Mỹ sẵn sàng hành động đơn phương để đối phó tên lửa Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ lưu tâm đến mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ Triều Tiên bằng hành động đơn phương nếu cần thiết, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster cho biết hôm qua 3/12.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Fox News Sunday”,ông H.R. McMaster nói: “Tổng thống sẽ quan tâm tự xử lý vấn đề này nếu cần thiết. Tuy nhiên điều chúng tôi muốn là thuyết phục các nước khác có cùng mối quan tâm hành động hơn nữa”.
Ông McMaster cho biết thêm: “Như quý vị biết, Trung Quốc đã có một số hành động chưa từng có tiền lệ. Và điều mà chúng tôi đề nghị Trung Quốc làm không phải là giúp chúng tôi hay bất cứ ai mà là hành động vì chính lợi ích của Trung Quốc. Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là mối đe dọa thực sự với Trung Quốc, Nga và tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Những bình luận trên đưa ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên ngày 29/11 tuyên bố phóng thử thành công tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn siêu lớn và có thể bắn tới bất cứ đâu của Mỹ. Giới chuyên gia đánh giá, đây có thể là tên lửa mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên.
Video đang HOT
Phát biểu tại một diễn đàn quốc phòng hôm 2/12, ông McMaster cũng cảnh báo rằng, nguy cơ xung đột với Triều Tiên đang “tăng từng ngày”.
Về phần mình, ngay sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ “xử lý vấn đề Triều Tiên”. Chính quyền Tổng thống Trump nhiều lần tuyên bố để ngỏ mọi phương án đối phó Triều Tiên, trong đó không loại trừ phương án quân sự, nhưng vẫn ưu tiên giải pháp ngoại giao.
Minh Phương
Theo Yonhap
Nga tiết lộ nạn nhân đầu tiên nếu chiến tranh nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chia sẻ quan điểm của ông về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên cũng như bình luận về tình hình trên bán đảo này.
Đài Sputnik dẫn lời quan chức Nga cảnh báo rằng Nhật Bản và Hàn Quốc - hai nước Mỹ đang cố lôi kéo tham gia vào các hành động khiêu khích chống lại Triều Tiên - sẽ là những nạn nhân đầu tiên nếu xung đột nổ ra ở khu vực này.
Ông nhấn mạnh Nga lên án những hành động khiêu khích của Mỹ đối với Triều Tiên, cũng như nỗ lực của Washington nhằm lôi kéo Tokyo và Seoul tham gia.
Người dân Seoul theo dõi bản tin thời sự về vụ phóng tên lửa Triều Tiên ngày 29/11. Ảnh: Reuters
"Trong khi lên án chương trình tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng, chúng tôi không thể không lên án cách hành xử khiêu khích của các đồng nghiệp Mỹ", ông Lavrov phát biểu với đài truyền hình STV của Belarus. "Không may, họ đang lôi kéo Nhật Bản và Hàn Quốc về cùng hướng, những người sẽ là nạn nhân đầu tiên trong tình huống chiến tranh ở Bán đảo Triều Tiên".
Ngày 29/11, Triều Tiên đã nối lại hoạt động thử tên lửa sau hơn hai tháng im ắng. Nước này đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, với tầm bắn được cho là có thể chạm tới bất cứ vị trí nào trên đất liền Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley đã phản ứng về vụ thử này bằng cách kêu gọi LHQ tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng, đồng thời đe dọa rằng "nếu chiến tranh xảy ra... Triều Tiên sẽ hoàn toàn bị phá hủy".
Theo ông Lavrov, sự việc này có thể liên quan tới việc chính phủ Mỹ bất ngờ thông báo tập trận sát biên giới Triều Tiên trong tháng 12. Ngay trước đó, Washington thông báo sẽ không tổ chức tập trận trong khu vực này cho đến đầu năm 2018.
Trong bối cảnh căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đã đạt tới mức độ chưa từng có tiền lệ trong mùa hè qua, Nga và Trung Quốc đã đề nghị giải pháp "đóng băng kép" - Bình Nhưỡng ngừng chương trình hạt nhân còn Washington và Seoul ngừng tập trận - tuy nhiên đã bị phía Mỹ từ chối.
Hiện các nhà khoa học khẳng định vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Triều Tiên cho thấy quốc gia này có thể tấn công nước Mỹ bất cứ lúc nào.
Các báo cáo từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc cho hay tên lửa tầm xa ngày 29/11 của Triều Tiên đã bay được quãng đường khoảng 960km từ bãi phóng trong vòng 54 phút, đạt độ cao tối đa 4.500km theo quỹ đạo vòng cung.
Theo ông David Wright, thành viên cấp cao tại Union of Concerned Scientists (một tổ chức độc lập có trụ sở tại Mỹ mà thành viên là các nhà khoa học cùng giải quyết những vấn đề cấp bách toàn cầu), nếu các số liệu trên chính xác và tên lửa bay theo quỹ đạo tiêu chuẩn thì nó sẽ đạt tầm bắn trên 13.000km, đồng nghĩa với việc nó có thể vươn tới bất cứ đâu ở Mỹ, bao gồm thủ đô Washington, D.C.
Theo Hoàng Trang
Báo Tin Tức
Chuyên gia 'bày kế' cho Mỹ và Trung Quốc sau vụ phóng tên lửa Triều Tiên Một nhà nghiên cứu đã phân tích những điều chưa được công bố rộng rãi trong vụ phóng tên lửa ngày 29/11 của CHDCND Triều Tiên nhằm "bày kế" cho Mỹ và Trung Quốc đối với vấn đề Bình Nhưỡng. Quả tên lửa Triều Tiên đã phóng vào ngày 29/11. Ảnh: Reuters Triều Tiên vào ngày 29/11 đã thử một quả tên lửa...