Mỹ sẽ trang bị vũ khí đến tận chân răng cho Ấn Độ
Hiện nay, nhiều bằng chứng rõ ràng chứng tỏ, Mỹ không khó chịu trước sự trỗi dậy với tư cách là cường quốc toàn cầu của Ấn Độ. Đầu tiên là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ấn Độ. Tiếp đến là lời hứa của ông chủ Nhà Trắng sẽ ủng hộ Ấn Độ tìm kiếm một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Thêm vào đó là việc bán các loại vũ khí công nghệ cao cho Ấn Độ, một hành động Mỹ chỉ dành cho đồng minh thân cận nhất của mình.
Israel và Mỹ đã đi trước Nga, trở thành các nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ sau nhiều sự trì hoãn và mức giá leo thang sau mỗi lần ký hợp đồng quân sự với Nga. Đây là bài học đầy cay đắng Nga nhận được sau khi đã để mất hàng tỷ đôla cho các nước đối thủ đúng vào thời điểm Nga rất cần nguồn ngân sách này để trang trải cho cơ sở công nghiệp quân sự của mình. Các lệnh trừng phạt gần đây của quốc tế nhằm vào Nga do Mỹ dần đầu không chỉ cô lập Nga mà còn đẩy Nga gần hơn Trung Quốc.
Các vũ khí Nga bán cho Pakistan
Kể từ khi đơn đặt hàng cuối cùng được giao cho Ấn Độ, Nga đã tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới cho các máy bay trực thăng quân sự, máy bay chiến đấu và xe tăng của mình. Pakistan đã lợi dụng mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Nga để đưa ra lời đề nghị mua các trực thăng tấn công Mi-35 của Nga. Lời yêu cầu này ngay lập tức được Nga đồng ý và hai bên đã đi đến ký kết thỏa thuận ngay sau khi lệnh cấm vận vũ khí chính thức được dỡ bỏ.
Ấn Độ đã từ chối trực thăng tấn công của Nga. Thay vào đó, nước này đã mua Apache Gunships và 15 trực thăng vận tải hạng nặng Chinooks do Mỹ sản xuất. Chỉ tính riêng thỏa thuận trực thăng này đã có giá trị 2,4 tỷ USD. Nói theo nghĩa đen, Nga đã đánh mất nguồn thu quan trọng từ Ấn Độ trước các đối thủ Trung Quốc và Pakistan.
Video đang HOT
Nga hiện vẫn cung cấp 75% các thiết bị quốc phòng của Ấn Độ, tiếp theo là Mỹ chiếm 7% và Israel chiếm 5 %. Nga cũng cung cấp các trợ giúp kỹ thuật thông qua một số chương trình chiến lược đã được phân cấp kỹ lưỡng hơn cho Ấn Độ, ví dụ như tàu ngầm tấn công nguyên tử hạt nhân.
Điều chỉnh chiến lược của Ấn Độ và Mỹ
Mỹ từng xem Ấn Độ là kẻ thù từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng trong những năm qua, Mỹ đã hỗ trợ Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự. Cách tiếp cận hung hăng của Trung Quốc trong các yêu sách lãnh thổ đã rung lên hồi chuông cảnh báo Mỹ, nước đang vô vọng tìm kiếm một đồng minh châu Á chống lại mối đe dọa Trung Quốc. Mỹ nhận ra rằng, Ấn Độ là nước duy nhất có thể lấp đầy khoảng trống và Mỹ đã bắt đầu thay đổi chính sách để lấy lòng Ấn Độ và hình thành một trật tự thế giới dân chủ mới.
Động thái chuyển chính sách đầu tiên là Thỏa thuận hạt nhân 123 cho phép Ấn Độ mua nhiên liệu hạt nhân phục vụ cho các nhà máy hạt nhân nguyên tử mà không cần ký Hiệp định Không phổ biến vũ khí (NPT). Việc này đã mang Mỹ và Ấn Độ đến gần nhau hơn và đặt nền tảng cho hợp tác quân sự sau này giữa hai nước. Trong thập niên vừa qua, Mỹ đã bán các vũ khí công nghệ cao cho Ấn Độ với số tiền 1 tỷ USD. Giai đoạn 2014 – 2015 sẽ chứng kiến sự phát triển của quan hệ Mỹ – Ấn Độ, từ mối quan hệ người mua – người bán đến mối quan hệ cùng thiết kế và cùng sản xuất hệ thống vũ khí.
Cả hai nước đều đang thực hiện một chương trình không gian rất sôi động và năm 2015 sẽ chứng kiến sự tập trung nguồn lực và tài sản của hai quốc gia nhằm phục vụ cho nhiệm vụ khám phá không gian chung. NASA và ISRO vừa khẳng định lại các dự án không gian vũ trụ chung trong những tháng tới.Các thỏa thuận cùng sản xuất hệ thống vũ khí tiên tiến sẽ thúc đẩy sự hội nhập sâu sắc hơn giữa quân đội Mỹ và Ấn Độ. Đây được xem như một phần trong mục tiêu lớn hơn về hợp tác quân sự, chiến lược, kinh tế và ngoại giao giữa hai nước. Sự hợp tác này cũng sẽ khám phá những tiềm năng của Ấn Độ với tư cách là một trung tâm sản xuất chi phí thấp và tạo ra sự thịnh vượng cho cả hai nước.
Mối quan hệ giữa một nền dân chủ lâu đời nhất và một nền dân chủ lớn nhất đang được cài đặt nhằm phát triển ngày càng mạnh mẽ và táo bạo hơn trong những năm sắp tới. Thủ tướng Modi đã tuyên bố “hiện đại hóa” lực lượng Ấn Độ là ưu tiên số 1 và ông cũng mong muốn tận dụng lời mời hợp tác cùng với các thỏa thuận chuyển giao công nghệ của Mỹ. Về mặt logic, đây là cách nhanh nhất để bắt kịp với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Sự kết thúc của phong trào Không liên kết:
Ấn Độ đang dần dần liên kết với các nước như Mỹ, Israel, Nhật Bản, Australia, Anh và Việt Nam, những nước đang có vấn đề với một Trung Quốc khó lường. Khái niệm Phong trào Không liên kết trong hành lang quyền lực của Delhi đang biến mất nhanh chóng và một trật tự thế giới mới sắp có hiệu lực.
Theo NTD
Công tố viên Crimea nói về vũ khí tối thượng của Nga
Công tố viên xinh đẹp của nước Cộng hòa tự trị Crimea, Natalia Vladimirovna Poklonskaya cho rằng, sức mạnh tinh thần đa dân tộc của nhân dân Nga là vũ khí độc đáo giúp Liên bang Nga trở thành một trong những cường quốc thế giới ở thời điểm hiện tại.
Hãng RIA Novosti ngày 20/11 dẫn lời Công tố viên Natalia Vladimirovna Poklonskaya cho biết: "Mọi người đều biết rằng, một trong những thứ vũ khí độc đáo duy nhất, mà không một quốc gia nào trên thế giới có thể bán, mua, chuyển nhượng - đó là sức mạnh tinh thần đa dân tộc của người Nga chúng tôi".
Công tố viên xinh đẹp của nước Cộng hòa tự trị Crimea, Natalia Vladimirovna Poklonskaya
Theo Công tố viên Poklonskaya, thứ vũ khí này giải thích lý do vì sao mà không một quốc gia nào dám thách thức nước Nga.
Natalia Poklonskaya nhậm chức Công tố viên Crimea vào ngày 11/3, sau khi nước Cộng hòa tự trị này ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Liên bang Nga.
Natalia Poklonskaya miêu tả việc thay đổi chính phủ tại Kiev là một "chính biến bất hợp pháp". Chính phủ lâm thời Ukraine đã bãi bỏ cấp bậc "cố vấn tư pháp" của Natalia.
Ngày 19/3, Natalia Poklonskaya lần đầu xuất hiện trước giới truyền thông quốc tế sau khi được bổ nhiệm. Ngay lập tức, những hình ảnh về nữ Công tố viên Crimea xinh đẹp này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Ngày 26/3, Natalia Poklonskaya bị chính quyền lâm thời Ukraine buộc tội "đồng phạm và tham gia các hoạt động với mục đích thay đổi hoàn toàn hệ thống Hiến pháp và thâu tóm quyền lực".
Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cũng cáo buộc Natalia Poklonskaya vi phạm điều 109 của Bộ luật Hình sự, quy định về tội "Lật đổ chính quyền".
Số điện thoại của Cơ quan An ninh Ukraine được trở thành đường dây nóng cho việc cung cấp thông tin về nữ Công tố viên Crimea.
Tuy nhiên, ngày 2/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Natalia Poklonskaya chính thức giữ cương vị Công tố viên Cộng hòa tự trị Crimea, một chủ thể thuộc Liên bang Nga, bất chấp sự phản đối của chính quyền Ukraine và phương Tây.
Theo Tiền Phong
Báo Anh: Nga diễn tập "tam giác hạt nhân chiến lược" Nga đã bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cả trên đất liền và trên biển, cho 5 cụm máy bay diễn tập ở khắp các vùng biển cả Âu và Á... Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M Nga (ảnh tư liệu) Mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 7 tháng 11 đưa tin, từ ngày 28 tháng 10 trở...