Mỹ sẽ bỏ rơi Ukraine?
Hơn hai năm nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, cam kết suy yếu của Mỹ đang làm dấy lên lo ngại rằng Moskva có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến – và rằng châu Âu có thể phải tự lực cánh sinh trong các cuộc xung đột tương lai.
Ukraine đã phải chuyển sang thế phòng thủ trên chiến trường do viện trợ bị chặn từ Mỹ. Ảnh: RFE/RL
Theo bình luận của tờ Wall Street Journal ngày 28/2, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, ông đã đánh cược rằng các nước phương Tây, đặc biệt là châu Âu, vốn quá phụ thuộc vào năng lượng của Moskva, sẽ không đủ sức chịu đựng để phản đối cuộc tấn công.
Hai năm sau, Ukraine đã chứng tỏ là một đối thủ đáng gờm, giành lại một nửa vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát ban đầu và gây tổn thất đáng kể đối với một quân đội hùng mạnh hơn nhiều của Nga. Châu Âu cũng đã hứng chịu cú sốc kinh tế do nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga giảm mạnh, nhưng hiện đang tăng cường chi tiêu quân sự cũng như các cam kết với Ukraine. Trong tháng này, Liên minh châu Âu đã thông qua gói viện trợ mới trị giá 54 tỷ USD cho Kiev, vượt qua sự phản đối của Hungary.
Tuy nhiên tại Mỹ, sự đánh cược của của Tổng thống Putin dường như có kết quả, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, khi hỗ trợ dành cho Ukraine, vốn được nhiều người coi là lợi ích quốc gia hiển nhiên của Mỹ cách đây hai năm, đã trở thành vấn đề gây chia rẽ đảng phái trong năm bầu cử.
Trong nhiều tháng, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã ngăn chặn gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Việc cắt nguồn viện trợ này đã gây ra tình trạng thiếu đạn pháo trầm trọng trong các đơn vị Ukraine. Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden và các chỉ huy Ukraine, đó là lý do chính khiến Nga có thể chiếm được thành phố Avdiivka của Ukraine trong tháng này, bước tiến chiến trường lớn đầu tiên của Moskva kể từ tháng 5 năm ngoái.
“Vấn đề không chỉ là viện trợ của Mỹ bị chặn mà còn bị cắt mà không báo trước và không cho chúng tôi thời gian để điều chỉnh. Và rõ ràng là Nga có thể chiếm thế thượng phong nếu Ukraine không có những vũ khí cần thiết để tự vệ. Nếu cuộc khủng hoảng này không được giải quyết và Ukraine không nhận được sự hỗ trợ thì đó sẽ trở thành một lợi thế to lớn đối với Nga”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Andriy Zagorodnyuk, người cố vấn cho chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết.
Viễn cảnh Ukraine bị áp đảo về vũ khí cùng với những nghi ngờ mới về cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ các đồng minh của mình nếu cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm tới, đang ngày càng khiến các nước châu Âu lo lắng.
Video đang HOT
Trong khi châu Âu và các đồng minh khác đã chiếm hơn một nửa số viện trợ của phương Tây dành cho Ukraine, thì chỉ có Mỹ mới sở hữu kho dự trữ đạn dược và các loại vũ khí đặc biệt có thể giúp ích đáng kể cho lực lượng Ukraine trước mắt. Theo các nhà phân tích quân sự, sản lượng đạn dược của châu Âu mặc dù đang tăng lên nhưng sẽ không đủ để hỗ trợ quân đội Ukraine cho đến khoảng năm 2025 hoặc thậm chí ngắn hơn. Một số thiết bị quân sự quan trọng chỉ có thể đến từ kho dự trữ của Mỹ.
Đặc biệt, nổi lên trên cuộc tranh luận là triển vọng ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới. Cựu Tổng thống Mỹ này nhiều lần nói rằng ông sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình nhanh chóng ở Ukraine, dù ông chưa giải thích bằng cách nào và với những điều kiện nào. Trong lần xuất hiện trong chiến dịch tranh cử gần đây, ông cũng tăng cường chỉ trích NATO, cho thấy rằng ông sẽ không bảo vệ các quốc gia thành viên không đáp ứng mục tiêu chi tiêu quân sự là 2% GDP.
Khi được hỏi tại sao hiện nay có rất nhiều thành viên đảng Cộng hòa phản đối việc tài trợ cho Ukraine, Thượng nghị sĩ McConnell chỉ ra tinh thần biệt lập vốn từ lâu đã trở thành một thế lực trong nền chính trị Mỹ, đặc biệt là trước Thế chiến thứ hai – và ảnh hưởng của ông Trump. Ông McConnell nói: “Người có khả năng được đề cử làm tổng thống của chúng tôi không nhiệt tình giúp đỡ Ukraine”.
Nhiều người ủng hộ ông Trump phản đối việc tài trợ thêm cho Ukraine cho rằng cách tiếp cận này là một phần của nhu cầu tập trung vào Trung Quốc, một đối thủ mạnh hơn nhiều so với Nga. Bất chấp những cảnh báo ngược lại từ các đồng minh châu Á, họ đánh giá thấp tác động mà việc Mỹ rút lui ở châu Âu có thể gây ra đối với an ninh châu Á. Tuy nhiên, cử tri Mỹ dường như quan tâm đến châu Âu và châu Á ở mức độ ngang nhau. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Pew, khoảng 74% người Mỹ tin rằng cuộc xung đột ở Ukraine quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Mỹ, chỉ thấp hơn một chút so với 75% những người cũng nói như vậy về căng thẳng ở
“Mỹ phải tập trung nhiều hơn vào Đông Á. Đó sẽ là tương lai của chính sách đối ngoại của Mỹ trong 40 năm tới và châu Âu phải nhận thức được thực tế đó. Vấn đề với châu Âu là họ không tự mình cung cấp đủ khả năng răn đe vì không chủ động đảm bảo an ninh của chính mình. Tôi nghĩ rằng chiếc ô an ninh của Mỹ đã khiến khả năng bảo đảm an ninh của châu Âu bị suy giảm”, Thượng nghị sĩ JD Vance, đảng viên Đảng Cộng hòa đến từ Ohio, cho biết vào tuần trước.
Về phần mình, Elbridge Colby, chiến lược gia hàng đầu của đảng Cộng hòa, từng là Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền Trump, cho biết mối quan hệ giữa Nga, Triều Tiên, Iran và Trung Quốc khiến việc “xoay trục” sang châu Á càng trở nên cấp bách hơn. Ông nói thêm, sự suy giảm của cơ sở công nghiệp Mỹ và việc Mỹ không thể nhanh chóng bổ sung kho đạn dược đã cung cấp cho Ukraine đã hạn chế các lựa chọn chính sách đối ngoại của Mỹ.
“Chúng tôi phải hoạt động trong điều kiện khan hiếm, giống như một công ty bị mở rộng quá mức. Chúng tôi đang ở trong một thế giới của những lựa chọn tồi tệ”, ông Colby tuyên bố.
'Thế thượng phong' của Nga đặt Mỹ và Ukraine vào thế khó
Sự tiến bộ của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine đang đẩy Mỹ tới một lựa chọn "đau đớn".
Cuộc chiến đang khiến năng lực của Ukraine ngày càng tiêu hao, trong khi kho vũ khí, đạn dược của Ukraine và phương Tây ngày càng bị cạn kiệt. Ảnh: UNIAN
Theo nhận định mới đây của các chuyên gia phân tích George Beebe và Anatol Lieven thuộc Viện Quincy (Mỹ), nếu phương Tây muốn một Ukraine thịnh vượng với con đường khả thi hướng tới quản trị tự do và trở thành thành viên EU, họ sẽ phải thừa nhận rằng Kiev không thể là đồng minh của NATO hoặc Mỹ, và rằng Ukraine trung lập này phải có những giới hạn có thể kiểm chứng được về loại và số lượng vũ khí mà nước này sở hữu. Nếu Mỹ và đồng minh từ chối đồng ý với những điều đó, Ukraine có thể sẽ thành một đống đổ nát không có khả năng tự tái thiết hay liên minh với phương Tây.
Sự tiến bộ của Nga vẫn chưa được thể hiện rõ ràng trên mặt trận, nơi mà các chiến tuyến chưa thay đổi đáng kể trong năm qua. Cuộc phản công của Ukraine đã thất bại trong việc xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga, nhưng Nga đã không đẩy được lực lượng Ukraine về phía Tây một cách đáng kể. Do đó, nhiều nhà quan sát kết luận một cách hợp lý rằng cuộc chiến đã trở nên bế tắc.
Nhưng điều đó có thể gây nhầm lẫn. Điện Kremlin gần như chắc chắn không tìm kiếm một bước đột phá lớn về kiểm soát lãnh thổ, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Đúng hơn, cuộc chiến đang khiến năng lực của Ukraine ngày càng tiêu hao, trong khi kho vũ khí, đạn dược của Ukraine và phương Tây ngày càng bị cạn kiệt. Ukraine đang thiếu đạn pháo, nhưng Mỹ và châu Âu không thể sản xuất đạn mới đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của Ukraine. Các cuộc tấn công bằng tên lửa và không quân tầm xa của Nga đang ngày càng áp đảo năng lực phòng không của Ukraine, trong bối cảnh phương Tây đơn giản là thiếu khả năng tiếp tục cung cấp tên lửa Patriot hoặc các hệ thống phòng không tiên tiến khác cho Kiev.
Có một điều hoàn toàn đúng, như chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo, rằng việc Washington chấm dứt viện trợ cho Kiev sẽ nhanh chóng dẫn đến sự suy yếu của Ukraine.
Do đó, viện trợ đầy đủ để giúp Ukraine đứng vững trong thế phòng thủ cần được tiếp tục. Nhưng điều mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần hiểu và thành thật thừa nhận là nếu không có một giải pháp hòa bình mang tính thỏa hiệp, mức viện trợ khổng lồ sẽ phải tiếp tục không chỉ trong năm tới mà còn vô thời hạn. Có rất ít cơ hội thực tế để phương Tây có thể áp đảo Nga và buộc nước này chấp nhận hòa bình theo các điều kiện của Ukraine. Những tranh cãi trong Quốc hội Mỹ về viện trợ cho Ukraine phản ánh những thực tế này.
Trong hoàn cảnh như vậy, việc chính quyền Biden cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ cho Ukraine "chừng nào cần thiết/có thể" để đánh bại Nga là điều không khôn ngoan, thậm chí là không thực tế. Ở Mỹ, nhiều người tin rằng thất bại trong cuộc phản công của Ukraine có nghĩa là phương Tây không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ cuộc xung đột ở Ukraine trong nhiều năm tới, trong khi tìm kiếm sự thỏa hiệp với Moskva được coi là "không mong muốn và vô ích". Thiếu các lựa chọn thay thế, phương Tây sẽ phải tiếp tục con đường hiện tại, hy vọng rằng thời gian sẽ cải thiện vị thế của Ukraine.
Nhưng thời gian không đứng về phía Ukraine, cả về quân sự lẫn kinh tế, và do đó, vị thế của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai có thể sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với hiện tại. Dân số Nga ít nhất gấp 4 lần Ukraine và GDP gấp 14 lần. Quân đội Nga được chỉ huy tốt hơn và giỏi hơn hơn về mặt chiến thuật so với thời điểm bắt đầu nổ ra xung đột, đồng thời các biện pháp trừng phạt của phương Tây không có dấu hiệu nào cho thấy có thể làm tê liệt nền kinh tế Nga.
Và bất kể quan điểm của Brussels là gì, chừng nào xung đột còn tiếp diễn thì rất khó có khả năng Ukraine có thể phát triển kinh tế và bắt đầu quá trình cực kỳ khó khăn để gia nhập EU.
Mỹ chưa thể khẳng định về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin không muốn đàm phán. Ảnh: RIA Novosti
Quan trọng nhất, Mỹ chưa thể khẳng định về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin không muốn đàm phán. Thực sự rất có khả năng Tổng thống Putin cho rằng Nga hiện đang chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến và có đủ khả năng để chờ đợi. Tuy nhiên, ông Putin đã nhiều lần khẳng định rằng Nga sẵn sàng đàm phán và Washington - chứ không phải Kiev - đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc chiến và do đó, Mỹ phải tham gia đàm phán.
Đây có thể là nghi binh; nhưng cũng có thể ông Putin nhận ra rằng nếu không có giải pháp, Nga sẽ đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu thường trực và kéo dài với phương Tây, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nền đến kinh tế của Moskva.
Do Nga hiện có ưu thế trên chiến trường và cảm thấy rằng thời gian đang đứng về phía mình, để khiến Moskva dừng giao tranh, Washington có thể sẽ phải thể hiện một số động lực nghiêm túc. Những điều này sẽ cần bao gồm việc thể hiện rằng Mỹ sẵn sàng đáp ứng những lo ngại của Nga về mối đe dọa an ninh từ Mỹ và NATO đối với Nga.
Điều này có nghĩa là đồng ý với một hiệp ước trung lập của Ukraine, với những đảm bảo an ninh cho Ukraine, sẽ cho phép quốc gia đó đi theo Áo trung lập như trong Chiến tranh Lạnh và phát triển như một thị trường tự do. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga ít nhất cần phải được nới lỏng nếu không muốn nói là bị đình chỉ, nhưng với một cam kết ràng buộc rằng chúng sẽ tự động tiếp tục nếu Nga tiến hành hành động tấn công mới.
Về vấn đề các vùng lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát, cách khả thi duy nhất phía trước là hoãn câu hỏi này sang các cuộc đàm phán trong tương lai dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, đồng thời áp dụng các biện pháp an ninh tối đa có thể để ngăn chặn việc tái diễn xung đột.
Tóm lại, các chuyên gia phân tích George Beebe và Anatol Lieven kết luận, một thỏa thuận theo những hướng này sẽ vô cùng đau đớn đối với cả Ukraine và chính quyền Biden. Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ tốt hơn nhiều so với kịch bản khác: một cuộc chiến tiêu hao sinh lực với những tổn thất khủng khiếp cho Ukraine, sớm hay muộn sẽ dẫn đến một thất bại nặng nề hơn với Kiev.
Châu Âu đối mặt với áp lực mới khi xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ 3 Trong bối cảnh cuộc xung đột không có hồi kết và bị chi phối bởi cuộc khủng hoảng ở Trung Đông - cũng như những lo ngại nội bộ về các cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt do lạm phát gây ra trên khắp thế giới - việc chi những khoản tiền lớn cho Ukraine sẽ là áp lực lớn về mặt...