Mỹ sắp đạt thỏa thuận siêu máy tính từ Nvidia và AMD
Bộ Năng lượng Mỹ sắp đạt được thỏa thuận mua một siêu máy tính được sản xuất bằng chip từ Nvidia và Advanced Micro Devices ( AMD) trong khi chờ siêu máy tính lớn hơn của Intel đã bị trì hoãn trong nhiều tháng.
Intel, AMD và Nvidia đang tranh giành thị phần chip dùng trong trung tâm dữ liệu
Reuters dẫn hai nguồn thạo tin cho biết, siêu máy tính của Nvidia và AMD có tên gọi là Polaris. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ không dùng Polaris để thay thế cho siêu máy tính Aurora của Intel, vốn được dự kiến dùng cho Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne. Thay vào đó, Polaris sẽ là một cỗ máy thử nghiệm để Argonne bắt đầu chuẩn bị phần mềm cho cỗ máy của Intel.
Video đang HOT
Theo hai nguồn tin, siêu máy tính Polaris đặt tại Argonne hoạt động dựa trên chip A100 của Nvidia, chip Rome và Milan của AMD. Polaris sẽ có thể thực hiện một số phép tính exaflop (đơn vị tính hiệu suất tương đương 1 tỉ tỉ phép tính một giây), nhưng chủ yếu hoạt động ở tốc độ chậm hơn và sẽ không mạnh bằng siêu máy tính của Intel.
Intel, AMD và Nvidia đang tranh giành thị phần chip dùng trong trung tâm dữ liệu. Mảng siêu máy tính của Mỹ có nhiệm vụ thực hiện công việc khoa học cho các nhà nghiên cứu y tế, khí hậu và thử nghiệm ảo vũ khí hạt nhân. Công nghệ chủ chốt tiên phong trong hệ thống siêu máy tính thường sẽ được chọn lọc và đưa xuống các trung tâm dữ liệu thương mại trong những năm tiếp theo, mang lại lợi thế cho công ty chip giành được hợp đồng làm việc.
Khi Aurora lần đầu tiên được công bố trong hợp đồng trị giá 500 triệu USD, Intel và Argonne cho biết siêu máy tính này sẽ được giao vào năm 2021. Tuy nhiên, kế hoạch bị hoãn lại vì Intel vẫn chưa phân phối các chip Ponte Vecchio và Sapphire Rapids quan trọng. Tháng 6.2021, Intel cho biết chip Sapphire Rapids sẽ không được sản xuất cho đến năm 2022, nhưng người phát ngôn của Intel Will Moss hôm 24.8 nói rằng công ty vẫn cam kết cung cấp siêu máy tính vào năm 2022.
Trung Quốc có thể giúp sớm chấm dứt khan hiếm chip silicon
Trung Quốc xuất xưởng 31,6 tỷ mạch tích hợp trong tháng 7, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp giảm sự thiếu hụt trong nguồn cung chip silicon.
Đà tăng sản lượng mạch tích hợp (IC) của Trung Quốc bắt nguồn từ nhu cầu khổng lồ của thị trường, cũng như các đợt tăng cường năng lực sản xuất trong nước. Mức tăng này không chỉ lập kỷ lục mới, mà còn là tín hiệu tốt cho những ngành công nghiệp đang chịu tác động tiêu cực bởi tình trạng thiếu hụt chip suốt nhiều tháng qua.
Con số 31,6 tỷ mạch IC được xuất xưởng cũng được đánh giá là thành tựu lớn, nhất là trong bối cảnh những công ty bán dẫn Trung Quốc như SMIC không thể mua được thiết bị để mở rộng sản xuất, sau khi họ phải hứng chịu những lệnh cấm vận từ chính phủ Mỹ.
Các đế bán dẫn do TSMC sản xuất.
Số liệu từ Ủy ban Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết các hãng bán dẫn nước này đã chế tạo 203,6 tỷ chip từ đầu năm 2021, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chip trong số đó sẽ được ứng dụng trong nhiều thiết bị từ ôtô đến đồ điện tử gia dụng, giúp hạn chế tình trạng khan hiếm chip kéo dài từ năm ngoái đến nay.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng bất cứ thay đổi đáng kể nào trên thị trường cũng cần thêm thời gian. Báo cáo của NBS mang tính khái quát và khó có thể xác định lĩnh vực nào có thể cải thiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, cũng có những lo ngại rằng nhiều nhà sản xuất bán dẫn tại Trung Quốc có thể gặp nguy cơ dư thừa những chip ít phức tạp. Trung Quốc đã ưu đãi ngành bán dẫn suốt nhiều năm qua, nhằm tăng cường khả năng tự chủ và tăng tốc theo kịp những tập đoàn hàng đầu thế giới như TSMC. Những con số mới được NBS công bố có thể coi là thắng lợi lớn, nhưng Trung Quốc vẫn còn chặng đường dài trước khi năng lực sản xuất chip bán dẫn nội địa vượt qua nguồn nhập khẩu.
Với người tiêu dùng, các sản phẩm có thể sẵn hàng hơn nếu những nhà cung cấp có thể tăng tốc sản xuất và giữ chi phí ở mức thấp. Những sản phẩm như máy chơi game PS5 và card đồ họa Nvidia, AMD đều dùng chip bán dẫn từ TSMC, trong khi phần lớn thế giới cũng phụ thuộc vào nguồn cung chip từ đảo Đài Loan.
Năng lực sản xuất được tăng cường ở Trung Quốc có thể thu hút đơn hàng từ các nhà cung ứng như TSMC để phân bố sản phẩm ra nhiều cơ sở khác nhau, hoặc giúp TSMC rảnh tay để phục vụ nhu cầu ở những nơi khác khi Trung Quốc đã có thể tự chủ nguồn cung chip.
Intel nhảy vào cuộc đua chip đồ họa cho game thủ Cuộc chiến chip đồ họa không còn là cuộc đua song mã giữa Nvidia và AMD nữa, khi Intel vừa thông báo nhảy vào cuộc chơi này với dòng sản phẩm Intel Arc. Tin tức chấn động với giới game thủ hôm nay, chính là việc gã khổng lồ Intel đã chính thức nhảy vào cuộc chiến sản xuất chip đồ họa hiệu...