Mỹ quyết tìm ra nguồn gốc Covid-19
Nhà Trắng cho biết, truy tìm nguồn gốc đại dịch Covid-19 tiếp tục là một trong những ưu tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Các chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán, Trung Quốc điều tra nguồn gốc Covid-19 hồi tháng 2 (Ảnh: Reuters).
“Tìm đến cùng câu trả lời về nguồn gốc đại dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng tôi. Thời gian là yếu tố thiết yếu”, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết ngày 4/11.
Bình luận trên được đưa ra sau khi giới tình báo Mỹ công bố báo cáo cập nhật về cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch. trong báo cáo công bố ngày 29/10, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) nói rằng, cả hai giả thuyết rằng virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên và giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn bất đồng về việc liệu giả thuyết nào nhiều khả năng xảy ra hơn hay liệu có thể đưa ra khẳng định chắc chắn hay không. Báo cáo cũng bác bỏ giả thuyết virus SARS-CoV-2 được tạo ra với mục đích làm vũ khí sinh học.
Video đang HOT
Các cơ quan tình báo Mỹ nhấn mạnh, họ sẽ không thể đưa ra lời giải thích rõ ràng hơn về nguồn gốc Covid-19 nếu không có thông tin mới chứng minh virus lây truyền từ động vật sang người qua con đường cụ thể hay thoát ra từ phòng thí nghiệm.
Báo cáo nói rằng, các cơ quan Mỹ và giới khoa học toàn cầu đến nay vẫn thiếu các mẫu lâm sàng và thông tin đầy đủ về dữ liệu dịch tễ của các ca nhiễm đầu tiên.
Đây là bản cập nhật của báo cáo đầu tiên công bố sau 90 ngày điều tra lại nguồn gốc Covid-19 của giới tình báo Mỹ trong bối cảnh còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc đại dịch.
Trung Quốc đã chỉ trích báo cáo của giới tình báo Mỹ. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng trước nói: “Việc Mỹ dựa vào bộ máy tình báo của mình thay vì các nhà khoa học để truy tìm nguồn gốc Covid-19 hoàn toàn là một trò khôi hài. Nó sẽ chỉ làm suy yếu nghiên cứu về nguồn gốc dựa trên khoa học và cản trở nỗ lực toàn cầu trong việc tìm ra nguồn gốc của virus”.
Trung Quốc chạy đua đối phó đợt dịch Covid-19 rộng nhất sau Vũ Hán
Trung Quốc đang ra sức kiểm soát đợt bùng dịch Covid-19 rộng nhất kể từ sau đợt dịch đầu tiên ở Vũ Hán bằng chiến lược Không Covid-19, trong bối cảnh nước này chuẩn bị tổ chức các sự kiện quan trọng.
Trung Quốc đang đối mặt đợt bùng dịch Covid-19 rộng nhất kể từ sau Vũ Hán (Ảnh: AFP).
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, trong đợt bùng dịch mới nhất từ giữa tháng 4, 19 trong số 31 tỉnh của nước này đã ghi nhận các ca Covid-19 mới. Hôm 4/10, Trung Quốc có thêm 104 ca mắc mới, trong đó có 87 ca lây nhiễm cộng đồng. Kể từ đầu đợt dịch này, Trung Quốc ghi nhận khoảng 700 ca lây nhiễm trong cộng đồng,
Con số này tuy rất nhỏ so với hàng chục nghìn ca mới mỗi ngày ở một số nước châu Âu, nhưng với Trung Quốc, đây là một thách thức mới với chiến lược Zero Covid-19 của nước này bằng các biện pháp ứng phó không khoan nhượng nhằm đưa số ca nhiễm về 0.
Đợt dịch mới ở Trung Quốc bắt đầu từ ngày 16/10 sau khi một nhóm du khách từ Thượng Hải đi các tỉnh miền bắc Trung Quốc được phát hiện mắc Covid-19. Kể từ đó, số ca Covid-19 tăng nhanh chóng và lan ra nhiều tỉnh miền bắc nước này. Giới chức NHC cảnh báo, "nhiều đợt bùng phát dịch ở địa phương tại phía Bắc và Tây Bắc đang lan rộng".
Ngay lập tức, chính quyền các địa phương ở đây đã áp dụng hàng loạt biện pháp đối phó dịch bao gồm xét nghiệm hàng loạt, hạn chế đi lại, siết cách ly. Tại một khu du lịch nổi tiếng, tất cả cư dân và khách du lịch thậm chí không được phép ra khỏi nhà. Thủ đô Bắc Kinh cũng siết các biện pháp kiểm soát việc ra vào thành phố. Một số thành phố, gồm Lan Châu, đã bị phong tỏa, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân.
Tuy vậy, dịch vẫn lây lan nhanh chóng, làm dấy lên câu hỏi về tính bền vững của chiến lược Zero Covid-19 cũng như về hiệu quả của các biện pháp ứng phó dịch khẩn cấp của Trung Quốc khi khoảng thời gian giữa các đợt dịch rút ngắn lại và mỗi đợt dịch lại kéo dài ra.
Liên tiếp các đợt dịch mới
Khi dịch bùng phát lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã gần như kiểm soát thành công dịch vào khoảng tháng 3/2020 với số ca nhiễm duy trì ở mức thấp suốt năm 2020. Đến cuối năm 2020, cuộc sống ở Trung Quốc gần như trở lại bình thường, các doanh nghiệp được hoạt động trở lại, việc đi lại cũng được khôi phục.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Delta trong năm nay đã và đang thách thức chiến lược ứng phó của Trung Quốc. Nước này bắt đầu ghi nhận tần suất xuất hiện các ổ dịch mới cao hơn. Người dân và chính quyền các địa phương ở Trung Quốc chỉ có vài tuần "thở phào trước khi một đợt dịch mới bắt đầu. Hôm 29/9, giới chức y tế địa phương thông báo ổ dịch ở tỉnh Phúc Kiến đã được kiểm soát, nhưng chỉ chưa đầy 3 tuần sau, đợt dịch mới bùng phát.
Bất chấp, tần suất các ổ dịch mới có xu hướng tăng lên, thời gian kéo dài ra, giới chức Trung Quốc không có dấu hiệu thay đổi chiến lược ứng phó đại dịch kể cả sắp diễn ra các sự kiện quan trọng như Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Trung Quốc đã tiêm chủng vaccine Covid-19 đầy đủ cho khoảng 76% dân số, nhưng cũng chưa thể ngăn đà lây lan của Delta.
Báo Global Times bình luận: "Đối mặt với những đợt bùng phát Covid-19 liên tục xảy ra, các chuyên gia y tế cho rằng Trung Quốc không thể từ bỏ chiến lược Zero Covid (Không Covid) lúc này. Việc dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt sẽ dẫn đến kết quả thảm khốc".
Thư ký báo chí Nhà Trắng Psaki mắc Covid-19 Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki xác nhận mắc Covid-19 và lần cuối cùng tiếp xúc với Tổng thống Mỹ Joe Biden là hôm 26/10. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki (Ảnh: Reuters). Theo Reuters, trong thông cáo ngày 31/10, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, bà đã có kết quả xét nghiệm dương tính...