nhiệm vụ chính của nó là hỗ trợ các mô hình từng phần của bộ não người: Ví dụ như mô hình vỏ não, mô hình hạch nền hay mô hình về các khu vực là biểu thị điển hình của mạng lưới nơron thần kinh", theo thông tin mà GS Furber chia sẻ.
Từ tháng 4/2016 cho tới nay, SpiNNaker sử dụng 500 nghìn bộ vi xử lý để mô phỏng hoạt động của tế bào thần kinh nhưng gần đây đã được nâng cấp gấp đôi dung lượng, theo như GS Furber giải thích.
Với sự hỗ trợ từ Dự án Não người của khối Liên minh châu Âu (EU) - nơi đặt ra mục tiêu là xây dựng thành công bộ não con người ảo, SpiNNaker sẽ tiếp tục cho phép các nhà khoa học tạo ra các mô hình não chi tiết. Nhưng giờ đây nó đủ khả năng để thực hiện 200 nghìn tỷ hành động trong cùng một thời điểm.
Trong khi một số siêu máy tính khác có thể sánh ngang SpiNNaker về số lượng bộ vi xử lý, điểm vượt trội mà chỉ SpiNNaker sở hữu là cơ sở hạ tầng đặc biệt sử dụng để kết nối 1 triệu bộ vi xử lý trên.
Trong bộ não người, 100 tỷ tế bào thần kinh đồng loạt bắn và truyền tín hiệu tới hàng ngàn địa điểm. Kiến trúc của SpiNNaker hỗ trợ một cấp độ giao tiếp đặc biệt giữa các bộ vi xử lý của nó, hoạt động giống như mạng lưới thần kinh của bộ não vậy.
Trước đây, khi SpiNNaker mới chỉ hoạt động với 500 nghìn bộ vi xử lý, nó đã mô hình hóa được 80 nghìn tế bào thần kinh trong vỏ não - nơi kiểm duyệt dữ liệu đến từ các giác quan. Một mô phỏng khác của SpiNNaker về hạch nền - khu vực bị ảnh hưởng bởi căn bệnh Parkinson mang tiềm năng đưa chiếc siêu máy tính trở thành một công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu về căn bệnh não này.
SpiNNaker cũng có thể điều khiển 1 robot di động mang tên gọi là SpOmnibot. Robot có nhiệm vụ sử dụng máy tính để diễn giải dữ liệu thông qua cảm biến thị giác của robot và thực hiện các lựa chọn điều hướng trong thời gian thực.
Với toàn bộ sức mạnh tính toán và khả năng giống với não người như vậy, SpiNNaker đã tiến tới mức nào trong việc hoạt động như một bộ não người thực sự? Hiện tại, việc mô phỏng chính xác bộ não người vẫn hoàn toàn là không thể, theo như Furber cho biết. Một siêu máy tính tân tiến như
SpiNNaker cũng chỉ có thể quản lý được một phần nhỏ của toàn bộ thông tin thực hiện được bởi một bộ não người và chặng đường để các siêu máy tính có thể tự suy nghĩ vẫn còn rất dài.
"Ngay cả với 1 triệu bộ vi xử lý, chúng tôi chỉ có thể tiếp cận tới 1% quy mô của bộ não người, và đó là đã đơn giản hóa rất nhiều giả định" - ông Furber cho biết. Tuy nhiên, SpiNNaker có thể mô phỏng hoàn toàn chức năng của 1 bộ não chuột vì kích thước của nó chỉ bằng 1/1.000 bộ não người.
Theo Lê Hà -Livescience
IBM thâu tóm Red Hat với giá 33,4 tỉ USD Thương vụ thâu tóm nhà sản xuất phần mềm Red Hat là một phần trong nỗ lực lớn của hãng IBM để bắt kịp nhiều công ty đối thủ trong mảng kinh doanh đám mây. Ảnh: Bloomberg Bloomberg trích thông tin hai doanh nghiệp đưa ra hôm nay 29.10 cho biết International Business Machines Corp. (IBM) sẽ chi tiền mặt để mua hãng...