Mỹ rút tàu sân bay duy nhất khỏi Trung Đông dù chiến sự chưa ngớt
Lần thứ hai trong năm 2024, tàu sân bay Mỹ không hiện diện tại Trung Đông, mặc dù giao tranh vẫn căng thẳng trong khu vực.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quan chức Mỹ ngày 19/11 xác nhận với tờ Business Insider rằng tàu sân bay duy nhất của Hải quân Mỹ ở Trung Đông, USS Abraham Lincoln, đã rời khỏi khu vực này sau nhiều tháng hoạt động.
Theo đó, USS Abraham Lincoln đã đi vào khu vực Hạm đội 7 Mỹ chịu trách nhiệm, bao gồm phần lớn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Có 3 tàu khu trục lớp Arleigh Burke là USS Frank E. Petersen Jr., USS Michael Murphy và USS Spruance hộ tống USS Abraham Lincoln. Vị quan chức này xác nhận hiện tại không có tàu sân bay Mỹ ở Trung Đông.
Trước đó, cũng có giai đoạn tương tự là vào tháng 6, khi USS Dwight D. Eisenhower rời đi sau nhiều tháng chiến đấu với Houthi. USS Dwight D. Eisenhower đã trở về Norfolk, Virginia vào tháng 7, sau hơn tám tháng triển khai. Sau đó, USS Theodore Roosevelt đến tiếp quản vị trí của USS Dwight D. Eisenhower tại Trung Đông.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln đtiến vào Trung Đông vào tháng 8 và hoạt động song hành với USS Theodore Roosevelt trong nhiều tuần. Đến tháng 9, USS Theodore Roosevelt rời khỏi khu vực. Kể từ đó, USS Abraham Lincoln tham gia vào chiến dịch chống Houthi.
Hiện chưa rõ khi nào Hải quân Mỹ có thể triển khai tàu sân bay mới vào Trung Đông. Hải quân Mỹ hiện sở hữu 11 tàu sân bay. Các tàu sân bay có tuổ.i thọ khoảng 50 năm và sau một nửa thời gian, chúng sẽ trải qua một cuộc đại tu lớn, quá trình này có thể mất vài năm. Mỹ hiện có 4 hàng không mẫu hạm đang được bảo trì bao gồm USS George H. W. Bush, USS Gerald R. Ford, USS John C. Stennis, USS Nimitz.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc khẳng định rằng sự hiện diện của Hải quân Mỹ, bao gồm cả các nhóm tác chiến tàu sân bay, nhằm thể hiện ủng hộ đối với Israel. Đầu tháng này, Lầu Năm Góc cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã ra lệnh triển khai thêm tàu khu trục và máy bay quân sự đến Trung Đông, bao gồm chiến đấu cơ và máy bay né.m bo.m B-52, và lực lượng này sẽ đến trong những tháng tới khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln rời khỏi khu vực.
Trong một diễn biến khác, người phát ngôn của Houthi Yahya Saria ngày 19/11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào tàu biển Anadolu S mang cờ Panama trên Biển Đỏ. Ông Saria cho biết Houthi đã tấ.n côn.g trực tiếp vào thân tàu. Ông nói thêm rằng con tàu trở thành mục tiêu vì “vi phạm lệnh cấm vào các cảng của Palestine bị chiếm đóng”. Theo cơ sở dữ liệu Marine Traffic, tàu chở hàng Anadolu S có hải trình từ Alexandria của Ai Cập đến Cảng Qasim của Pakistan. Lần cuối cùng tàu Anadolu S thông báo vị trí là sáng sớm ngày 16/11, khi nó ở trung tâm Biển Đỏ.
Mỹ đưa máy bay né.m bo.m B-52, tàu chiến tới Trung Đông
Mỹ sẽ triển khai máy bay, tàu chiến tới Trung Đông khi nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln chuẩn bị rời khỏi khu vực này.
Mỹ tuyên bố sẽ triển khai máy bay né.m bo.m B-52, máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu đến Trung Đông (Ảnh: Reuters).
Mỹ ngày 1/11 thông báo sẽ triển khai máy bay né.m bo.m B-52, máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu và tàu khu trục hải quân đến Trung Đông. Đây là động thái điều chỉnh khí tài quân sự của Mỹ ở Trung Đông khi nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln chuẩn bị rời khỏi khu vực.
Lầu Năm Góc cho biết việc triển khai các khí tài sẽ diễn ra trong những tháng tới và chứng minh sự linh hoạt của lực lượng quân sự Mỹ trên khắp thế giới.
"Nếu Iran, các đối tác hoặc các lực lượng ủy nhiệm của họ sử dụng thời điểm này để nhắm mục tiêu vào nhân lực hoặc lợi ích của Mỹ trong khu vực, Mỹ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân của chúng tôi", tướng không quân Patrick Ryder, người phát ngôn Lầu Năm Góc, tuyên bố.
Mỹ đã triển khai 2 tàu sân bay ở Trung Đông trong năm qua khi căng thẳng leo thang sau cuộc xung đột Israel - Hamas vào tháng 10/2023. Việc rút nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln sẽ tạo ra khoảng trống về tàu sân bay ở Trung Đông cho đến khi một nhóm khác được đưa tới khu vực này.
Sự điều chỉnh mới nhất của các lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực diễn ra sau các cuộc tấ.n côn.g đáp trả lẫn nhau giữa Israel và Iran vào tháng 10.
Israel đang chiến đấu với lực lượng Hamas do Iran hậu thuẫn ở Gaza và lực lượng Hezbollah cũng do Iran hậu thuẫn ở Li Băng. Israel cũng thực hiện các cuộc tấ.n côn.g ở Yemen sau khi bị các chiến binh của lực lượng Houthi liên kết với Iran tấ.n côn.g.
Mỹ đã cam kết giúp Israel đối phó với các cuộc tấ.n côn.g và bảo vệ lực lượng Mỹ ở Trung Đông, trong bối cảnh các lực lượng này bị các nhóm do Iran hậu thuẫn ở Syria, Iraq, Jordan và ngoài khơi Yemen tấ.n côn.g.
Israel muốn Nga tham gia giải quyết xung đột
Israel muốn Nga tham gia vào các nỗ lực hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột của Israel với nhóm chiến binh Hezbollah ở Li Băng, Ynet News và một số hãng tin địa phương khác dẫn lời các quan chức cho biết.
Theo các nguồn tin, Israel hy vọng sự tham gia của Moscow có thể làm tăng sự ổn định cho bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.
Một nguồn tin nói với Ynet rằng Nga sẽ có một vai trò đặc biệt trong việc thực hiện thỏa thuận và ngăn chặn căng thẳng leo thang hơn nữa.
Orna Mizrahi, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Israel, nói rằng mặc dù Israel "thích Mỹ hơn", nhưng họ hiểu rằng "mối quan hệ tốt đẹp" của Nga với Iran có thể góp phần vào sự ổn định của bất kỳ thỏa thuận nào liên quan tới Li Băng trong tương lai.
"Họ là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và nếu chúng tôi có nghị quyết mới về lệnh ngừng bắ.n tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chúng tôi muốn Nga chấp thuận", bà Mizrahi nói.
Tuần này, các phương tiện truyền thông Israel đưa tin các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắ.n ở Li Băng đã đạt đến "giai đoạn tiến triển". Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Amos Hochstein, người đang làm trung gian giữa Israel và Li Băng, được cho là đã đạt được sự đồng thuận sơ bộ về thỏa thuận này trong chuyến thăm Beirut vào đầu tuần.
Thỏa thuận này bao gồm việc thực hiện rộng rãi hơn Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, được thông qua vào năm 2006, yêu cầu lực lượng Hezbollah phải rút khỏi biên giới Li Băng - Israel. Thỏa thuận này đưa ra một cơ chế quốc tế để giám sát khu vực và giải quyết các khiếu nại vi phạm của Israel hoặc Li Băng, đồng thời được cho là ngăn chặn Hezbollah tái vũ trang, đồng nghĩa với việc nhóm này sẽ bị cấm mua các thiết bị quân sự.
Các quan chức Israel cho biết thỏa thuận, nếu được ký kết, sẽ bắt đầu bằng lệnh ngừng bắ.n kéo dài 60 ngày, trong thời gian đó, cơ chế mới để giám sát khu vực sẽ được thiết lập.
Tàu sân bay Mỹ mang tiêm kích F-35 áp sát Trung Đông Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln trang bị tiêm kích tàng hình F-35C và tiêm kích đa năng F/A-18 Block III của Mỹ được triển khai đến khu vực Trung Đông giữa lúc căng thẳng. CBSNews hôm nay (22/8) dẫn thông báo của Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM), cơ quan đặc trách nhiệm vụ tác chiến ở Trung Đông...