Mỹ: Sân bay Kennedy bị dọa đánh bom
An ninh đã được thắt chặt tại sân bay Kennedy ở New York, Mỹ sau khi một hãng hàng không nhận được cuộc gọi cảnh báo máy bay của hãng bị đánh bom.
Hành khách được sơ tán khỏi chuyến bay bị báo động có bom. (Ảnh: Twitter)
Hãng hàng không Delta của Mỹ đã nhận được 1 cuộc gọi nặc danh vào tối 19/1 (giờ địa phương), cảnh báo rằng có bom trên chuyến bay mang số hiệu 468 tại sân bay Kennedy, thành phố New York, Mỹ. Sau khi kiểm tra, lực lượng an ninh thông báo không tìm thấy các chất nổ.
Hãng tin NBC News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết tại thời điểm đó, tại sân bay John F. Kennedy ở thành phố New York có 2 máy bay của hãng Delta cùng mang số hiệu 468. Trong 2 chiếc này, 1 chiếc Boeing 757 từ San Francisco đến New York chở 171 người đang chuẩn bị hạ cánh và 1 chiếc Boeing 777 chở 215 người đi Tel Aviv, Israel chuẩn bị cất cánh.
Tại sân bay Kennedy, chiếc máy bay từ San Francisco sau khi hạ cánh đã được di chuyển đến khu vực an toàn. Ngay lập tức, đội cảnh sát đặc nhiệm và rà phá bom mìn có mặt và tiến hành kiểm tra toàn bộ ghế máy bay và các khoang hành lý.
Video đang HOT
Tất cả hành khách, lúc đó đang trong tâm trạng hoảng loạn, đã nhanh chóng được đưa vào nhà ga sân bay để kiểm tra an ninh. Họ chỉ được mang điện thoạt theo người còn hành lý toàn bộ ở trên máy bay. NBC News cũng cho hay các hành khách và phi hành đoàn đã cộng tác với lực lượng an ninh xử lý sự cố trên.
Theo thông tin ban đầu, cảnh sát cho biết không có bom hay chất nổ trên chuyến bay Boeing 757 mới hạ cánh. Trong khi đó, chiếc máy bay Boing 777 chuẩn bị đi Israel đã được cảnh sát rà soát kỹ lưỡng nhưng không phát hiện bom hay chất nổ.
Hiện an ninh tại sân bay Kennedy đã được thắt chặt. Lực lượng cảnh sát đang tiến hành điều tra vụ việc này.
Thoa Phạm
Theo Dantri/RT
Ảnh hiếm khu Chinatown ở Mỹ những năm 1980
Nhiếp ảnh gia Bud Glick đã chụp được loạt ảnh hiếm khu Chinatown ở Mỹ những năm 1980.
Từ năm 1981 - 1984, nhiếp ảnh gia Bud Glick làm việc cho New York Chinatown History Project.
Ông lão ngồi đọc báo trong nhà tại khu Chinatown ở thành phố New York.
Nhiếp ảnh gia Bud Glick đã chụp được nhiều bức ảnh giá trị ghi dấu sự thay đổi của khu Chinatown theo thời gian.
Nhiều thế hệ trong một gia đình cùng sinh sống trong một căn nhà ở khu Chinatown.
Thế hệ trẻ đóng vai trò chủ yếu trong các gia đình người trẻ tuổi ở khu Chinatown.
Mới từ Trung Quốc sang, họ phải dần thích nghi cuộc sống mới ở thành phố New York.
Số người nhập cư đến Chinatown ngày càng gia tăng sau khi chính quyền Mỹ nới lỏng luật nhập cư.
Để có thể thực hiện bộ ảnh này, nhiếp ảnh gia Bud Glick đã từng bước làm quen và tiếp xúc với người dân ở khu Chinatown.
Nhiếp ảnh gia Bud Glick đã đi bộ khắp khu Chinatown và hỏi những người đi đường cho phép ông chụp ảnh họ.
Sau đó nhiếp ảnh gia Glick đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân nơi đây. Thậm chí, họ còn mời ông vào trong nhà để chụp ảnh.
Theo_Kiến Thức
10 nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới Trang India TV đã đưa ra bảng xếp hạng những nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới. Danh sách này không thể vắng bóng những cái tên đầy quyền lực như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Thủ tướng Anh David Cameron. 1. Tổng thống Mỹ Barack Obama được bầu chọn là...