Mỹ sắp thay quan chức hàng đầu về chính sách Trung Quốc
Quan chức hàng đầu về chính sách Trung Quốc trong Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ thôi việc vào tháng 6.
Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Trung Quốc và Đài Loan Rick Waters. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH LRT
Reuters ngày 25.5 đưa tin ông Rick Waters, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Trung Quốc và Đài Loan và là người đứng đầu Văn phòng Điều phối Trung Quốc (hay China House), sẽ rời vị trí của mình vào ngày 23.6. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, ông Waters vẫn là quan chức ngoại giao cấp cao.
“Chúng tôi cảm ơn ông ấy đã thực hiện nhiệm vụ về các vấn đề Trung Quốc và Đài Loan một cách khéo léo, bao gồm cả việc ông ấy lãnh đạo Văn phòng Điều phối Trung Quốc và Văn phòng Điều phối Đài Loan”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Ông Waters không đưa ra bình luận về thông tin này. Ông đã lãnh đạo China House kể từ khi văn phòng này được thành lập vào tháng 12.2022.
Hai tuần trước, Reuters đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ đã trì hoãn các lệnh trừng phạt liên quan nhân quyền, kiểm soát xuất khẩu và các hành động nhạy cảm khác nhằm cố gắng hạn chế thiệt hại cho mối quan hệ Mỹ – Trung sau khi khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay ngang qua Mỹ hồi tháng 2.
Trung Quốc triệu tập đại sứ Nhật Bản về tuyên bố của G7, Tokyo nói gì?
Bản tin nhắc đến một email mà ông Waters gửi cho nhân viên, hướng dẫn hoãn một số hành động để Bộ Ngoại giao có thể tập trung vào việc đưa ra “phản ứng tương xứng và có hiệu chỉnh” đối với khinh khí cầu.
Theo nhiều nhà phân tích, quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở mức xấu nhất trong nhiều thập niên qua do xung đột về các vấn đề từ Đài Loan đến thương mại.
“China House đã giúp tăng cường nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đồng thời vượt qua Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh”, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel J. Kritenbrink cho biết.
“Rất ít người trong chính phủ Mỹ hiểu rõ về Trung Quốc hơn Rick Waters. Thành lập China House dưới sự lãnh đạo của ông Waters sẽ là một di sản lâu dài. Waters là một nhà tư tưởng chiến lược đã khéo léo thúc đẩy chính sách của Mỹ về Trung Quốc”, ông Kritenbrink nói, đồng thời cho biết thêm rằng Bộ Ngoại giao đang trong quá trình lựa chọn người kế nhiệm ông Waters.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố gắng sắp xếp các cuộc gặp cấp cao với Trung Quốc trong nỗ lực giữ cho mối quan hệ hai bên không đi theo chiều hướng xung đột, đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng hồi tháng 2.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến đi Trung Quốc sau sự cố đó. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết Washington đang nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến thăm của ông Blinken, cũng như Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo.
Trung Quốc triệu tập đại sứ Nhật Bản về tuyên bố của G7, Tokyo nói gì?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Nhật Bản để phản đối những tuyên bố liên quan Bắc Kinh được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cuối ngày 21.5 ra thông báo cho biết Thứ trưởng Tôn Vệ Đông đã triệu tập đại sứ Nhật Bản Hideo Tarumi để bày tỏ "sự không hài lòng và cương quyết phản đối" về những điều mà Trung Quốc cho là bị thổi phồng liên quan Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh G7, diễn ra ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản) từ ngày 19-21.5.
Các nhà lãnh đạo G7 và EU tại Hiroshima ngày 19.5. Ảnh REUTERS
Ông Tôn cho rằng Nhật Bản đã liên kết với các nước còn lại trong G7 (Anh, Canada, Đức, Mỹ, Pháp và Ý) "nhằm bôi nhọ và công kích Trung Quốc, can thiệp nghiêm trọng vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và tinh thần của 4 văn kiện chính trị giữa hai nước", theo Reuters.
Đáp lại, đại sứ Tarumi nói việc G7 nhắc đến những lo ngại chung là điều bình thường và sẽ tiếp tục làm vậy nếu Trung Quốc chưa có biện pháp tích cực để thay đổi hành vi và giải quyết những lo ngại đó.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno ngày 22.5 nhấn mạnh chính sách của Nhật Bản về Trung Quốc vẫn nhất quán và Tokyo sẽ lên tiếng liên quan vấn đề cần thiết nhưng cũng hợp tác trong các vấn đề chung.
Theo tuyên bố chung của G7, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc xây dựng mối quan hệ ổn định với Trung Quốc, đối thoại thẳng thắn nhưng cũng sẵn sàng bày tỏ lo ngại trực tiếp.
Các nước khẳng định hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu có lợi ích chung là điều cần thiết và cách tiếp cận của G7 không nhằm cản trở sự phát triển của nước này.
Tuy nhiên, tuyên bố chung cũng nhắc đến những lo ngại về hành vi tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế, về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông, vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan.
Thứ trưởng Tôn Vệ Đông nói Đài Loan là "cốt lõi của những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc" và là "lằn ranh đỏ không được vượt qua". Ông tuyên bố vấn đề nhân quyền là chuyện nội bộ của Trung Quốc và không lực lượng bên ngoài nào được phép đưa ra phát biểu thiếu trách nhiệm hay cố tình can thiệp.
Trong diễn biến liên quan, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh cũng ra tuyên bố "kêu gọi London không phỉ báng và bôi nhọ Bắc Kinh" để tránh gây tổn hại thêm mối quan hệ song phương. Tuyên bố được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak gọi Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với an ninh và thịnh vượng của thế giới.
Nhật Bản khẳng định không có kế hoạch trở thành thành viên của NATO Thủ tướng Fumio Kishida khẳng định Nhật Bản không có kế hoạch trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Tokyo. Ảnh: AFP Theo hãng tin Reuters, phát biểu trước Quốc hội ngày 24/5, ông Kishida tuyên bố Tokyo sẽ không...