Mỹ sẽ kiên nhẫn rình ‘con mồi’ Trung Quốc?
Bộ Quốc phòng Mỹ dành nhiều năng lượng đối phó với mối đe dọa Trung Quốc hơn là so với mối đe dọa từ Nga.
Đáng gờm hơn Nga
Trang Foreign Policy của Mỹ mới đây đăng bài phân tích của tác giả Robert Kaplan, trong đó dẫn ra nhận định: “Chúng ta sẽ đấu với Trung Quốc như thế nào. Cuộc cạnh tranh quân sự của Mỹ với Trung Quốc sẽ xác định thế kỷ 21. Và Trung Quốc sẽ là một đối thủ đáng gờm hơn Nga trước đây”.
Theo bài viết, Mỹ và Trung Quốc sẽ bị mắc kẹt trong một cuộc cạnh tranh trong nhiều thập kỷ. Nhưng Washington có thể giành chiến thắng nếu kiên nhẫn hơn Bắc Kinh.
Bài viết khẳng định cuộc chiến tranh lạnh mới này sẽ kéo dài hàng thập kỷ dù Mỹ và Trung Quốc có ký kết được thỏa thuận thương mại và lãnh đạo hai nước có tươi cười trước ống kính. Trong khi đa số, đặc biệt là cộng đồng kinh doanh và tài chính muốn phủ nhận cuộc chiến này thì các tướng lĩnh và các nhà chiến lược lại hiểu rõ.
Mỹ và Trung Quốc đang ở trong một cuộc chiến tranh lạnh mới?
Nguyên nhân là là do những khác biệt rõ ràng và căn bản giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng hầu như không thể được xử lý thông qua các cuộc đàm phán và không bao giờ thực sự giảm đi.
Người Trung Quốc cam kết đẩy lực lượng hải quân và không quân Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương, trong khi quân đội Mỹ quyết tâm ở lại. Bộ máy quốc phòng của Mỹ, cả trong lực lượng quân sự lẫn dân sự, coi Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương của mọi thời đại: Chứng kiến Phó Đề đốc Matthew Perry buộc Nhật Bản phải mở cửa về thương mại vào năm 1853, việc Mỹ chinh phục và chiếm đóng Philippines bắt đầu vào năm 1899, cuộc đổ bộ đẫm máu của lính thủy đánh bộ lên một rất nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II…
Ngày nay, điều quan trọng hơn cả đối với Mỹ là các liên minh hiện tại của Washington trải dài từ Nhật Bản đến Australia. Theo tác giả Kaplan, đây là một cam kết cảm tính cũng như mang tính lịch sử.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, trên thực tế, Bộ Quốc phòng Mỹ dành nhiều năng lượng đối phó với mối đe dọa Trung Quốc hơn là so với mối đe dọa từ Nga. Trong con mắt người Mỹ, Trung Quốc, với khả năng linh hoạt của một cường quốc công nghệ mới nổi, sẽ bắt kịp và có thể vượt qua Mỹ về mạng 5G và hệ thống chiến đấu kỹ thuật số. Do đó, Trung Quốc là mối đe dọa dần lớn mạnh mà quân đội Mỹ hiện nay đang tự chống lại.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Liên quan tới cuộc chiến thương mại hiện nay, Kaplan nhận định, điều thực sự khiến người Mỹ tức giận chính là cách Trung Quốc làm ăn kinh doanh: đánh cắp quyền ở hữu trí tuệ, có được công nghệ nhạy cảm thông qua việc mua lại doanh nghiệp, hợp nhất các lĩnh vực công và tư nhân để các công ty của họ có một lợi thế không công bằng, thao túng tiền tệ…
Video đang HOT
Do đó, các cuộc đàm phán thương mại tuy thành công nhưng sẽ không bao giờ có thể thay đổi những nguyên tắc căn bản đó. Trung Quốc có thể chỉ điều chỉnh những phần không mấy quan trọng trong mô hình kinh doanh của mình.
Kiên nhẫn rình mồi?
Tác giả người Mỹ cho rằng, với việc trật tự thế giới tự do đang suy yếu, một kỷ nguyên kình địch địa chính trị mang tính lịch sử bình thường hơn đã bắt đầu, và những căng thẳng thương mại chỉ đơn thuần là xuất hiện cùng với sự kình địch như vậy. Điều đó có nghĩa là những căng thẳng thương mại không thể tách rời những căng thẳng quân sự giữa hai nước.
Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng hiện nay, theo nhà phân tích Mỹ, là sự cứng rắn của Trung Quốc. Kaplan giải thích rằng, thay vì một nhóm các nhà kỹ trị bị ràng buộc bởi các quy tắc nghỉ hưu, giờ đây đã khác, giám sát việc kiểm soát suy nghĩ bằng phương tiện kỹ thuật số – trong đó có nhận diện khuôn mặt và theo dõi các kết quả tìm kiếm trên Internet của người dân.
Điều này khiến ngay cả các nhà lãnh đạo Mỹ cũng “khó chịu”, làm gia tăng khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc như giữa Mỹ và Liên Xô trước đây.
Theo Datviet
Đánh giá bất ngờ của Mỹ về công nghệ quân sự Trung Quốc
Trung Quốc sắp có được những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất thế giới và một số công nghệ của nước này hiện đã vượt qua các đối thủ, đánh giá do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 16/1 cho hay.
Tàu sân bay Liêu Ninh.
Trong báo cáo đánh giá dài hơn 100 trang về Trung Quốc, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ đã lưu ý về những nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc đối với hầu hết các lực lượng trên không, trên biển, trên đất liền và không gian.
Những nỗ lực hiện đại hóa quy mô lớn của Trung Quốc có thể kể đến như việc công bố tàu sân bay tự phát triển đầu tiên trong năm 2019, việc phát triển máy bay ném bom có thể mang đầu đạn hạt nhân Hong-2...
200 tỉ USD phát triển vũ khí, hiện đại hóa quân đội
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ trong báo cáo có tên "Sức mạnh quân sự của Trung Quốc - Hiện đại hóa lực lượng để chiến đấu và chiến thắng" vừa được công bố cho biết, trong suốt hơn một thập kỷ qua, mức đầu tư cho lĩnh vực quân sự của Trung Quốc luôn năm sau cao hơn năm trước.
Trong đó, theo phía Mỹ, trong năm 2018, Bắc Kinh đã chi khoảng 200 tỉ USD để phát triển vũ khí và hiện đại hóa lực lượng quân đội nước này. Nhờ đó mà, theo nhận định của Mỹ, Trung Quốc đã có những bước tiến lớn về quân sự trong những năm gần đây.
Vẫn theo báo cáo, Trung Quốc đang phát triển các máy bay ném bom tàng hình tầm trung và tầm xa có thể tấn công các mục tiêu khu vực và toàn cầu. Những máy bay này sẽ có được năng lực tác chiến ban đầu vào năm 2025.
Báo cáo cũng nhận định rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng đồng nghĩa với việc nước này đang có được năng lực tiên tiến ở cả trên không, trên biển, trong không gian và không gian mạng, từ đó "cho phép nước này áp đặt ý chí ở khu vực".
Theo cơ quan tình báo của Mỹ, nhờ quy định của luật pháp trong nước về chuyển giao công nghệ, Trung Quốc hiện đang dẫn đầu về một loạt các công nghệ, trong đó có những thiết kế hải quân, tên lửa tầm trung và tầm ngắn, vũ khí siêu thanh, đặc biệt là các tên lửa đạn đạo.
"Kết quả của cách tiếp cận nhiều mặt để tiếp thu công nghệ này là quân đội Trung Quốc hiện đang sắp có được một hệ thống vũ khí hiện đại nhất trên thế giới. Ở một số lĩnh vực, nước này đã dẫn đầu thế giới", báo cáo do Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ thực hiện nhận định.
Sự tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển tên lửa đạn đạo được nhiều người xem là một phần lý do để Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn rút nước này khỏi Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã ký với Nga.
Tuy nhiên, theo một quan chức tình báo quốc phòng cấp cao của Mỹ, quân đội Trung Quốc sẽ cần một thời gian để có thể "lắp ráp" các vũ khí này lại và xử lý các chiến dịch tác chiến lớn, phức tạp. Trong báo cáo, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng năng lực quân sự của Trung Quốc vẫn còn hạn chế và lãnh đạo của nước này cũng không hề muốn xảy ra một cuộc chiến tranh với Mỹ.
Song, tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu và những công nghệ tiên tiến của Trung Quốc đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ cần phải để ý hơn tới đối thủ cạnh tranh chiến lược này trong những năm tới.
Năng lực chống vệ tinh đáng e ngại
Ngoài ra, báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ cũng nhấn mạnh đến năng lực chống vệ tinh của Trung Quốc. "Ngoài việc nghiên cứu và có thể là phát triển các thiết bị làm nhiễu vệ tinh, Trung Quốc có thể cũng đã có được những tiến bộ trong việc phát triển hệ thống tên lửa chống vệ tinh đã được nước này đưa vào thử nghiệm năm 2014.
Bắc Kinh cũng có thể đã thử nghiệm các công nghệ vũ trụ hữu dụng có thể đưa vào sử dụng trong các nhiệm vụ không gian", báo cáo cho hay. Theo một quan chức Mỹ, Trung Quốc rõ ràng đang tìm cách xây dựng năng lực không gian toàn diện, có thể đe dọa vệ tinh của Mỹ và các nước khác trong không gian.
Đây là báo cáo công khai đầu tiên của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ về kho vũ khí ý và những ý đồ của quân đội Trung Quốc. Kể từ năm 1981 đến nay, cơ quan này hàng năm đều công bố các báo cáo tình báo quốc phòng nhằm cung cấp cho công chúng cái nhìn rõ ràng hơn về những vấn đề được xem là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc
Hồi năm ngoái, họ cũng đã công bố một báo cáo tương tự về quân đội Nga. Bản báo cáo được công bố 5 tháng sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã công bố một báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Hai tuần trước, Quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan trong ngày đầu tiên làm việc được cho là đã yêu cầu các lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng tập trung vào một mục tiêu: "Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc".
Những phát hiện và kết luận của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ không khiến những nhà quan sát về Trung Quốc bất ngờ nhưng bản đánh giá đã cho thấy rõ những lo ngại hàng đầu của cơ quan này về các kế hoạch quân sự và vũ khí của Trung Quốc.
"Trong những năm tới, quân đội Trung Quốc nhiều khả năng sẽ còn phát triển mạnh hơn những thiết bị công nghệ tiên tiến và hiện đại mà nhiều nền quân sự hiện đại khác đang có. Họ sẽ đẩy mạnh việc phát triển các máy bay chiến đấu, tàu hải quân hiện đại, các hệ thống tên lửa, các thiết bị không gian và không gian mạng nhằm tái cấu trúc và đào tạo nhân lực để đối phó với những đe dọa trong thế kỷ 21 ở những vùng khu vực cách ra bờ biển của nước này", ông Dan Taylor, nhà phân tích tình báo quốc phòng cấp cao tại Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, cho biết, khi công bố bản báo cáo.
Sự nghi ngại Mỹ - Trung ngày càng lớn
Một ngày trước khi báo cáo trên được công bố, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã công bố một báo cáo, trong đó đánh giá về những nỗ lực mở rộng cả năng lực quân sự lẫn phi quân sự của Trung Quốc như các Sáng kiến Vành đai và con đường, chiến lược công nghiệp "Sản xuất tại Trung Quốc" và những tác động của các diễn biến này tới nước Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.
Theo báo cáo, Trung Quốc đang sử dụng mạng lưới quân sự và cơ sở hạ tầng ngày càng mở rộng của nước này để theo đuổi mục tiêu trở thành lãnh đạo toàn cầu.
Báo cáo đề cập đến những lo ngại về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và kinh tế của Trung Quốc cũng như việc lúc này tiếp cận công nghệ lưỡng dụng và quân sự nhằm thúc đẩy sự phát triển về mặt quân sự.
Điển hình, báo cáo cho hay, Trung Quốc đã sử dụng những công ty nhà nước hay các doanh nghiệp liên danh có liên quan đến nhà nước như China Telecom, China Unicom, China Mobile, Huawei và ZTE để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ mang tính ép buộc và đẩy nhanh cuộc đua chiếm vị trí siêu cường về công nghệ giữa nước này với Trung Quốc.
Các báo cáo trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 12/2017 tuyên bố chuyển lo ngại chính trong chính sách an ninh quốc gia của Mỹ từ chủ nghĩa khủng bố sang cuộc cạnh tranh chiến lược với các siêu cường là Trung Quốc và Nga. Kể từ đó, Nhà Trắng đã có một số biện pháp nhằm đối trọng với Trung Quốc, trong đó có cuộc chiến thương mại trị giá nhiều tỉ USD đang diễn ra hiện nay.
"Trung Quốc trong những năm gần đây đã mở rộng đáng kể tầm ảnh hưởng ở gần nước này, nơi các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và Biển Hoa Đông vẫn đang còn đó. Song, Bắc Kinh cũng đã mở rộng các hoạt động quân sự ở những khu vực xa đất liền của Trung Quốc", báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.
Bản báo cáo phản ánh quan điểm diều hâu đang ngày càng gia tăng trong chính phủ Mỹ. Quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan gần đây cũng đã kêu gọi giới chức Mỹ nỗ lực nhằm tăng cường tính cạnh tranh của Mỹ. Dù 2019 là năm đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung nhưng những trong tháng gần đây, sự nghi ngại và không tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên đang ngày càng gia tăng.
Mỹ hiện đã tạm thời đình chiến về thương mại với Trung Quốc theo một thỏa thuận đạt được hồi tháng 12/2018 nhưng Tổng thống Mỹ Donal Trump đến nay có rất ít dấu hiệu cho thấy ông sẽ mềm mỏng hơn trong cách tiếp cận với Trung Quốc.
Minh Ngọc
Theo Tintuc
Trung Quốc: Sếp đóng tàu sân bay Liêu Ninh đối mặt án tử hình Sếp phụ trách chính dự án đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể đối mặt với án tử hình vì cáo buộc chuyển giao bí mật của tàu Liêu Ninh cho gián điệp nước ngoài. Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: SCMP Báo South China Morning Post cho biết ông Tôn Ba, cựu tổng giám đốc Tập đoàn công...