Mỹ sắp cấp phép đầy đủ cho vắc xin Covid-19 đầu tiên
Việc cấp phép đầy đủ thay vì cấp phép sử dụng khẩn cấp có thể giúp Mỹ đạt được một đột phá nữa trong chương trình tiêm chủng nhằm đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Các vắc xin Covid-19 ở Mỹ mới chỉ được cấp phép khẩn cấp (Ảnh: Getty).
Các vắc xin ngừa Covid-19 hiện sử dụng ở Mỹ gồm Pfizer- BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson mới chỉ được cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Tuy nhiên, truyền thông Mỹ dẫn các nguồn thạo tin những ngày qua cho biết, Cơ quan Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thể cấp phép đầy đủ cho vắc xin Pfizer-BioNTech trong vài tuần tới.
Tiến sĩ Paul Offit, một thành viên của Ủy ban cố vấn vắc xin của FDA và là giám đốc Trung tâm Giáo dục Vắc xin của Bệnh viện Nhi Philadelphia, cho biết FDA đang nỗ lực để tiến tới phê chuẩn đầy đủ cho vắc xin Pfizer.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn hôm 8/8, Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ và là thành viên ban ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho biết ông hy vọng FDA sẽ cấp phép đầy đủ cho vắc xin Pfizer-BioNTech vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới. Trước đó, hãng dược Pfizer hồi tháng 5 đã gửi đơn đề nghị FDA phê chuẩn đầy đủ vắc xin Covid-19 của họ.
“Tôi hy vọng, điều này (phê chuẩn đầy đủ vắc xin của Pfizer) sẽ diễn ra trong vài tuần tới, có thể là trong tháng 8″, ông Fauci nói và cũng cho rằng việc phê chuẩn đầy đủ sẽ giúp các chính quyền địa phương có thêm căn cứ để đưa ra chính sách yêu cầu tiêm chủng bắt buộc ở những nơi như trường học, doanh nghiệp. “Như vậy, chúng ta sẽ có thêm một bước tiến nữa trong việc hối thúc người dân tiêm chủng”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã thông qua quy định yêu cầu công chức liên bang phải có giấy chứng nhận đã tiêm chủng hoặc phải xét nghiệm thường xuyên, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, bị hạn chế đi lại. Ông cũng chờ đề nghị từ Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin về việc yêu cầu quân nhân Mỹ phải tiêm chủng.
Giới quan sát nhận định, việc phê chuẩn đầy đủ có ý nghĩa quan trọng với cuộc chiến ứng phó đại dịch ở Mỹ. Nó có thể thuyết phục thêm nhiều người tiêm chủng. Đến nay, còn khoảng 30% người trong độ tuổi được phép tiêm chủng của Mỹ vẫn chưa tiêm mũi vắc xin Covid-19 nào.
Theo thông tin trên trang web của FDA, việc cấp phép sử dụng khẩn cấp cho phép vắc xin lưu hành dựa trên những bằng chứng rõ ràng nhất từ kết quả thí nghiệm. Cụ thể, các nhà sản xuất phải trình cơ quan phê duyệt dữ liệu của ít nhất 3 tháng thử nghiệm lâm sàng, trong đó có dữ liệu về an toàn của vắc xin đối với người tiêm chủng đầy đủ sau ít nhất 2 tháng bởi vì hầu hết các phản ứng phụ của vắc xin xảy ra trong khoảng thời gian 2-3 tháng sau tiêm. Với một số người Mỹ, chừng đó dữ liệu là chưa đủ để thuyết phục họ tiêm chủng.
Trong khi đó, để cấp phép đầy đủ, FDA phải phân tích hiệu quả, mức độ an toàn của vắc xin dựa vào dữ liệu thực tế. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã theo dõi dữ liệu thực tế của các loại vắc xin Covid-19 lưu hành tại nước này và hiện hơn 165 triệu người ở Mỹ đã được tiêm vắc xin.
“Với một số người, việc FDA phê chuẩn đầy đủ phần nào gạt đi những lo ngại (về độ an toàn hay hiệu quả của vắc xin). Hiện giờ, mọi bước tiến dù nhỏ cũng giúp chúng ta đối phó lại virus”, David Dowdy, phó giáo sư khoa truyền nhiễm tại Trường Y Johns Hopkins, nhận định.
Một khảo sát của tổ chức Kaiser Family Foundation chỉ ra, 30% người trưởng thành tham gia khảo sát nói rằng, họ có thể sẽ tiêm chủng nếu một vắc xin nào đó được cấp phép đầy đủ.
Tiến sĩ Michael Wolf của Trường Dược Feinberg nhận định, nếu Pfizer hay một loại vắc xin nào đó ở Mỹ được phê chuẩn đầy đủ, sẽ có thêm khoảng 5-10% dân số vốn e ngại vắc xin quyết định tiêm chủng.
Thủ tướng Canada bảo vệ quyết định gia hạn lệnh đóng cửa biên giới với Mỹ
Ngày 18/6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên tiếng bảo vệ quyết định của chính phủ về việc gia hạn các hạn chế đối với hoạt động đi lại không thiết yếu đến Mỹ.
Cửa khẩu biên giới Canada - Mỹ tại Lansdowne, bang Ontario (Mỹ) đóng cửa do dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thủ tướng Trudeau, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mũi thứ nhất và mũi thứ 2 tại Canada vẫn chưa đạt đến ngưỡng an toàn để nới lỏng hoạt động đi lại xuyên biên giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, biên giới Canada-Mỹ sẽ vẫn đóng cửa đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu đến ngày 21/7 tới. Lệnh này được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 3/2020 và được gia hạn hàng tháng kể từ đó. Các biện pháp hạn chế ở khu vực biên giới mặc dù không ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại giữa hai nước, nhưng đã bóp nghẹt hoạt động du lịch.
Thủ tướng Trudeau nhấn mạnh Canada phải đạt mục tiêu 75% dân số được tiêm mũi thứ nhất và ít nhất 20% được tiêm mũi thứ 2 trước khi có thể bắt đầu nới lỏng các quy định. Ottawa đang lên kế hoạch sớm giảm bớt các hạn chế về kiểm dịch nhập cảnh đối với công dân Canada, thường trú nhân đã được tiêm phòng đầy đủ và các cá nhân khác đủ điều kiện. Thủ tướng Trudeau cho biết Canada dự kiến nhận được 68 triệu liều vaccine vào cuối tháng 7, đủ để tiêm chủng cho 33,2 triệu người Canada trên 12 tuổi. Hiện nay, khoảng 16% người Canada được tiêm chủng đầy đủ và 2/3 đã được tiêm mũi đầu tiên.
Tuy nhiên, hộ chiếu vaccine - chứng nhận quốc gia về tình trạng tiêm chủng - sẽ chưa được triển khai vào mùa Hè này, mà là mục tiêu trung hạn cho mùa Thu năm 2021.
Hồi tuần trước, Canada thông báo công dân nước này, thường trú nhân đã tiêm phòng đầy đủ và những khách nhập cảnh vì lý do thiết yếu sẽ chỉ phải cách ly trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều nếu có xét nghiệm âm tính với COVID-19 khi nhập cảnh. Những thay đổi này đồng nghĩa với việc những hành khách đến Canada bằng đường hàng không, nếu đủ điều kiện nhập cảnh, có thể không phải cách ly tại khách sạn do chính phủ chỉ định, mà cách ly tại nhà cho đến khi họ nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Hiện chỉ những loại vaccine đã được phê duyệt ở Canada mới được chấp nhận để xác định liệu một khách du lịch có được coi là đã tiêm phòng đầy đủ hay không. Thủ tướng Trudeau cho biết Canada có thể mở rộng phạm vi các loại vaccine được chấp nhận đối với những loại vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng.
Ít nhất 25 quốc gia, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha và Đan Mạch, có kế hoạch mở cửa lại biên giới đối với những du khách đã tiêm phòng từ một số quốc gia. Nhiều nước yêu cầu xét nghiệm COVID-19 âm tính và bằng chứng chính thức về việc tiêm chủng, trong khi một số nước đang cho phép những khách du lịch chưa tiêm chủng có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Hiện nay, có những dấu hiệu cho thấy Mỹ chưa sẵn sàng chào đón những người Canada đã tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford. Các rạp hát ở New York hiện chỉ chấp nhận những cá nhân đã tiêm vaccine được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ phê duyệt như Pfizer-BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.
Châu Phi khởi động nỗ lực tự sản xuất vaccine COVID-19 Viện Pasteur Dakar (IPD) tại Senegal đã đạt được thỏa thuận với công ty Mỹ MedInstill về sản xuất lọ vaccine phòng COVID-19. Đây được coi là bước tiến để châu Phi có thể hoàn toàn tự sản xuất vaccine COVID-19. Viện Pasteur Dakar (IPD) tại Senegal. Ảnh: Reuters Liên minh châu Âu (EU) là nhà ủng hộ tài chính lớn nhất cho...