Mỹ ra tối hậu thư nhằm vào Iran sau vụ tàu chở dầu đến Venezuela
Các đe dọa mới nhất từ phía Mỹ được nhận định có thể sẽ đẩy thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran đã ký với Nhóm P5 1 vào nguy cơ đổ vỡ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 27/5 tuyên bố, Mỹ sẽ đặt ra thời hạn 60 ngày cho các các công ty Trung Quốc, châu Âu và Nga hoàn thành nốt công việc hợp tác với các cơ sở hạt nhân của Iran và 90 ngày đối với lò phản ứng dân sự ở Bushehr, nếu không họ sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ngoại trưởng Mike Pompeo. Ảnh: NPR.
Các đe dọa mới nhất từ phía Mỹ được nhận định có thể sẽ đẩy thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran đã ký với Nhóm P5 1 vào nguy cơ đổ vỡ.
Video đang HOT
Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Mike Pompeo không giải thích cụ thể về lý do chính xác của việc kết thúc thời gian miễn trừ trừng phạt liên quan tới thỏa thuận hạt nhân Iran hiện tại. Ngoại trưởng Mỹ chỉ nói rằng, động thái này sẽ kiềm chế các nỗ lực ban đầu của Iran để phát triển vật liệu phân hạch cho bom hạt nhân.
Cùng ngày, trong thông báo với báo chí, Đại diện đặc biệt của Mỹ tại Iran ông Brian Hook cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ tất cả các chương trình phát triển hạt nhân của Iran và Ngoại trưởng Pompeo có thể kết thúc các dự án này như một sự đảm bảo an ninh. Sự leo thang hạt nhân của Iran là thách thức nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia phản đối việc Iran tống tiền bằng hạt nhân đồng thời khôi phục tiêu chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chương trình làm giàu urani của Iran. Tiêu chuẩn này đã được thay đổi theo thỏa thuận hạt nhân và nó cần phải được khôi phục”.
Như vậy, đây là bước đi mới nhất của Mỹ nhằm vào Iran kể từ sau khi Mỹ thất bại trong việc thực hiện các cảnh báo về các vụ tấn công nhằm vào tàu chở dầu Iran đến Venezuela.
Động thái này cũng đánh dấu bước căng thẳng mới giữa hai nước kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc từng coi Kế hoạch hành động chung toàn diện là cần thiết nhằm đảm bảo việc không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Iran, cũng như tạo ra sự ổn định trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, các lệnh miễn trừ sẽ cho phép các tập đoàn tới từ Nga, Trung Quốc hay châu Âu hợp tác với Iran tại nhiều cơ sở hạt nhân, đồng thời đảm bảo những chiến lược về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân được tuân thủ.
Tuy nhiên chính quyền Tổng thống Donald Trump lại nhận định, Kế hoạch hành động chung toàn diện sẽ giúp Iran tăng cường nỗ lực trong việc vũ khí hóa hạt nhân.
Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đồng thời duy trì các trừng phạt mạnh mẽ vào ngành xuất khẩu dầu khí của Iran.
Hiện nay, các công ty Châu Âu, Trung Quốc và Nga vẫn còn một số dự án hạt nhân hợp tác với Iran. Với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, các công ty này còn 2 tháng nữa để lựa chọn có kết thúc các hợp tác với phía Iran hay nhận trừng phạt. Điều này đang đặt nhiều quốc gia châu Âu vào thế khó, nhất là đối với phía Nga. Năm 2019, Nga đã ký một thỏa thuận với Iran để xây dựng thêm 2 lò phản ứng cho nhà máy điện, dự kiến hoàn thành vào năm 2028./.
Mỹ chấm dứt lệnh miễn trừ với nhiều cơ sở hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố nước này sẽ chấm dứt lệnh miễn trừ cho phép các công ty Trung Quốc, châu Âu và Nga hoạt động tại các cơ sở hạt nhân Iran trong vòng 60 ngày.
"Hôm nay tôi tuyên bố việc miễn trừ các lệnh trừng phạt trong khuôn khổ Kế hoạch hành động toàn diện chung năm 2015 (JCPOA) sẽ hết liệu lực trong vòng 60 ngày. Việc Iran tiếp tục leo thang vấn đề hạt nhân càng khiến cho sự hợp tác này phải chấm dứt. Những nỗ lực 'tống tiền' hạt nhân sẽ chỉ mang lại áp lực ngày càng lớn lên chính quyền Tehran", Foxnews trích bài viết đăng trên Twitter ngày 27/5 của ông Pompeo.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AP
Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc từng coi JCPOA là cần thiết nhằm đảm bảo việc không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Iran, cũng như tạo ra sự ổn định trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, các lệnh miễn trừ sẽ cho phép các tập đoàn tới từ Nga, Trung Quốc hay châu Âu hợp tác với Tehran tại nhiều cơ sở hạt nhân, đồng thời đảm bảo những chiến lược về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân được tuân thủ.
Tuy nhiên chính quyền Washington lại nhận định JCPOA sẽ giúp Tehran tăng cường nỗ lực trong việc vũ khí hóa hạt nhân. "Việc chính quyền Tehran 'tống tiền' hạt nhân sẽ càng tăng áp lực lên nước này, cũng như cô lập quốc gia Trung Đông khỏi cộng đồng quốc tế", ông Pompeo viết thêm.
Quan hệ Mỹ-Iran đã trở nên xấu đi, khi chính quyền Mỹ rút nước này khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5/2018, đồng thời tăng cường các biện pháp trừng phạt lên Tehran như một phần của chiến dịch 'áp lực tối đa' nhằm buộc quốc gia Trung Đông từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân.
Trung Quốc thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong Quốc hội Trung Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong trong phiên họp chiều nay. Dự thảo luật này được được Quốc hội Trung Quốc thông qua với 2.878 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bấm nút đồng ý. Theo dự thảo luật, Trung Quốc vẫn...