Mỹ ra lệnh cho WhatsApp theo dõi nhóm người dùng Trung Quốc
Mỹ đã bí mật theo dõi một nhóm người Trung Quốc sử dụng dịch vụ nhắn tin phổ biến WhatsApp kể từ tháng 11.2021, trong nỗ lực ngăn chặn hoạt động bán thuốc phiện bất hợp pháp, theo Forbes.
Lực lượng Chống ma túy Mỹ (DEA) đã ra lệnh cho WhatsApp, ứng dụng nhắn tin do Facebook sở hữu, theo dõi 7 người dùng có trụ sở tại Trung Quốc và Ma Cao. Động thái này được ủy quyền bởi đạo luật Pen Register Act, cho phép thực hiện việc truy tìm như vậy mà không cần phải giải thích lý do giám sát.
Forbes trích dẫn một nội dung giám sát chưa niêm phong được nộp lên tòa án Ohio cho biết, đặc vụ DEA đã ra lệnh cho WhatsApp theo dõi địa chỉ IP và số điện thoại mà các mục tiêu đang giao tiếp, cũng như thời gian và cách thức họ sử dụng ứng dụng. Tuy nhiên, đến nay DEA không tìm được nội dung của tin nhắn, nguyên nhân là do WhatsApp không thể cung cấp bất kỳ thứ gì vì dịch vụ của ứng dụng này có tính năng mã hóa tin nhắn.
Lệnh theo dõi WhatsApp từ Cơ quan Thực thi Ma túy của Mỹ liên quan đến bảy người dùng ở Trung Quốc và Ma Cao. Ảnh REUTERS
Video đang HOT
Theo báo cáo của Forbes, trường hợp này có khả năng liên quan đến một cuộc điều tra về nỗ lực vận chuyển nhóm thuốc opioid của cá nhân và tổ chức Trung Quốc đến Mỹ. Opioid là nhóm chất tự nhiên và tổng hợp, bao gồm các loại thuốc phiện (opiat). Được biết, các lô hàng fentanyl, một loại opioid, và các chất dạng thuốc phiện gây chết người khác vận chuyển đến Mỹ là một trong nhiều vấn đề làm rạn nứt quan hệ với Trung Quốc. Tranh chấp giữa hai nước đã leo thang khi tình trạng quá liều ở Mỹ gia tăng trong những năm gần đây.
Tháng 7.2021, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã báo cáo kỷ lục 93.000 ca sử dụng ma túy quá liều ở nước này vào năm 2020, trong đó fentanyl và các chất tương tự của nó chiếm hầu hết các trường hợp.
Theo đạo luật Pen Register Act, cơ quan liên bang chỉ cần cung cấp ba yếu tố để biện minh cho việc theo dõi người dùng ứng dụng: danh tính của luật sư hoặc nhân viên thực thi pháp luật đưa ra đơn đăng ký, danh tính của cơ quan làm đơn và xác nhận từ người nộp đơn rằng “thông tin có thể thu được liên quan đến một cuộc điều tra tội phạm đang được tiến hành bởi cơ quan đó”.
“Ngoài ba yếu tố được mô tả ở trên, luật liên bang không yêu cầu đơn xin lệnh cho phép sử dụng Pen Register Act”, Forbes trích nội dung chính phủ viết trong lệnh giám sát.
Hiện công ty mẹ Meta của Facebook không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về lệnh của DEA.
Bão ven biển châu Á sẽ mạnh gấp đôi vào năm 2100
Sức tàn phá của những trận bão ở châu Á sẽ tăng gấp đôi vào cuối thế kỷ này, theo nghiên cứu của Đại học Hong Kong Trung Quốc (CUHK).
Bão Kompasu đổ bộ vào Hong Kong tháng 10/2021. Ảnh: SCMP
Nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong và Trung tâm Nghiên cứu Thời tiết Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Ma Cao cho hay vào năm 2100, tốc độ gió trung bình của bão khi đổ bộ vào đất liền có thể mạnh thêm 6%, tương đương 7,2 km/h.
CUHK dự báo rằng một cơn bão trung bình sẽ dài thêm khoảng 5 giờ (56%) và sẽ đi sâu hơn 92km (50%) vào đất liền, gần gấp đôi sức tàn phá tổng thể.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin những dự báo này dựa trên kịch bản xấu nhất về biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng từ năm 1979 đến năm 2016, thời lượng của các cơn bão nhiệt đới đã tăng thêm từ 2 - 9 giờ và xâm nhập sâu hơn vào đất liền từ 30 - 190km.
Phó Giáo sư Francis Tam Chi-yung, người phụ trách Chương trình Khoa học Hệ thống Trái đất tại CUHK, cho biết: "Quá trình ấm lên toàn cầu sẽ làm gia tăng xu hướng các cơn bão đổ bộ vào đất liền cũng như tác động tiêu cực đến các khu vực trong phạm vi bão quét qua". Nội dung nghiên cứu trên vừa được công bố trên tạp chí "Frontiers in Earth Science".
Ông Tam Chi-yung nhấn mạnh: "Do hậu quả của biến đổi khí hậu, nhiều khu vực đất liền ở châu Á sẽ phải hứng chịu thêm những hiểm họa nghiêm trọng liên quan đến bão trong tương lai. Vì vậy, việc lập kế hoạch dài hạn để tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khả năng chống chịu ở những khu vực này là rất cần thiết".
Đáng chú ý, Phó Giáo sư này chỉ ra rằng các cơn bão có ảnh hưởng ngày càng gia tăng đối với đất liền đã được ghi nhận tại Việt Nam cũng như khu vực miền Nam Trung Quốc, trong đó có Hong Kong.
Các dự báo do CUHK thực hiện dựa trên kịch bản RCP8.5 khi tình trạng ấm lên toàn cầu không ngừng tăng trong suốt thế kỷ, do các nước không đưa ra được một giải pháp kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiệu quả.
Theo RCP8.5, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất được dự báo sẽ tăng 3,7 độ C trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ 21 so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Tổ chức Khí tượng Thế giới cho hay trong 5 thập kỷ qua, gió lớn, mưa lớn và triều cường đã làm trên 780.000 người chết, cũng như gây thiệt hại kinh tế hơn 1,4 nghìn tỷ USD cho toàn cầu.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...