Mỹ rút gọn hỗ trợ tài chính cho vaccine thử nghiệm chống Covid-19
Chính phủ Mỹ đang cân nhắc các công ty phát triển vaccine chống Covid-19 nào sẽ tiếp tục được nhận hỗ trợ tài chính của Chính phủ.
Bộ Y tế và các Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho biết Chính phủ sẽ chỉ hỗ trợ tài chính đối với khoảng 7 trên tổng số 14 vaccine thử nghiệm chống Covid-19 đang được nghiên cứu hiện nay.
Các quan chức Chính phủ Mỹ cho biết họ hy vọng nhiều người dân Mỹ sẽ được tiếp cận miễn phí với các loại vaccine chống Covid-19 đã được phê duyệt ngay khi các loại vaccine này được phân phối, dự kiến vào tháng 1 năm sau. Giới chức Mỹ cho biết Chính phủ sẽ làm việc với các công ty bảo hiểm để bảo đảm người dân nước này sẽ được sử dụng các loại vaccine chống Covid-19 miễn phí cũng như các dịch vụ y tế liên quan tới Covid-19 đang được thực hiện hiện nay.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump tháng trước đã phát động một chương trình giữa bộ Quốc phòng và bộ Y tế và Các dịch vụ Nhân sinh nhằm thúc đẩy phát triển các loại vaccine, điều trị và chẩn đoán Covid-19. Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm có được vaccine phòng ngừa dịch bệnh này vào cuối năm nay.
Chính phủ Mỹ đã đầu tư hơn 2 tỷ USD cho các công ty phát triển vaccine chống Covid-19 và hiện đang cân nhắc các công ty nào sẽ tiếp tục được nhận hỗ trợ tài chính của Chính phủ.
Chính phủ Anh tài trợ thử nghiệm vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 trên người
Các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London sẽ bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đối với vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 trong tuần này, với khoản tài trợ trị giá hơn 45 triệu bảng Anh (56,5 triệu USD) từ Chính phủ Anh và các tổ chức từ thiện.
Nghiên cứu bào chế vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Burgess Hill, Đông Nam Anh ngày 15/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây được coi là những thử nghiệm đầu tiên trên người áp dụng công nghệ mới mà các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, phát triển và điều chế vaccine để ứng phó kịp thời trước các căn bệnh mới như bệnh COVID-19. Trong số 45 triệu bảng Anh mà nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London được tài trợ có 41 triệu bảng được chính phủ cấp và 5 triệu bảng do các nhà từ thiện hỗ trợ.
Giáo sư Robin Shattock thuộc Khoa truyền nhiễm của Đại học Hoàng gia London cho biết thay vì chỉ dùng một phần của virus để điều chế những loại vaccine thông thường khác, loại vaccine tiềm năng này sẽ sử dụng các chuỗi tổng hợp của RNA - chất liệu di truyền của virus được bao bọc trong các phân tử chất béo rất nhỏ. Khi được tiêm vào cơ thể, nó sẽ chỉ đạo các tế bào cơ sản xuất ra protein virus để phòng chống nhiễm bệnh trong tương lai. Khi thử nghiệm trên động vật, loại vaccine này được chứng minh là an toàn và cho thấy "những dấu hiệu tích cực của một phản ứng miễn dịch hiệu quả".
Trong các cuộc thử nghiệm ban đầu, khoảng 300 tình nguyện viên khỏe mạnh sẽ tiếp nhận 2 liều vaccine, từ đó các nhà khoa học sẽ đánh giá mức độ an toàn cũng như khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả của vaccine này trong việc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Nếu kết quả đạt được như kỳ vọng, các thử nghiệm quy mô lớn hơn trên khoảng 6.000 người sẽ được tiến hành vào cuối năm nay.
Cho tới nay, đã có hơn 100 loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 đang trong giai đoạn phát triển trên toàn thế giới, trong đó một số vaccine của các công ty AstraZeneca, Pfizer, BioNtech, Johnson & Johnson, Merck, Moderna, Sanofi và CanSino Biologics đã được thử nghiệm trên người. Giám đốc điều hành của Hiệp hội Miễn dịch học Anh Doug Brown đánh giá cao vaccine mà Đại học Hoàng gia Anh đang phát triển, nhấn mạnh càng nhiều phương pháp tiếp cận đồng nghĩa cơ hội thành công càng cao.
Đại dịch Covid-19 có thể đẩy nhanh sự lây lan của các dịch bệnh khác Các nước nghèo trên thế giới khi tập trung chống Covid-19 sẽ vô tình gây ra đợt bùng phát các dịch bệnh khác-những bệnh có thể ngăn ngừa bằng vaccine. Mùa xuân năm nay, sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo rằng đại dịch Covid-19 có thể lây lan nhanh khi...