Muỗi biến đổi gen chống sốt xuất huyết ở Brazil
Brazil đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn nhất trong những tháng đầu năm 2024.
Để giúp đối phó với sự lây lan của dịch sốt xuất huyết ở người, một nhóm các nhà khoa học đã thử nghiệm một phương pháp đặc biệt, đó là thả một loạt muỗi biến đổi gen vào môi trường tự nhiên.
Tại thành phố Suzano thuộc bang Sao Paolo của Brazil, công ty công nghệ sinh học Oxitec của Anh đang phát triển một phiên bản biến đổi gen của loài muỗi Aedes aegypti. Những con muỗi đực sau khi biến đổi gen sẽ mang một gen có thể tiêu diệt muỗi cái. Do đó, khi được thả ra môi trường tự nhiên, chúng sẽ khiến tỷ lệ sinh sản của loài muỗi này giảm đi, đồng thời giảm số lượng muỗi cái – tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết một cách rõ rệt. Phương pháp này đã được chứng minh có tác dụng giảm 90% số muỗi trong khu vực, giúp giảm rõ rệt số ca bệnh sốt xuất huyết tại địa phương này.
Brazil đang phải đối mặt với một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn nhất trong năm nay, khi đã ghi nhận hơn 973.000 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó 195 trường hợp đã tử vong. Đây là một trong các giải pháp nhằm đối phó với dịch bệnh sốt xuất huyết tại Brazil hiện nay, trong bối cảnh số ca bệnh đang tăng lên nhanh chóng.
Thủ phạm gây bùng phát dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất ở Bangladesh
Các chuyên gia Bangladesh cảnh báo nhiệt độ tăng cao và các đợt gió mùa kéo dài hơn ở nước này, do tác động của biến đổi khí hậu, đang tạo điều kiện sinh sản lý tưởng cho muỗi làm lây lan bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được điều trị tại bệnh viện ở Dhaka, Bangladesh ngày 18/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Bangladesh đang đối mặt với đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Dữ liệu chính thức cho thấy, trong hơn 10 tháng đầu năm nay (đến ngày 12/11), nước này ghi nhận gần 292.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết và gần 1.500 ca tử vong. Số ca không qua khỏi từ đầu năm đến nay cao gấp 5 lần so với năm 2022 (281 ca) và là mức cao nhất kể từ khi các dữ liệu bắt đầu được thu thập năm 2000.
Ông Kabirul Bashar, nhà côn trùng học và giáo sư động vật học tại Đại học Jahangirnagar, cho biết đây là năm đầu tiên dịch sốt xuất huyết ghi nhận ở tất cả các địa phương trong cả nước với khoảng 170 triệu dân. Theo ông, nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố khác đang thay đổi hình thái do biến đổi khí hậu, tạo điều kiện sinh sản lý tưởng cho muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết. Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, chuyên gia này nhấn mạnh sự cần thiết phải giám sát nguy cơ gây sốt xuất huyết tại cộng đồng hằng năm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sốt xuất huyết cho bệnh nhân tại bệnh viện ở Dhaka, Bangladesh ngày 18/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Dịch sốt xuất huyết thường bùng phát ở các nước Nam Á vào mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm, thời điểm muỗi Aedes aegypti phát triển mạnh. Bệnh sốt xuất huyết có thể gây sốt cao, đau đầu, nôn, đau cơ và trong trường hợp nguy hiểm nhất gây chảy máu ồ ạt và có thể dẫn đến tử vong. Hiện chưa có thuốc kháng virus hoặc phương pháp điều trị đặc hiệu đối với căn bệnh này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo sốt xuất huyết và các bệnh khác do virus lây truyền qua muỗi như sốt chikungunya, sốt vàng da và Zika đang lây lan nhanh và nhiều hơn do tình trạng biến đổi khí hậu.
Nhiều nước Nam Mỹ hứng chịu hàng triệu tấn khí thải carbon do cháy rừng Ngày 28/2, Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) cho biết các vụ cháy rừng ở Brazil, Venezuela và Bolivia đã tạo ra lượng khí thải carbon cao nhất được ghi nhận đối với tháng 2 trong hai thập kỷ qua. Cháy rừng tại Rurrunabaque, Bolivia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo CAMS, tình trạng hạn hán trầm trọng tại trên khắp khu...