Mỹ ra đòn Nga, Iran: Hệ lụy chiến lược tới Ấn Độ
Sau khi khiến New Delhi bị ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và Iran, Washington đang tìm cách hạn chế các tác động này.
Tờ Nikkei cho biết, mặc dù New Delhi đã thúc đẩy quan hệ với Washington trong hơn một thập kỷ, nước này là một bên bị ảnh hưởng chính trong hai loạt trừng phạt kinh tế mới của Mỹ nhằm vào Iran và Nga. Tehran và Moscow, hiện là trung tâm trong cuộc tranh luận chính sách đối ngoại Mỹ hiện nay, đều là những đối tác kinh tế và chính trị lâu đời của Ấn Độ.
Vì không thể đột ngột giảm mức quan hệ với hai nước trên mà không gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, nên New Delhi đang xem xét cẩn thận cách cân bằng đối với mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng tăng với Hoa Kỳ. Washington, về phần mình, cần cung cấp không gian đủ rộng để làm điều này cho Ấn Độ, một thế lực quan trọng trong ván bài địa chính trị lớn nhất của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước một Trung Quốc đang nổi lên, theo Nikkei.
Sức ép Mỹ “mạnh tay” Nga, Iran
Việc Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đa phương của Iran, tiếp theo là thực thi các biện pháp trừng phạt áp dụng toàn cầu để phá vỡ nền kinh tế Iran, đã thúc đẩy những động thái phản ứng ngay cả từ các đồng minh thân cận của Washington ở châu Âu.
Các biện pháp trừng phạt thứ cấp với các nước giao dịch làm ăn với Nga cũng là một trọng tâm trong Đạo luật CAASTA được Quốc hội Mỹ thông qua năm ngoái. Trong đó, các doanh nghiệp quốc phòng và năng lượng thế giới làm ăn với Nga sẽ bị tổn hại nhiều nhất.
Ấn Độ, một nước mua vũ khí lớn của Nga và là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai của Iran sau Trung Quốc, đã nhận thức sâu sắc về những rủi ro của việc liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Trên thực tế, Mỹ đã vượt Nga trong những năm gần đây với tư cách là người bán vũ khí hàng đầu cho New Delhi, và cũng nổi lên là một nguồn cung cấp dầu và khí đốt cho Ấn Độ. Nhưng mối quan hệ phát triển ở giai đoạn này chưa thể thay thế mối liên hệ của Ấn Độ với Nga và Iran.
Hoa Kỳ về cơ bản chỉ chuyển giao các hệ thống quân sự phòng thủ, trong khi Nga đã bán vũ khí tấn công cho Ấn Độ, bao gồm tàu ngầm chạy bằng hạt nhân và tàu sân bay. Ấn Độ cũng dựa vào các phụ tùng của Nga để duy trì các hệ thống vũ khí từ thời Liên Xô. Trong khi đó, về dầu mỏ, Iran từ lâu đã là một trong những nhà cung cấp hàng đầu cho Ấn Độ.
Video đang HOT
Ngay cả trước khi các lệnh cấm vận mới đối với Iran và CAATSA ra đời, nhiều câu hỏi đã được dấy lên ở Ấn Độ về việc liệu chính sách đối ngoại thân Mỹ của các chính phủ Ấn Độ liên tiếp từ năm 2004 có mang lại kết quả cụ thể gì hay chưa?
Một điểm đáng chú ý là căng thẳng biên giới giữa quân Ấn Độ và Trung Quốc trên vùng cao nguyên Doklam một năm trước, khi Washington không đưa ra một tuyên bố nào ủng hộ Ấn Độ, mà chọn giữ trung lập.
Đối pháp của ông Modi
Trong những tháng gần đây, Thủ tướng Narendra Modi đã tìm cách giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc và đảo chiều mối quan hệ đi xuống với Nga. Ông Modi đã tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin lần lượt tại Vũ Hán và Sochi. Những động thái này được Washington coi là một nỗ lực tinh tế để cân chỉnh lại mối quan hệ Ấn Độ – Hoa Kỳ.
Do đó, chính quyền và Quốc hội Mỹ đã nhận thấy cần phải điều chỉnh lại lập trường của mình, từ việc không miễn trừ cho bất cứ nước nào khỏi CAATSA. Trong tuần này, Quốc hội Mỹ đã thông các miễn trừ CAATSA cho Ấn Độ và hai nước khác, dù sẽ yêu cầu những nước này chứng minh rằng họ đang giảm đáng kể sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga hoặc tăng cường hợp tác đáng kể với Hoa Kỳ.
Tàu sân bay INS Vikramaditya được coi là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Ấn Độ. (Nguồn: Reuters)
Trong đó, một cái giá mà Mỹ muốn từ Ấn Độ là nước này sẽ ký vào hai “thỏa thuận quốc phòng nền tảng”. Sau khi Ấn Độ kí kết hiệp ước hỗ trợ hậu cần, bao gồm cấp cho Mỹ quyền tiếp cận vào các cơ sở quân sự Ấn Độ, Washington đang thúc đẩy Ấn Độ tiến tới một hiệp ước an toàn thông tin (mà giới quân sự Ấn Độ lo ngại có thể ảnh hưởng tới mạng lưới liên lạc của họ) và một thỏa thuận tình báo không gian địa lý.
Trong khi đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến Iran, thậm chí trước khi có hiệu lực, đã làm tăng hóa đơn nhập khẩu dầu của Ấn Độ- nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới, bằng cách khiến giá dầu trên thị trường tăng lên.
Ấn Độ, trong khi cảnh báo các công ty năng lượng của mình về nguy cơ bị trừng phạt từ Mỹ nếu không giảm giao thương mại với Iran vào đầu tháng 11 năm ngoái, cũng đang thúc giục Washington để giảm mức trừng phạt. Trong vòng cấm vận trước đây đối với Iran dưới thời ông Barack Obama, Ấn Độ đã nhận được lệnh miễn trừ sáu tháng bằng cách cho thấy rằng họ luôn duy trì việc giảm nhập khẩu dầu của Iran. Để tránh sử dụng hệ thống tài chính của Hoa Kỳ, Ấn Độ đã phải trả cho Iran bằng tiền riêng của mình và thúc đẩy thương mại hàng đổi hàng.
Tác động của các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran đối với Ấn Độ cũng có thể cản trở hành lang quá cảnh quốc tế Ấn Độ – Afghanistan – Iran, bao gồm dự án hiện đại hóa cảng Chabahar. Dự án này cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Tehran đối với New Delhi.
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ lâu đã dựa vào các biện pháp trừng phạt, mặc dù hiệu quả của chúng không chắc chắn và hậu quả không thể đoán trước. Một trong những hệ lụy ngoài ý muốn hiện tại là những biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào Iran, đã khiến Trung Quốc trở thành người hưởng lợi chính, bằng việc đẩy Bắc Kinh và Tehran gần nhau hơn.
Theo toquoc
Iran ra điều kiện đàm phán với Mỹ
Iran cho biết bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mỹ cũng chỉ bắt đầu khi Washington giảm sự thù địch và trở lại thỏa thuận hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/7 tuyên bố sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo Iran mà không cần điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị phía Iran bác bỏ kịch liệt bởi sự thiếu tin cậy đối với chính quyền Donald Trump. Iran cũng cho biết bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mỹ cũng chỉ bắt đầu khi Washington giảm sự thù địch và trở lại thỏa thuận hạt nhân.
Tổng thống Mỹ và Tổng thống Iran. Ảnh: AFP.
Những ngày qua, báo giới và truyền thông khu vực ghi nhận những phản ứng cứng rắn từ phía Iran liên quan đến tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump được đưa ra hồi đầu tuần qua về một gặp với lãnh đạo Iran. Ngay sau tuyên bố của ông Trump, Tư lệnh của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Thiếu tướng Mohamed Ali Jafari đã tuyên bố bác bỏ đề xuất về cuộc gặp của Tổng thống Trump và cho rằng Iran không giống như Triều Tiên để có thể chấp nhận đề nghị của ông Trump về một cuộc gặp Thượng đỉnh như vậy.
Và thậm chí, ông Ali Jafari còn tuyên bố sẽ không bao giờ diễn ra một cuộc gặp Thượng đỉnh như vậy ngay cả với các Tổng thống Mỹ sau này. Trong khi đó, cố vấn của Tổng thống Rouhani, ông Hamid Aboutalebi, người đã đề ra các điều kiện riêng của ông cho bất kỳ cuộc họp nào giữa lãnh đạo Iran với Tổng thống Mỹ Trump cho rằng, Mỹ cần tôn trọng Iran và quay trở lại tham gia thỏa thuận hạt nhân đã ký năm 2015 cũng như giảm bớt sự thù địch đối với Iran. Cùng với các phản ứng tương tự của Bộ Ngoại giao, Quốc hội Iran, Tổng thống Iran Rouhani cũng cho rằng việc ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 là "bất hợp pháp".
V ì sao mà Iran lại bác bỏ đề xuất đàm phán của Mỹ
Thứ nhất, giới chức Iran quan ngại về các điều kiện mà phía Mỹ sẽ áp đặt sẽ hạn chế nhiều đến cơ hội phát triển tiềm lực của Iran cũng như tác động trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Iran. Các điều kiện mà phía Mỹ áp đặt với Iran được cho là sẽ đi ngược lại nguyện vọng của giới lãnh đạo Iran từ những thay đổi về các chính sách mà Mỹ cho là hà khắc đối với người dân Iran đến việc từ bỏ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và giải tán các cơ sở hạt nhân của Iran.
Nguyên nhân thứ hai là việc giới chức Iran đón nhận đề nghị của Tổng thống Mỹ Trump về cuộc gặp Thượng đỉnh với một sự hoài nghi về khả năng diễn ra cũng như hiệu quả của nó và cho rằng đó không phải là một ý định đàm phán thực sự. Trước đó một tuần, chính Tổng thống Trump từng đe dọa rằng Iran sẽ phải gánh chịu hậu quả tồi tệ nhất từ trước đến nay. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi ngày 31/7 cho biết, đề nghị của ông Trump nhằm đàm phán với Iran hoàn toàn mâu thuẫn với các hành động của ông khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran và gây sức ép đối với các nước khác để ngăn cản hoạt động hợp tác kinh tế với Iran.
Liệu có một kịch bản Thượng đỉnh Iran- Mỹ trong tương lai?
Trong ngắn hạn khả năng nối lại đàm phán giữa Iran và Mỹ là khá thấp khi hai bên còn tồn tại những bất đồng khó giải quyết liên quan đến các điều kiện đặt ra cho nhau. Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump về một cuộc gặp với Iran mà không có bất cứ điều kiện nào được đưa ra, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, dường như mâu thuẫn với ông Trump khi liệt kê các điều kiện tiên quyết phải được đáp ứng trước, như chính phủ Iran chứng minh cam kết thay đổi cơ bản trong các chính sách đối với người dân và nhất trí phải tham gia vào một thỏa thuận thực sự ngăn chặn sự phổ biến hạt nhân.
Bên cạnh đó, phát ngôn viên của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Garrett Marquis trong một tuyên bố cho rằng Mỹ sẽ không dỡ bỏ bất kỳ biện pháp trừng phạt hoặc tái thiết lập lại quan hệ ngoại giao và thương mại với Iran cho đến khi có những thay đổi hữu hình và được duy trì trong chính sách của Iran. Ngược lại, nếu Iran không cam kết thay đổi, sự trừng phạt sẽ hết sức nặng nề.
Về phần mình, Iran cũng đe dọa đóng của eo biển Hormuz, một tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng của các nước khu vực nhằm bảo vệ quyền lợi xuất khẩu dầu của Iran.
Tuy nhiên, với những diễn biến về các cuộc gặp Thượng đỉnh gần đây giữa Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên hay với Tổng thống Nga Putin, dư luận khu vực Trung Đông vẫn để ngỏ khả năng diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và lãnh đạo Iran trong tương lai./.
Thế Nguyễn/VOV-Cairo
Iran dằn mặt Mỹ, Israel "nổi đóa" dọa chiến tranh Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gửi cảnh báo rắn tới đối thủ không đội trời chung Iran sau khi Tehran tuyên bố Biển Đỏ "không an toàn" cho quân đội Mỹ. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu "Nếu Iran cố gắng phong tỏa eo biển Bab al-Mandeb, họ sẽ phải đối mặt với một liên minh quốc tế sẵn sàng ngăn chặn họ...