Mỹ sắp mất vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới
Trung Quốc có thể qua mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới ngay sau năm 2020, trong khi dự báo dài hạn cho thấy Ấn Độ có khả năng lớn hơn cả Mỹ.
Phố Wall, New York, Mỹ. Ảnh: Getty Images
Theo một báo cáo mới nhất của công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia Standard Chartered có trụ sở ở London, đến năm 2030, 7 trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ là các thị trường mới nổi.
Dự báo dài hạn cho thấy nền kinh tế Ấn Độ có khả năng lớn mạnh hơn Mỹ, trong khi nước láng giềng Trung Quốc được cho là sẽ soán vương miện nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới (hiện do Mỹ nắm giữ) ngay sau năm 2020. Đồng thời, Indonesia có thể lọt vào top 5 nền kinh tế lớn nhất.
“Ấn Độ có thể sẽ là người chơi chính, với xu hướng tăng trưởng lên đến 7,8% cho đến năm 2020, nhờ một phần vào những cải cách đang diễn ra, gồm việc áp dụng thuế hàng hoá và dịch vụ quốc gia (GST) và Bộ luật Phá sản Ấn Độ (IBC) – tờ Quartz dẫn báo cáo của Standard Chartered.
Video đang HOT
GST – một trong những cải cách thuế lớn nhất được Ấn Độ thực hiện, đã được triển khai vào năm 2017. Biện pháp này nhằm mục đích đơn giản hoá hệ thống thuế rườm rà của Ấn Độ. Trong khi đó, IBC, ra mắt năm 2016, củng cố luật phá sản và mất khả năng thanh toán.
Standard Chartered lưu ý, tình trạng dân số già đang có tác động đáng kể đến tăng trưởng toàn cầu, nhưng Ấn Độ, hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, vẫn không bị ảnh hưởng, bởi nước này có nhóm dân số trẻ đông nhất thế giới. Gần một nửa dân số Ấn Độ dưới 25 tuổi.
“Khát vọng ngày càng tăng của người trẻ Ấn Độ sẽ tiếp tục hỗ trợ chủ nghĩa tiêu dùng trong nền kinh tế Ấn Độ” – báo cáo cho biết.
Standard Chartered cũng nói rằng Ấn Độ sẽ cần tạo ra 100 triệu việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu lớn về việc làm.
“Ấn Độ cần đào tạo khoảng 10 triệu người mỗi năm, nhưng hiện chỉ có khả năng đào tạo 4,5 triệu” – báo cáo viết.
KHÁNH MINH
Theo laodong.vn
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Những khởi đầu mới
Bước vào đầu năm 2019, mặc dù vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng đã bắt đầu xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực hơn với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Việc FTSE Russell đưa TTCK Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng tạo nên kỳ vọng mang tính đột phá cho thị trường khi thu hút thêm các dòng vốn ngoại và chất lượng hơn ở quy mô toàn cầu.
Một yếu tố nữa mà các nhà đầu tư trên toàn thế giới cùng quan tâm, đó là động thái của Fed. Phát biểu gần nhất của Chủ tịch Fed Jerome Powell cho thấy quan điểm điều hành lãi suất trở nên thận trọng hơn trước những diễn biến giảm tốc của nền kinh tế. Khả năng tăng lãi suất sẽ giảm xuống chỉ còn 1-2 lần, giúp ổn định lãi suất và tỷ giá, qua đó giúp các dòng vốn quay trở lại các thị trường mới nổi và cận biên tiềm năng, trong đó có Việt Nam.
Năm 2019, TTCK có nhiều tín hiệu tích cực
Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện đang tạm ngưng. Nếu hai bên đạt được thỏa thuận mới có thể sẽ đem lại sự ổn định cho hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp trên toàn cầu. Việt Nam với môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ là điểm đến lý tưởng của dòng vốn đầu tư.
Trong năm 2018, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,08%, cao nhất trong những năm gần đây. Lạm phát và tỷ giá vẫn duy trì ổn định trong tầm kiểm soát, hạn chế dòng tiền đầu cơ vào USD và tăng thêm niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài khi rót vốn vào Việt Nam.
Chính sách của Ngân hàng Nhà nước sẽ tác động tới nhiều ngành trọng yếu của nền kinh tế như ngân hàng, bất động sản. Bên cạnh đó là chính sách từ Chính phủ như chọn phương án thoái vốn, thúc đẩy cổ phần hóa, để nhiều doanh nghiệp chất lượng phải lên sàn làm phong phú hàng hóa cho thị trường vốn và thu hút vốn.
Đáng chú ý, nhà đầu tư đang kỳ vọng rất lớn vào Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ được thông qua và áp dụng trong quý IV/2019, trong đó cho phép nới room nhiều hơn cho nhà đầu tư nước ngoài ở các ngành như ngân hàng, viễn thông, phân phối dược.
Một nhóm ngành khác dự kiến tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới đầu tư là hạ tầng giao thông, bởi Việt Nam có kế hoạch triển khai nhiều dự án hạ tầng trong giai đoạn 2019-2021. Tuy nhiên, để nhóm này "bùng nổ", Chính phủ cần điều chỉnh chính sách để thu hút tư nhân tham gia đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách còn hạn chế.
Tuy nhiên trong những ngày đầu tiên của năm mới 2019, chỉ số thị trường hiện vẫn biến động mạnh khi phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý và bị chi phối không nhỏ bởi biến động của TTCK thế giới. Không ít nhà đầu tư vẫn thận trọng trước rủi ro bên ngoài, hạn chế giải ngân khiến điểm số và thanh khoản suy giảm, do đó sẽ cần thời gian để TTCK có thể dần phục hồi khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh bắt đầu.
Nhà đầu tư đang kỳ vọng rất lớn vào Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ được thông qua và áp dụng trong quý IV/2019, trong đó cho phép nới room nhiều hơn cho nhà đầu tư nước ngoài ở các ngành như ngân hàng, viễn thông, phân phối dược.
Minh Châu
Theo petrotimes.vn
Chứng khoán 2019: Lo thôi, đừng lo quá! Đó là nhận xét của giới phân tích chứng chứng khoán và tài chính trước những biến động của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. Ảnh: Quý Hòa Sau một năm 2018 khởi đầu đầy hân hoan với danh xưng thị trường tốt nhất thế giới và kết thúc với "thị trường con gấu", dù vẫn có những nhà đầu...