Mỹ sẽ tái trang bị máy bay tàng hình F-117?
Một số chuyên gia cho rằng, việc máy bay F-117 cất cánh sau một thời gian dài ngừng hoạt động có thể là hoạt động chuẩn bị tái phục vụ.
Một số chuyên gia cho rằng, việc máy bay F-117 cất cánh sau một thời gian dài ngừng hoạt động có thể là hoạt động chuẩn bị tái phục vụ.
Trang mạng The Aviationist gần đây đã đăng tải thông tin khá chấn động, theo đó, dựa trên các hình ảnh được chụp tại trung tâm thử nghiệm không quân Tonopah Range vào tháng trước cho thấy máy bay chiến đấu tàng hình F-117 Nighthawk của Không quân Mỹ vốn đã được cho nghỉ hưu hơn 6 năm bất ngờ cất cánh trở lại.
Thông tin trên đã làm dấy lên một số đồn đoán về việc Không quân Mỹ đang âm thầm tái sử dụng lại huyền thoại một thời của mình cho các nhiệm vụ khác. Đơn cử như thử nghiệm một hệ thống radar mới có khả năng phát hiện các máy bay chiến đấu tàng hình của đối phương, hay sử dụng F-117 như một mẫu UCAV tấn công với hệ thống lái điều khiển từ xa.
Tuy nhiên giải thuyết được nhắc tới nhiều nhất là việc Quân đội Mỹ đang tiến hành hiện đại hóa F-117, trước khi đưa nó vào hoạt động trở lại.
Không quân Mỹ đang tiến hành kiểm tra khả năng hoạt động toàn bộ phi đội F-117 của mình sau một thời gian dài ngưng hoạt động.
Nhưng theo giải thích của Không quân Mỹ thì, đây chỉ là một hoạt động kiểm tra an toàn bay thông thường, và những chiếc F-117 vẫn được xét vào diện các máy bay chiến đấu được lưu trữ cho đến khi được lệnh tái hoạt động trở lại. Theo đó qui trình lưu trữ trên sẽ kéo dài tầm 4 năm, sau đó các máy bay sẽ được tiến hành tái kiểm tra khả năng hoạt động của mình trong khoảng thời gian từ 30-120 ngày.
Thông tin trên cũng được chuyên gia quân sự hàng đầu người Ba Lan – Dziennik Zbrojny xác nhận. Ông này cũng cho rằng việc những chiếc F-117 xuất hiên trở lại trên bầu trời Tonopah Range, chỉ đơn thuần là kiểm tra khả năng hoạt động những chiếc máy bay này.
Phi đội F-117 Nighthawk của Không quân Mỹ được chính thức ngưng sử dụng vào năm 2008 và vẫn được lưu trữ như một mẫu máy bay chiến đấu bổ sung trong các trường hợp cần thiết.
Video đang HOT
Có hay không việc Quân đội Mỹ tái sử dụng một mẫu máy bay tàng hình lỗi thời như F-117, nhất là trong bối cảnh cắt giảm ngân sách hiện tại?
Phân tích
Tuy nhiên giới phân tích đều thấy làm lạ khi một mẫu máy bay lỗi thời như F-117, được phát triển vào những năm 1970 và trang bị chính thức vào năm 1983 lại được bảo dưỡng định kỳ để có thể hoạt động được trong tương lai. Trong khi Không quân Mỹ đang phải đau đầu tìm cách loại bỏ hàng trăm chiếc máy bay chiến đấu có trong biên chế.
Có thể nhắc tới số phận của mẫu máy bay cường kích A-10 Thunderbolt như một ví dụ điển hình, khi Không quân Mỹ quyết định loại bỏ mẫu máy bay này để tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm trong khi vai trò của nó trên chiến trường khó có mẫu máy bay nào thay thế được. Mặt khác, Không quân Mỹ lại chi tiền để cứu vãn một mẫu máy bay tàng hình tồn tại không ít nhược điểm, chi phí tốn kém như F-117.
Mặc dù chỉ là mới chỉ là lời đồn đoán nhưng thông tin về việc Quân đội Mỹ muốn tái sử dụng F-117 hoàn toàn có cơ sở, nhất là khi đây không phải lần đầu tiên thấy F-117 xuất hiện trở lại trong vòng 6 năm qua với tần suất hơi nhiều so với việc kiểm tra khả năng hoạt động thông thường.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Mỹ - Trung so kè căng thẳng vì tiêm kích tàng hình
Với việc Trung Quốc có thể sản xuất ra được máy bay tàng hình, đã có những quan ngại về sự xuất hiện của đối trọng với mẫu máy bay F-35 tối tân của Mỹ.
Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Các quan chức Lầu Năm Góc lo sợ rằng, mẫu máy bay tàng hình mới của Trung Quốc sẽ bắt kịp các mẫu của Mỹ trong tương lai. Trung Quốc đã trình bày máy bay tàng hình Shenyang J-31 mới nhất tại triển lãm hàng không Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông. Để cạnh tranh, Lầu Năm Góc cần phải tiếp tục mua F-35 và phát triển những mẫu máy bay mới để chống lại những nguy cơ mới đang xuất hiện.
Một quan chức quân sự cấp cao Mỹ với hiểu biết sâu sắc về các loại máy bay thế hệ thứ năm nói rằng: "Máy bay J-31, cùng với J-20 (một mẫu máy bay tàng hình Trung Quốc khác) là minh chứng xác thực của nỗ lực từ phía Trung Quốc nhằm chống lại lợi thế đáng kể mà Mỹ có với các loại máy bay F-22 và F-35. Họ hiểu rằng máy bay thế hệ thứ tư như F-15, F-16, F/A-18, Su-27 v.v... đang nhanh chóng trở nên lạc hậu. Để có thể tham gia cuộc chiến, họ biết họ cần máy bay thế hệ thứ năm".
Một vài phi công dày dạn kinh nghiệm của Mỹ tin rằng J-31, được cho là dựa trên những công nghệ bị đánh cắp từ F-22 và F-35 bởi nhiều quan chức quân sự, rồi sẽ ngang bằng với các phi cơ chiến đấu của Mỹ.
"Tôi nghĩ rằng dần dần chúng sẽ ngang cơ với máy bay thế hệ thứ năm của chúng ta,chắc chắn là vậy, bởi gián điệp công nghệ hiện rất phổ biến", một phi công đã làm quen với F-35 trả lời USNI News.
Ngay cả khi J-31 vẫn chưa hoàn toàn ngang bằng 100% với F-22 hay F-35, máy bay Trung Quốc có thể gây ra thiệt hại về tài chính cho Không quân Mỹ.
Một quan chức cấp cao của Không lực Mỹ cho biết: "Tôi nghĩ chúng tôi vẫn có thể giữ được lợi thế tương đối trong chiến đấu trong một thời gian, nhưng lợi thế tương đối này cũng đồng nghĩa với tổn thất ngân sách khá lớn và ít phương án chiến đấu hơn. Giả dụ, một F-22 khi đối đầu với máy bay địch ở một vị trí không có SAM (tên lửa đất đối không) có tỉ lệ bắn hạ nhiều nhất là 30:1 đối với các loại máy bay như Su-30 hay J-11 (nghĩa là cứ 1 máy bay F-22 có thể hạ được 30 máy bay địch). Nếu J-20 và J-31 xuất hiện, ngay đến tỉ lệ bắn hạ 3:1 cũng đã tiêu tốn rất nhiều chi phí".
Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển J-31 để có thể đuổi kịp F-35 của Mỹ. Ảnh: Infonet Trung Quốc đang phát triển J-20 và J-31 bởi vì F-22 và F-35 hiện đang vượt trội quá nhiều so với các loại máy bay chiến đấu hiện nay. Bản thân phía Trung Quốc không hề muốn mình phải mất đến 30 phi cơ chỉ để hạ được một chiếc F-22.
Quan chức Không quân trên nói thêm: "Đối thủ hiểu được tình hình hiện tại và đang nỗ lực hết sức để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn mà chúng tôi đã làm được, bằng cách đầu tư vào những mẫu máy bay mới. Chúng là đại diện cho những cố gắng để tạo ra thế cân bằng trên bầu trời của Trung Quốc".
Ông này cũng bày tỏ ý kiến rằng việc Trung Quốc đang chế tạo những phi cơ như J-20 và J-31 cho thấy Lầu Năm Góc cần phải có F-35. Ông nói: "Sự tồn tại của máy bay J-31 phải khiến bất cứ ai còn nghi ngờ về sự cần thiết của F-35 suy nghĩ lại. Cho dù bất kỳ những chỉ trích nào mà anh nghe được về chiếc Raptor (F-22) hay Lightning (F-35), chúng là những khí tài tuyệt vời vượt trội hơn bất cứ thứ gì đang bay trên thế giới hiện nay về mọi mặt. Có thể chúng phức tạp, đắt đỏ và vẫn còn mới, nhưng chúng là bước nhảy vọt so với bất kỳ máy bay chiến đấu mà chúng ta có".
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng mặc dù J-31 có vẻ rất ấn tượng, có nhiều điều mà Mỹ vẫn chưa biết về khả năng của nó. "Ai cũng có thể chế tạo được phi cơ có thể bay nhanh và có thể tàng hình," ông nói. "Chiếc J-31 trông rất đẹp, mặc dù ai cũng thấy được rằng họ đã bắt chước F-35".
Với tốc độ và khả năng cơ động, đặc biệt rất đáng gờm trong các cuộc không chiến và bổ nhào, chiến đấu cơ Corsair nhanh chóng chứng minh khả năng vượt trội.
Thời gian cần thiết để phát triển máy bay tàng hình là rất lâu, phần lớn không phải là bởi chiếc máy bay, mà là do rađa và các hệ thống cảm biến trong khoang lái máy bay. Phát triển và hoàn thiện những công nghệ này cần rất nhiều thời gian. Thêm nữa, để hoàn thiện sản xuất những chiếc phi cơ chiến đấu phức tạp như F-22 hay F-35, công ty chế tạo cũng cần có thời gian.
Quan chức của Không lực Mỹ ở trên cho biết: "Đặc điểm ấn tượng nhất và quan trọng nhất của phi đội máy bay thế hệ kế tiếp của chúng tôi là những cái bên trong, bao gồm cảm biến tổng hợp và ưu thế về thông tin. Chúng tôi không phát triển những công nghệ này trong một ngày. Chúng tôi đã phải mất nhiều thời gian để đạt được thành công ngày hôm nay, đó là lý do vì sao khí tài của chúng tôi vẫn có khoảng cách lớn so với các nước."
Tuy nhiên. Trung Quốc sẽ dần dần hoàn thiện J-20 và J-31, đó chỉ là vấn đề thời gian. Quan chức trên nói: "Ngày nào đó họ cũng sẽ làm được. Có thể không phải ngày mai hay ngày kia, nhưng sự xuất hiện của những chiếc máy bay khiến bạn phải thừa nhận về khả năng của người Trung Quốc".
Lầu Năm Góc cũng không chịu ngồi trên vinh quang của chính mình. Không quân và Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch phát triển máy bay thế hệ mới để khôi phục sức mạnh của Mỹ. Chương trình của Không quân có tên gọi là F-X, hướng tới việc thay thế phi cơ siêu tối tân F-22 bằng mẫu máy bay mới tốt hơn. Trong khi đó, Hải quân đang nghiên cứu chế tạo các loại phi cơ F/A-XX để thay thế Boeing F/A-18E/F Super Hornet hiện có.
"Dự án F-X sẽ đưa lực lượng trở về lợi thế áp đảo trước đây... Hy vọng rằng chúng cũng khiến phe địch tiềm tàng không sử dụng được lựa chọn quân sự", quan chức Không lực trên nói. Tầm nhìn chiến lược của Không lực Mỹ rất rõ ràng: phi cơ mới sẽ không nhắm đến các loại phi cơ hiện có của Trung Quốc, mà hướng đến những máy bay họ sẽ sản xuất trong tương lai. "F-X được chú trọng vào các loại khí tài sau J-20 và J-31 nói riêng và có thể hoạt động trong khu vực chiến đấu ngặt nghèo, có tên lửa đất đối không trong tương lai nói chung".
Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, Trung Quốc khoe mẫu phi cơ tiêm kích J-10 trong triển lãm hàng không lớn nhất châu Á nhằm thúc đẩy tham vọng không gian.
Theo_Zing News
Trung Quốc khoe 'vũ khí chết chóc' trên tàu sân bay Tờ Want China Times dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc nói J-31 cùng với J-15 sẽ là vũ khí chết chóc trên tàu sân bay của quân đội nước này. Theo Want China Times, nhiều chuyên gia quân sự gọi J-31 là &'Chim cắt phương Bắc' là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 cỡ trung, trang bị động cơ...