Mỹ sẽ triển khai luân phiên ‘lá chắn’ Patriot tại Ba Lan
Tư lệnh lực lượng tên lửa vũ trụ chiến lược Mỹ David Mann cho biết, Ba Lan đã đề nghị được cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Patriot.
Phát biểu trước Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ ngày 25/3, ông Mann cho biết Ba Lan đã đưa ra đề nghị muốn sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trong bối cảnh nước này đang hoàn tất chương trình phòng thủ tên lửa phức hợp trị giá 10 tỉ USD. “Điều mà họ (Ba Lan) đề cập với với chúng tôi không phải là bổ sung thêm tiềm lực cho hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ (Aegis Ashore), mà họ nói đến Patriot”, Tư lệnh Mann nói.
Khẩu đội tên lửa Patriot triển khai tại Ba Lan phục vụ diễn tập. Ảnh: AP
Theo dự kiến, Ba Lan sẽ hoàn tất lắp đặt hệ thống Aegis Ashore vào cuối năm 2018, khoản đầu tư được ông Mann mô tả là “một chương trình mua sắm lớn, trị giá tới 10 tỉ USD cho chương trình phòng thủ tên lửa phòng không hỗn hợp”. Ông cũng nói rằng, lý do Ba Lan muốn có hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot vì loại vũ khí đất đối không này có độ chính xác cao, ưu việt hơn so với các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo khác.
Video đang HOT
Theo Tư lệnh lực lượng tên lửa vũ trụ Mỹ, phía Ba Lan đã được thông báo về số lượng Patriot có trong kho, “ở mức thấp, không còn nhiều”. Thay vì cung cấp, Mỹ đề xuất khả năng triển khai luân phiên Patriot trên đất Ba Lan, cũng như đưa hệ thống này vào các cuộc tập trận quân sự. Trên thực tế, Mỹ đã điều một khẩu đội Patriot tới Ba Lan tham gia cuộc diễn tập quân sự diễn ra vào cuối tháng này.
Theo Tin Tức
Nga dọa tấn công hạt nhân nếu Đan Mạch tham gia lá chắn tên lửa NATO
Đại sứ Nga tại Đan Mạch ngày 21/3 tuyên bố hải quân Đan Mạch có thể bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân nếu nước này tham gia lá chắn tên lửa của NATO. Đan Mạch đã phản ứng giận dữ trước bình luận này.
Một tàu chiến của Đan Mạch (Ảnh: AFP)
Ông Mikhail Vanin đưa ra bình luận trên trong một bài viết trên nhật báo Đan Mạch Jyllands-Poste, gây ra phản ứng giận dữ trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây ngày càng leo thang.
"Tôi không nghĩ rằng người Đan Mạch hiểu rõ các hậu quả của những gì xảy ra nếu Đan Mạch tham gia lá chắn tên lửa do Mỹ đứng đầu" .
"Nếu điều đó xảy ra, các tàu chiến của Đan Mạch sẽ trở thành mục tiêu của các tên lửa hạt nhân Nga", ông Vanin viết.
Nga từ lâu đã phản đối lá chắn tên lửa của NATO, trong đó các quốc gia thành viên đóng góp radar và vũ khí để bảo vệ châu Âu khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa. Dự án khởi động vào năm 2010 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầy đủ năm 2025.
Đan Mạch đã cam kết cung cấp 1 hoặc nhiều hơn các tàu khu trục được trang bị radar tiên tiến để theo dõi các tên lửa đang tiến lại gần.
Phản ứng trước bình luận của Đại sứ Nga, Chủ tịch phụ trách các vấn đề đối ngoại của quốc hội Đan Mạch, bà Mette Gjerskov, cho hay tuyên bố của ông Vanin "mang tính đe dọa và không cần thiết" vì lá chắn tên lửa chỉ đơn giản là một "cảnh báo xâm nhập" và không gây nguy hiểm đối với Nga.
Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard nói các bình của ông ông Vanin "không thể chấp nhận được" và "hoàn toàn không thích hợp".
Căng thẳng giữa Nga và các quốc gia bắc Âu đã gia tăng trong những năm gần đây do báo cáo về sự gia tăng các vụ xâm nhập của không quân Nga trong khu vực Baltic.
Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu của NATO đặt trụ sở ở Ramstein, Đức kể từ năm 2012.
Hệ thống bao gồm tàu chiến phá hủy tên lửa của Mỹ tại Tây Ban Nha, các hệ thống phủ thủ tên lửa Patriot tại Thổ Nhĩ Kỹ, các hệ thống radar đặt trên tàu do vài quốc gia thành viên đảm nhiệm và các tên lửa đánh chặn được lên kế hoạch ở Romania.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Một tháng thực hiện thỏa thuận Minsk2: Súng sắp nổ trở lại Tổng thống Ukraine Poroshenko nói sai nhiều điều, nhưng nói đúng một điều: thỏa thuận Minsk 2 chỉ khiến cuộc chiến ở nước này tạm dừng... Ukraine nghỉ giữa hiệp 0h ngày 15/2/2015, thỏa thuận Minsk 2 chính thức có hiệu lực. Theo thỏa thuận này, các bên phải chấm dứt ngay lập tức các hành động giao tranh, rút vũ khí hạng...