Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu “dầu bóng tối” của Nga
Mỹ đang cân nhắc áp lệnh trừng phạt mới lên các tàu chở dầu Nga trong vài tuần tới. Lệnh cấm sẽ nhằm vào đội tàu “dầu bóng tối” thường che giấu thông tin chủ sở hữu và hành trình để vận chuyển dầu.
Bloomberg trích nguồn tin thân cận cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cân nhắc áp lệnh trừng phạt mới, mạnh tay hơn lên hoạt động buôn bán, nhất là xuất khẩu dầu Nga. Chi tiết của lệnh trừng phạt này đang được Mỹ thảo luận.
Thời gian qua, Tổng thống Biden vẫn né việc siết trừng phạt dầu Nga, do việc này có thể khiến giá năng lượng tăng vọt trước cuộc bầu cử. Hiện tại, khi giá dầu trong xu hướng giảm, chính quyền ông Biden đã rộng cửa hơn để làm điều này.
Các nhà kinh tế học cho rằng Mỹ có thể trừng phạt dầu Nga như cách đang áp dụng với Iran. Theo đó, người mua sẽ bị Mỹ trừng phạt. Tuy nhiên, động thái này có rủi ro, khi các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ hiện là khách mua chính của Nga.
Bên cạnh đó, việc này có thể khiến giá dầu tăng vọt, bóp nghẹt kinh tế toàn cầu. Giá dầu Brent hiện giao dịch quanh 75 USD/thùng, thấp hơn đáng kể so với mức 120 USD/thùng khi chiến sự mới nổ ra.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết Mỹ cũng cân nhắc lệnh trừng phạt mới lên các tàu chở dầu Nga. Theo đó, lệnh cấm mới sẽ nhằm vào đội tàu “dầu bóng tối” thường che giấu thông tin chủ sở hữu và hành trình để vận chuyển dầu. Lệnh cấm này có thể được công bố trong vài tuần tới.
Tàu chở dầu thô ở vịnh Nakhodka, Nga (Ảnh: Reuters).
Video đang HOT
Theo nghiên cứu hồi tháng 10 của Viện Kinh tế Quốc tế Kyiv, 2 năm qua, 70% nhiên liệu của Nga được vận chuyển bằng đội tàu này.
Liên minh châu Âu (EU) cũng lên kế hoạch tương tự nhằm vào nhóm tàu dầu này, dự kiến công bố cuối năm nay. EU cũng nhắm vào các cá nhân liên quan đến hoạt động buôn dầu Nga.
Theo TASS, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết bất chấp những nỗ lực làm tê liệt nền kinh tế Nga, Nga dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 3,9% trong năm nay.
Mỹ hiện cấm nhập khẩu nhiên liệu Nga. Họ cũng cùng các nước G7 áp trần giá bán dầu Nga tại 60 USD/thùng, để tránh gây đảo lộn thị trường toàn cầu.
Đáp lại, Nga cấm các doanh nghiệp tuân thủ mức giá trần và chuyển hướng hầu hết hoạt động xuất khẩu dầu của mình sang châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc.
Tháng trước, Mỹ công bố thêm trừng phạt Gazprombank, tổ chức tài chính lớn cuối cùng của Nga chưa bị áp hạn chế. Theo đó, nhà băng này không được xử lý các giao dịch liên quan đến năng lượng có sự tham gia của hệ thống tài chính Mỹ. Gazprombank cũng bị phong tỏa tài sản và cấm giao dịch tại Mỹ.
Góc nhìn từ Iran về lý do chính quyền Assad từ bỏ quyền lực ở Syria
Chính quyền Assad ở Syria đã sụp đổ do phớt lờ cảnh báo từ Iran về mối đ.e dọ.a ngày càng gia tăng từ lực lượng đối lập ở Idlib, cùng với những tính toán sai lầm và sự dụ dỗ bởi những lời hứa suông về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Các thành viên lực lượng đối lập Syria SDF sau khi chiếm quyền kiểm soát thành phố Deir el-Zor, miền Đông Syria ngày 7/12/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo bình luận của hãng thông tấn MEHR (Iran), hôm 8/12 đã trở thành một bước ngoặt trong lịch sử Syria. Sau 54 năm cai trị của Đảng Baath và gia đình Assad, chế độ đã bị lật đổ chỉ trong 10 ngày sau khi các lực lượng đối lập chiếm được các thành phố lớn như Aleppo, Hama, Homs, Daraa và cuối cùng là Damascus.
Sự sụp đổ tại Damascus đã dẫn đến việc tất cả các cơ quan chính phủ và cơ sở quân sự rơi vào tay lực lượng lượng đối lập. Theo hãng thông tấn TASS của Nga, Tổng thống Syria Bashar al-Assad và gia đình đã đến Moskva và được cấp quy chế tị nạn chính trị. Những câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào phe đối lập có thể tiến vào thủ đô Damascus mà không gặp phải sự kháng cự từ quân đội hoặc người dân Syria?
Những nguyên nhân chính
Giữa lúc phe đối lập đang hoạt động tại Idlib và tình hình quân đội Syria trở nên hỗn loạn, một nhóm cố vấn quân sự Iran đã đến thăm Damascus để cảnh báo về những diễn biến nguy hiểm tại quốc gia này. Thông tin từ các cơ quan an ninh cho thấy những nhóm đối lập ở Idlib đã bắt đầu huấn luyện lực lượng và trang bị cho họ nhiều loại vũ khí tấ.n côn.g và phòng thủ. Các cố vấn quân sự Iran lo ngại về hoạt động tấ.n côn.g ở Idlib và cần Tổng thống Assad bật đèn xanh để hành động nhằm khôi phục lực lượng quân sự tại đây.
Trong chuyến thăm của phái đoàn Iran, họ nhận thấy sự bất mãn ngày càng tăng trong công chúng đối với Chính phủ Syria do thiếu tái thiết cơ sở hạ tầng và các vấn đề kinh tế kéo dài. Người dân tỉnh Suwayda, từng ủng hộ chính quyền Assad, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình vì nạn đói lan rộng, thiếu dịch vụ công cộng và sự mất giá của đồng tiề.n Syria. Sự bất mãn tương tự cũng xuất hiện ở nhiều khu vực khác. Các quan chức Iran, là "đồng minh thực sự" của Syria, đã cố gắng giải thích những thách thức mà Chính phủ Syria phải đối mặt trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế và dư luận để hối thúc giải quyết.
Thay vào đó, ông Assad đã từ chối hành động để giải quyết những thách thức này. Ông tuyên bố rằng lực lượng đối lập không có khả năng tham gia vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn và sẽ tự chiến đấu nếu một động thái quân sự bắt đầu. Phân tích này có phần sai lệch, phản ánh một cái cớ để giảm bớt vai trò của Iran hơn là kết quả của tình báo.
Trước đó, ông Assad đã yêu cầu nhiều chỉ huy cũ của Iran chấm dứt nhiệm vụ tại Syria theo yêu cầu của các nước Arab. Sự thay đổi thái độ của Tổng thống Assad đối với cảnh báo từ Iran cho thấy ông đã bị ảnh hưởng bởi những lời hứa từ các bên khác đang hoạt động tại Syria.
Để giải quyết các vấn đề kinh tế nghiêm trọng và tái thiết đất nước sau cuộc nội chiến, chính phủ Syria đã quyết định dần rời xa Iran để quay sang Mỹ và các đồng minh khu vực của Washington.
Mặc dù một số quốc gia từng hứa hỗ trợ cho chính quyền Assad trong những ngày đầu của cuộc tấ.n côn.g Aleppo, nhưng không bên nào thực hiện lời hứa cho đến ngày 8/12.
Theo Reuters, vào ngày 2/12, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã thảo luận về khả năng dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Assad nếu ông "tách mình khỏi Iran và cắt đứt các tuyến đường vũ khí đến Hezbollah ở Liban". Mỹ đã cố gắng thuyết phục ông Assad rằng lệnh trừng phạt Caesar (Đạo luật bảo vệ dân thường Syria của Mỹ năm 2019) sẽ không được gia hạn vào ngày 20/12 và sẽ nhận được hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên, họ đã không giữ lời hứa và chính phủ Assad cuối cùng đã sụp đổ.
Quyết định sai lầm
Với các hoạt động quân sự ban đầu của phe đối lập tại Idlib, Iran đã chủ động liên hệ với Tổng thống Assad để bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cho Damascus. Tuy nhiên, ông Assad đã nói rõ rằng lực lượng chính phủ không thể kiểm soát được chiến trường chống lại phe đối lập vũ trang và yêu cầu Iran phải đưa lực lượng của mình vào cuộc chiến ở Syria.
Nói cách khác, thay vì gửi yêu cầu chính thức xin giúp đỡ tới Iran, Tổng thống hợp pháp của Syria đã quyết định xem xét các đề xuất quan trọng từ những đối tác mới của mình. Theo thời gian, quyết định này đã chứng minh là sai và không có thời gian để sửa đổi.
Mặc dù ông Assad phớt lờ trước cảnh báo từ Iran, lực lượng vũ trang Iran vẫn trong tình trạng báo động và sẵn sàng hướng về phía mặt trận từ Damascus sau khi được "bật đèn xanh". Trong những giờ cuối cùng trước khi sụp đổ, ông Assad đã liên lạc lần cuối với Iran; tuy nhiên, do sự thiếu sẵn sàng của ông cùng với thành tích kém cỏi của quân đội và sự bất mãn lan rộng trong dân chúng, Iran kết luận rằng điều kiện để hỗ trợ quân sự cho chính quyền Assad là không thực tế.
Tóm lại, hãng thông tấn MEHR cho rằng, với việc Syria (tạm thời) rời khỏi "Trục Kháng chiến", mối liên hệ giữa các phe phái khác nhau trong "Mặt trận Kháng chiến" gặp phải nhiều bất ổn. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi xét đến tầm quan trọng của mối liên hệ với phong trào Hezbollah. Những diễn biến nhanh chóng trong khu vực cùng với sự phối hợp giữa Mỹ, Israel và các quốc gia khu vực khác cho thấy sự thay đổi "cán cân quyền lực" đang có lợi cho Trục Israel - Arab - phương Tây. Tuy nhiên, "cuộc cạnh tranh" vẫn chưa kết thúc!
Cách Nga vẫn nhận được vũ khí từ phương Tây bất chấp trừng phạt Sau khi ngừng giao vũ khí trực tiếp đến Nga, các công ty từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng đáng kể các chuyến hàng đến Armenia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan. Các binh sĩ Mỹ vận chuyển đạn dược hỗ trợ Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Pravda (Ukraine) ngày 12/12, bất chấp lệnh trừng phạt kéo...