Mỹ quyết tâm triển khai tên lửa tại Alaska
Quân đội Mỹ sẽ vẫn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở bang Alaska, dù trước vừa mới tiếp tục nối dài danh sách thất bại trong việc phóng thử tên lửa đánh chặn.
Mỹ đã 4 lần phóng thử tên lửa GBI nhưng đều thất bại.
Người phát ngôn Lầu năm góc George Little cho biết vụ phóng thử bất thành Hệ thống Đánh chặn Mặt đất (GBI) hôm 5/7 không phải là lý do để hủy kế hoạch triển khai vũ khí tại Alaska.
“Vụ thử hôm 5/7 đã không thành công và chúng tôi đang tìm hiểu xem sai sót ở khâu nào… Tuy nhiên, không có bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch tăng đầu số tên lửa đánh chặn GBI trong thời gian tới”, người phát ngôn khẳng định.
Video đang HOT
Ông cũng nhấn mạnh quân đội đang sở hữu hệ thống phòng thủ đủ mạnh để bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh trước những mối đe dọa.
Từ năm 2010 đến nay, Mỹ đã tiến hành 4 vụ thử tên lửa GBI nhưng đều thất bại. Tuy nhiên, Lầu năm góc vẫn giữ nguyên kế hoạch triển khai thêm 14 tên lửa GBI tại Alaska vào trước năm 2017, nâng tổng số đầu tên lửa tại bang này và bang California lên 44 đơn vị do lo ngại chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Hiện tại, Triều Tiên đã phát triển được những tên lửa đạn đạo có khả năng vươn tới nước Mỹ. Sách Trắng Quốc phòng của Nhật Bản vừa mới công bố cũng nhấn mạnh quan ngại về chương trình phát triển tên lửa này của Triều Tiên, trong đó nhấn mạnh việc tên lửa Triều Tiên có thể vượt Thái Bình Dương chứng tỏ chương trình phát triển tên lửa của nước này đã bước vào giai đoạn phát triển mới.
Theo Dantri
Tên lửa đánh chặn của Mỹ trượt mục tiêu
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ hôm qua có cuộc thử nghiệm trên Thái Bình Dương nhưng thất bại khi tên lửa đánh chặn không thể đánh bại được quả tên lửa đạn đạo mục tiêu.
Tên lửa đánh chặn trên mặt đất được phóng đi nhưng không thể tiếp cận mục tiêu. Ảnh: Independence
Cuộc thử nghiệm không thành ghi dấu một thất bại tiếp theo cho hệ thống đánh chặn trên mặt đất đắt giá của Mỹ. Hệ thống này chưa từng thành công trong các cuộc thử nghiệm từ năm 2008 đến nay.
Nội dung của thử nghiệm là một tên lửa đánh chặn được phóng đi từ căn cứ không quân Vandenberg ở California, để ngăn cản tên lửa đạn đạo tầm xa được phóng lên từ địa điểm thử nghiệm của quân đội ở bãi Kwajalein thuộc quần đảo Marshall.
"Mục đích đánh chặn không đạt được", AFP dẫn lời Richard Lehner, người phát ngôn Cơ quan Tên lửa Phòng thủ Mỹ, nói.
"Các quan chức của chương trình sẽ tiến hành xem xét mở rộng để xác định nguyên nhân xem có bất thường nào khiến tên lửa đánh chặn bất thành", ông nói thêm.
Vũ khí chống tên lửa bắt đầu xuất hiện các lỗi kỹ thuật liên tiếp, với hai lần thất bại trong năm 2010, khiến nhiều kế hoạch thử nghiệm phải hoãn lại.
Mỹ có 30 tên lửa đánh chặn trên mặt đất ở Alaska và California, với chi phí khoảng 34 tỷ USD. Các tên lửa này được cho là để đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn từ các tên lửa tầm xa của Triều Tiên.
Lầu Năm Góc còn muốn triển khai thêm 14 tên lửa đánh chặn trên mặt đất khác tại Alaska, với giá khoảng 1 tỷ USD, cũng để đối phó với các đe dọa từ Triều Tiên.
Một số nghị sĩ đang thúc đẩy để mở thêm một cơ sở phòng thủ tên lửa mới ở bờ Đông, trong trường hợp Iran hoặc các đối thủ khác sở hữu tên lửa tầm xa.
Các nhà phê bình chương trình phòng thủ tên lửa chắc chắn sẽ nhân cơ hội phóng thử thất bại này để chứng minh hệ thống phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật đặc biệt nghiêm trọng.
Theo VNE
Tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga "chấp" 5-7 tên lửa đánh chặn Mỹ Ngày 2-4, một Đại tướng nghỉ hưu Nga cho biết, Mỹ sẽ phải cần từ 5 đến 7 tên lửa đánh chặn triển khai trên đất liền (GBI) để đánh chặn một tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga. "Từ các cuộc tiếp xúc của tôi với giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, tôi được biết rằng...