Mỹ sẽ điều tra chống độc quyền với các ‘ông lớn’ công nghệ
Mỹ sẽ mở cuộc điều tra với các công ty công nghệ lớn để xem liệu họ có ‘bóp nghẹt’ sáng tạo hay kìm hãm cạnh tranh hay không, động thái được cho là nhắm vào Google, Facebook…
Thông báo được Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra hôm 23/7 trong bối cảnh sự chỉ trích đối với các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, Apple và Amazon ngày một gia tăng. Các công ty này bị cáo buộc kìm hãm sự cạnh tranh một cách bất hợp pháp, theo AFP.
Theo đó, bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ sẽ xem xét việc “các nền tảng trực tuyến hàng đầu thị trường có đạt được sức mạnh thị trường hay không và như thế nào” hay có tham gia vào việc “làm giảm sự cạnh tranh, bóp nghẹt sự sáng tạo hay gây tổn hại cho người tiêu dùng” hay không.
Bộ Tư pháp Mỹ sẽ điều tra về hành vi chống độc quyền của các công ty công nghệ lớn. Ảnh: AFP.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết các nhà điều tra đang hỏi ý kiến và lấy thông tin từ công chúng, bao gồm cả những người làm trong ngành.
Video đang HOT
Thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ không chỉ đích danh các công ty cụ thể nhưng có khả năng nhắm tới Google, Facebook và Amazon, những cái tên vốn thống trị các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế số, theo AFP. Chưa rõ liệu cuộc điều ra có nhắm tới Apple hay không.
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt mức phạt nặng đối với Google liên quan tới các cáo buộc lạm dụng vị trí thống trị của mình để chèn ép các đối thủ khác. Đồng thời, EU cũng mở một cuộc điều tra chính thức đối với “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon.
“Nếu không có kỷ luật về cạnh tranh thị trường lành mạnh, các nền tảng kỹ thuật số có thể hành động theo hướng không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”, Makan Delrahim, trợ lý bộ trưởng tư pháp Mỹ, phụ trách bộ phận chống độc quyền, nói.
Theo Zing
EU sắp mở cuộc điều tra chính thức nhằm vào Amazon
Amazon sẽ phải đối mặt với cuộc điều tra chính thức do Cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) tiến hành.
EU sắp mở cuộc điều tra chính thức có liên quan đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn Amazon
Trước đó, Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề cạnh tranh thương mại Margrethe Vestager cho biết, EU đã mở cuộc điều tra sơ bộ chống độc quyền có liên quan đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn thương mại điện tử Amazon.com Inc.
"Gã khổng lồ" này được cho là đã sử dụng dữ liệu của các nhà bán lẻ khác trên trang website của mình nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng so với các đối thủ. "Làm thế nào để họ xử lý dữ liệu mà họ nhận được từ những nhà bán lẻ nhỏ khác? Điều đó có cho họ một lợi thế không thể sánh được không?", bà Margrethe đặt câu hỏi.
Có thể thấy, châu Âu đang tiến hành những cuộc "tấn công" lớn vào các công ty công nghệ của Mỹ. Quyền lực quá lớn của các công ty công nghệ hàng đầu Mỹ như Google và Amazon, đang làm dấy lên các lo ngại độc quyền khiến các cơ quan quản lý ở EU phải vào cuộc.
Không chỉ vậy, Amazon cũng đang bị Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) theo đuổi các cáo buộc độc quyền. Các thượng nghị sĩ Mỹ thuộc cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ đều cho rằng việc giám sát tập đoàn này lẽ ra phải được tiến hành từ lâu.
Với mức lợi nhuận và lực lượng nhân sự khổng lồ, các tập đoàn lớn Amazon đang thống trị nhiều khu vực rộng lớn của nền kinh tế. Amazon, trên thực tế, đang thống trị ngành bán lẻ trực tuyến và việc nắm trong tay lương dữ liệu khổng lồ đã làm họ bị cáo buộc lạm dụng dữ liệu cá nhân của người dùng.
Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và các nhà bán lẻ đã nhiều lần phàn nàn Amazon sử dụng quyền lực và dữ liệu của bên thứ ba để bóp nghẹt cạnh tranh. Theo chuyên gia chống độc quyền Lin Khan chỉ ra, nếu Amazon phát hiện ra một mặt hàng thu hút người tiêu dùng từ bên thứ ba, công ty này có thể bán mặt hàng đó với giá thấp hơn.
"Amazon mời các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia bán trực tiếp cho khách hàng của mình trên Amazon.com thông qua một nền tảng được gọi là "Thị trường Amazon". Nhưng đồng thời, tập đoàn này cũng đã tạo ra hơn 100 thương hiệu của riêng mình và thường cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó", bà cho biết
Phát ngôn viên của Amazon cho biết công ty cấm các thương hiệu riêng của Amazon sử dụng dữ liệu cá nhân của từng doanh nghiệp để cạnh tranh với họ. Nhưng Amazon không nói gì về việc các thương hiệu của mình có thể sử dụng dữ liệu tổng hợp từ một nhóm doanh nghiệp bán cùng một sản phẩm hay không.
Do đó, bà Lina cho rằng, nếu coi Amazon là nhà bán lẻ, có thể lập luận rằng nhiều nhà bán lẻ khác, bao gồm Walmart và Target cũng phân tích xu hướng bán hàng trong cửa hàng của họ để thông báo việc tạo ra thương hiệu của riêng họ mà họ bán cùng với nhà cung cấp. Nhưng nếu coi "Thị trường Amazon" giống như một tiện ích nền tảng của Google thì hoàn toàn có thể đặt câu hỏi: Liệu Amazon có được phép cạnh tranh với khách hàng doanh nghiệp hay không?
Cả FTC và EU đều đang thu thập thông tin về các hoạt động khác của Amazon như Amazon Prime và Amazon Web Service. Và có một điều chắc chắn cho Amazon ngay bây giờ là đã đến lúc tập đoàn này sẽ phải đối mặt với cuộc điều tra của chính phủ. Và nếu điều này xảy ra, Amazon chắc chắn sẽ đối mặt với các tai tiếng, làm gia tăng sự ngờ vực của người dùng.
Theo viet nam net
EC phạt hãng chip Qualcomm 242 triệu euro vì chèn ép đối thủ Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan quản lý cạnh tranh của EU, đã cáo buộc Qualcomm định giá từ năm 2009 đến 2011 nhằm ngăn chặn cạnh tranh nhà sản xuất phần mềm điện thoại của Anh, Icera. (Nguồn: ZDNet) Ngày 18/7, Qualcomm, nhà sản xuất chip số 1 thế giới, đã bị phạt 242 triệu euro (272 triệu USD) vì chặn...