Mỹ ra tín hiệu hành động trước nguy ngập tại Syria
Một quan chức chính quyền cấp cao của Trump đã đi tới khu vực biên giới với thành trì cuối cùng của phe nổi dậy Syria.
Đây là một động thái thể hiện sự ủng hộ với Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm đối lập vũ trang Syria và để làm nổi bật các nỗ lực cứu trợ cho gần 1 triệu người đã chạy trốn khỏi tình hình xung đột gần đây.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft đã gặp gỡ các nhân viên cứu hộ của nhóm Mũ bảo hiểm trắng và tuyên bố về một khoản tiền viện trợ mới cho cuộc khủng hoảng nhân đạo diễn ra ngay bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – ở tỉnh Idlib hôm thứ ba.
Các quan chức Mỹ đến thăm khu vực xung đột tại Syria. Ảnh: Reuters.
Sự hỗ trợ mới này là bước hữu hình đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thực hiện để phản ứng với tình hình xung đột gần đây, khiến 948.000 người, phần lớn phụ nữ và trẻ em, phải di dời kể từ tháng 12. Tìm cách giành chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài 9 năm về mặt quân sự, các lực lượng của ông Assad, được hậu thuẫn bởi quân đội Nga và Iran, đã tiến hành các cuộc xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ và phe nổi dậy Syria được nước này hỗ trợ, bao gồm các nhóm thánh chiến.
“Viện trợ nhân đạo chỉ là một phản ứng, nhưng giải pháp là ngừng bắn ngay lập tức”, bà Craft nói với các phóng viên ở biên giới. “Chúng tôi đang yêu cầu các nước khác có hành động và đóng góp.”
Diễn biến nóng tại Liên hợp quốc
Video đang HOT
Cùng với đặc phái viên Hoa Kỳ James Jeffrey, bà Craft đã công bố thêm 108 triệu USD hỗ trợ về thực phẩm, nơi ở, quần áo mùa đông, chăm sóc y tế và nước uống an toàn. Những khoản tiền này sẽ được phân phối tới thực địa thông qua Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế và phi chính phủ khác, những người đang hoạt động xuyên biên giới tại Syria để cung cấp viện trợ nhân đạo cho những người có nhu cầu.
Bà Craft bắt đầu chuyến thăm tại khu vực biên giới với Mark Lowcock, điều phối viên về các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc, nơi bà kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đảm bảo duy trì mở cửa các trạm qua biên giới tại Bab al Hawa và Bab al Salam, coi đây là các chốt xuyên biên giới nhân đạo quan trọng vào Syria.
Nhưng những trạm biên giới này đang bị đe dọa bởi quyền phủ quyết của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đầu năm nay, Nga, với sự hỗ trợ của Trung Quốc, đã buộc hội đồng giảm số lượng người qua biên giới nhân đạo này, ngừng 40% viện trợ y tế cho vùng đông bắc Syria, theo Bộ Ngoại giao Mỹ. Nghị quyết trên được thông qua cũng sẽ hết hiệu lực vào tháng 7, điều dấy lên nguy cơ đe dọa đóng cửa hai cửa khẩu biên giới còn lại.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho rằng: “Nga và Trung Quốc đã tính đến việc ngăn cản khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho các khu vực dễ bị tổn thương ở Syria”.
Lowcock cho biết các hoạt động cứu trợ để đáp ứng nhu cầu của gần 1 triệu người chạy trốn khỏi cuộc chiến gần đây ở tỉnh Idlib đã gặp khó khăn, ngay cả khi có các cam kết bổ sung từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh nhằm tăng cường viện trợ cho một trong cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trong cuộc nội chiến ở Syria.
Hoa Kỳ đang tăng cường hỗ trợ sau khi đồng ý với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ về việc tăng gấp đôi số lượng xe tải mà họ gửi qua biên giới lên 100 xe mỗi ngày, Lowcock cho biết thêm.
Nguy cơ khủng hoảng tại Syria
Ngay cả khi bà Craft có mặt ở khu vực biên giới, giao tranh vẫn tiếp tục ở các khu vực khác trong tỉnh này. Một máy bay chiến đấu của chính phủ Syria đã bị lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hạ gục ở Idlib hôm thứ ba, hãng thông tấn nhà nước SANA đưa tin, cho biết thêm rằng lực lượng Damascus đã bắn hạ hai máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một cuộc tấn công quân sự vào tháng trước ở tây bắc Syria để đẩy lùi các lực lượng chế độ đang tìm cách chiếm lại thành trì của phe nổi dậy.
Ngoài viện trợ nhân đạo, Hoa Kỳ vẫn đang xem xét các cách khác để hỗ trợ đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến đó. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tuần trước, bất kỳ phản ứng nào của Hoa Kỳ sẽ không bao gồm đưa quân đội Mỹ đến hoặc triển khai tên lửa Patriot. Nhưng ông Jeffrey cho biết hôm thứ ba họ ủng hộ việc bán đạn dược mới cho lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, theo Reuters.
Một báo cáo mới của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Hai cho thấy các lực lượng Assad và các nhóm thân chính phủ Syria đang sử dụng các chiến thuật có thể tạo nên tội ác chiến tranh trong cuộc tấn công Idlib này, sau khi ông ta, lực lượng của ông ta và thậm chí cả Nga, đã phạm tội ác chiến tranh trong vài tháng qua. Theo ủy ban độc lập đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Syria, Nga phải chịu trách nhiệm cho ít nhất hai vụ đánh bom vào các mục tiêu dân sự vào mùa hè năm ngoái – một khu chợ đông đúc và một nơi trú ẩn của các gia đình di tản, bao gồm một trường học và trung tâm y tế.
Báo cáo này cũng cáo buộc các chiến binh Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và trang bị vũ khí có liên quan đến các tội ác chiến tranh, bao gồm giết chóc và cướp bóc trong cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd Syria vào mùa thu năm ngoái sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút quân. Các chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải đối mặt với “trách nhiệm hình sự” đối với những hành vi đó, báo cáo kết luận.
An Bình
Theo Toquoc
Đưa 300 xe tải vũ khí vào chiến trường Syria, Mỹ khiến lực lượng nào gặp nguy?
13 đoàn xe quân sự của Mỹ gồm hơn 80 xe bọc thép và hơn 300 xe tải chất đầy vũ khí đã được điều động từ Iraq đến chiến trường phía đông bắc Syria kể từ đầu năm đến giờ.
Những vũ khí này đang được sử dụng để chống lại lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và các dân thường, ông Oleg Zhuravlev - người đứng đầu Trung tâm Hòa giải Các phe nhóm đối lập nhau ở Syria của Nga, hôm qua (18/2) đã cho các phóng viên biết như vậy.
Mỹ đang ồ ạt đưa vũ khí vào chiến trường Syria
"Bộ Chỉ huy Các lực lượng Mỹ trong khu vực đang ồ ạt đưa vũ khí và đạn dược vào khu vực hai bên bờ sông Euphrate. Tính riêng từ đầu năm 2020 đến giờ, đã có 13 đoàn xe quân sự gồm hơn 80 phương tiện bọc thép và hơn 300 xe tải hạng nặng chất đầy các loại vũ khí, đạn dược đã đi vào Syria từ Iraq. Vũ khí của Mỹ được sử dụng cả trong các cuộc giao tranh giữa các nhóm chiến binh khác nhau nằm dọc hai bờ sông Euphrate cũng như trong cuộc chiến chống lại đội quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc Syria và chống lại dân thường", ông Zhuravlev cáo buộc.
Trước đó, đài Sham FM đưa tin, hơn 50 phương tiện quân sự của Mỹ đã đến tỉnh đông bắc al-Hasakah của Syria từ Iraq.
Theo ông Zhuravlev, do tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng và các cuộc tấn công liên tiếp không ngừng nghỉ của lực lượng chiến binh, dân thường đang phải rời bỏ khu vực đông bắc Syria và chạy đến những vùng lãnh thổ nằm trong quyền kiểm soát của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. "Khoảng 23.000 người Syria, hầu hết là các gia đình có người già và trẻ nhỏ, đã phải chạy khỏi khu vực đông bắc Syria thông qua chốt chặn an ninh al-Salikhiyah kể từ đầu năm 2020," ông Zhuravlev cho hay.
Thông tin về việc Mỹ đưa hàng trăm xe vũ khí vào Syria được đưa ra trong bối cảnh Đại sứ Mỹ James Jeffrey vừa lên tiếng cam kết sẽ hậu thuẫn cho Thổ Nhĩ Kỳ ở chiến trường Syria đồng thời nhấn mạnh rằng lợi ích của Washington và Ankara ở Syria và Libya là giống nhau.
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều ủng hộ cho các phe nổi dậy ở Syria trong cuộc chiến chống lại chính quyền của Tổng thống Assad. Gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay với Nga để ngăn chặn một chiến dịch tổng tấn công của quân đội Syria vào Idlib - thành trì cuối cùng của phe nổi dậy Syria. Tuy nhiên, nỗ lực của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang có dấu hiệu bị đổ vỡ khi chiến sự leo thang khốc liệt ở Idlib trong những tuần gần đây.
Syria và Nga đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ và phe nổi dậy Syria đã phá vỡ các thỏa thuận mà hai bên đạt được. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ tố ngược lại chính quyền Damascus và Moscow đã không tôn trọng các cam kết đưa ra. Hồi tuần trước, quân đội Syria bị cáo buộc thực hiện một cuộc tấn công khiến 5 binh sĩ của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Ankara đã tức giận trả đũa bằng một loạt cuộc tấn công, khiến quân đội trung thành với ông Assad tổn thất nặng nề.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang đối đầu quyết liệt với quân đội Syria được Nga hậu thuẫn. Việc Mỹ cấp vũ khí cho những phe nhóm nổi dậy chống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến đội quân của Ankara gặp khó khăn.
Kể từ tháng 12 năm ngoái đến giờ, quân đội Syria và lực lượng đồng minh Nga đã gia tăng chiến dịch oanh kích nhằm vào các khu vực đang nằm trong quyền kiểm soát của phe nổi dậy Syria, tiến hành hàng trăm cuộc không kích vào vùng phía nam Idlib and phía tây của tỉnh lân cận Aleppo. Chiến sự bùng phát bất ngờ khiến hàng nghìn người dân hoảng loạn tháo chạy khỏi vùng đất đang chìm trong khói lửa chiến tranh này.
Kiệt Linh
Theo VNMedia.vn
Virus corona: Quan ngại tình hình dịch ở Triều Tiên, Mỹ sẵn sàng miễn trừng phạt Ngày 13/2, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra ở Triều Tiên và sẵn sàng tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế hạn chế dịch bệnh lây lan tại quốc gia châu Á này. Mỹ sẵn sàng...