Mỹ sẽ đáp trả nếu Solomon cho Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự
Mỹ đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với chính phủ Quần đảo Solomon về thỏa thuận an ninh vừa được nước này bí mật ký kết với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ đáp trả tương ứng nếu quốc đảo Thái Bình Dương cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự.
Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Quần đảo Solomon của phái đoàn quan chức cấp cao của Mỹ do Đặc phái viên phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Kurt Campbell dẫn đầu, Nhà Trắng đã ra tuyên bố khẳng định Mỹ quan ngại về những nội dung không rõ ràng trong thỏa thuận an ninh vừa được Solomon và Trung Quốc ký kết.
Ông Kurt Campbell, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ảnh: News10
Tuyên bố của chính phủ Mỹ cho biết, trong cuộc gặp kéo dài 90 phút với Thủ tướng Manasseh Sogavare cùng với 20 thành viên Nội các của chính phủ Solomon, phái đoàn Mỹ đã bày tỏ quan ngại về mục đích, phạm vi và tính minh bạch của thỏa thuận an ninh Solomon – Trung Quốc. Mỹ nói rõ với Solomon rằng, nếu đây là những bước đi đầu tiên dẫn tới việc Trung Quốc bố trí lực lượng quân sự thường xuyên tại quốc đảo Thái Bình Dương thì Mỹ sẽ có đáp trả tương ứng.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp với các quan chức của Mỹ, Thủ tướng Sogavare một lần nữa khẳng định thỏa thuận an ninh sẽ không cho phép Trung Quốc đặt căn cứ quân sự. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho rằng thỏa thuận này có những tác động tiềm ẩn đối với an ninh của khu vực, trong đó có an ninh của Mỹ, các đồng minh và đối tác.
Trong thông báo mới, Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ sẽ xúc tiến mở đại sứ quán tại Solomon, đồng thời tăng cường viện trợ y tế, cung cấp vaccine và tiếp tục hợp tác với Solomon trong việc khắc phục các vật liệu chưa nổ.
Chuyến thăm quốc đảo Thái Bình Dương của Đặc phái viên Kurt Campbell diễn ra sau khi Trung Quốc và Solomon vừa ký một thỏa thuận an ninh gây tranh cãi. Mỹ, Australia và New Zealand đều bày tỏ quan ngại về khả năng theo sau thỏa thuận này Trung Quốc sẽ từng bước gia tăng hiện diện quân sự và tiến tới thiết lập một căn cứ quân sự chỉ cách đất liền của Australia chưa đến 2.000 km.
Solomon cam kết không để Trung Quốc đặt căn cứ quân sự
Chính phủ Australia đã nhận được đảm bảo từ chính quyền Quần đảo Solomon rằng quốc đảo Thái Bình Dương sẽ không cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại nước này.
Ngoại trưởng Australia trong một tuyên bố gần đây cho biết nước này đã nhận được cam kết từ Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare đảm bảo rằng quốc gia Thái Bình Dương này không có ý định cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự theo thỏa thuận an ninh chuẩn bị được hai bên ký kết.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết Solomon cam kết không cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự. Ảnh: AAP.
Trả lời phỏng vấn của hãng truyền thông ABC của Australia vào tối qua (17/4), Ngoại trưởng Marise Payne khẳng định đảm bảo từ chính quyền Solomon là rất quan trọng. Đây là kết quả của các cuộc thảo luận song phương giữa các quan chức cấp cao của hai bên, trong đó có Thủ tướng Scott Morrison và Thủ tướng Sogavare.
Ngoại trưởng Australia cũng cho biết nước này đã hỗ trợ an ninh cho Solomon trong một thời gian dài và hợp tác an ninh song phương sẽ vẫn tiếp diễn ngay cả khi quốc đảo Thái Bình Dương ký kết một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Payne cho biết Australia và một số quốc gia trong khu vực quan ngại về sự không minh bạch trong thỏa thuận an ninh giữa Solomon và Trung Quốc và vấn đề này sẽ được thảo luận trong khuôn khổ của Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương.
Vào cuối tháng 3/2022, trên mạng xã hội lan truyền một bản nháp thỏa thuận an ninh giữa Solomon và Trung Quốc, trong đó có nội dung cho phép các tàu quân sự của Trung Quốc thường xuyên hiện diện tại quốc gia Thái Bình Dương này và Trung Quốc cũng có thể điều binh sĩ và cảnh sát đến để bảo vệ các lợi ích của nước này tại Solomon. Bản dự thảo còn yêu cầu các bên tham gia không tiết lộ nội dung thỏa thuận.
Chính phủ Solomon cho biết các quan chức của nước này và Trung Quốc đã ký tắt thỏa thuận an ninh và khẳng định Solomon sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào được đặt căn cứ quân sự. Tuy nhiên, Mỹ, Australia, New Zealand và một số quốc gia Thái Bình Dương cho rằng việc Solomon và Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh và Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự tại một địa điểm chỉ cách Australia khoảng 2.000 km sẽ gây mất ổn định an ninh và có thể dẫn đến nguy cơ quân sự hóa trong khu vực.
Quốc đảo nhỏ trở thành mặt trận mới trong cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc đảo Thái Bình Dương Solomon trở thành nơi Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh trực diện, trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng tầm ảnh hưởng tại đây. Một góc quần đảo Solomon (Ảnh: Reuters). AP đưa tin, Mỹ thông báo sẽ mở đại sứ quán ở quần đảo Solomon, nhấn mạnh động thái này nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng...