Mỹ quan ngại, Trung Quốc biện bạch về việc quân sự hóa Hoàng Sa
Thông tin Trung Quốc đưa tên lửa đối hạm phi pháp tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây ra mối quan ngại mới với Mỹ về tham vọng quân sự hóa của Bắc Kinh tại đường biển chiến lược.
Tên lửa YJ-62 của Trung Quốc được đăng trên mạng xã hội nước này. Hình ảnh vật thể hình cầu giống radar xuất hiện ở hậu cảnh. Ảnh: Weibo
Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua ngang nhiên cho rằng việc nước này triển khai thiết bị quốc phòng tại quần đảo Hoàng Sa là hợp lý và chính đáng. “Điều đó chẳng liên quan đến cái gọi là quân sự hóa”, Nikkei dẫn lời ông Hồng nói.
Ông Hồng không nói rõ liệu Bắc Kinh đã triển khai tên lửa YJ-62 ở đó hay chưa. Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 29/3 cũng cho biết nước này không thể xác nhận thông tin.
“Tôi không thể nói về vấn đề tình báo ở đây”, Peter Cook, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết về việc triển khai tên lửa Trung Quốc. “Nhưng rõ ràng, như chúng tôi đã đề cập vài lần, bất cứ điều gì, bất cứ bước đi nào của bất cứ bên nào ở khu vực đó trên thế giới, dù là Trung Quốc hay nước khác, trong việc quân sự hóa những thực thể tranh chấp, những đảo tranh chấp, sẽ là mối quan ngại đối với chúng tôi”, Washington Free Beacon dẫn lời ông Cook nói tại Lầu Năm Góc.
Video đang HOT
Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, Trung Quốc rõ ràng đã triển khai tên lửa YJ-62 lên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Một bức ảnh chụp YJ-62 do tạp chí quân sự Trung Quốc đăng tải trước đó được cho là xuất hiện trên mạng xã hội Weibo hôm 20/3. Hình ảnh cũng cho thấy vật thể hình cầu giống radar. Các tên lửa mới nhiều khả năng được triển khai cùng lúc với tên lửa đất đối không HQ-9, lần đầu bị phát hiện trên đảo Phú Lâm hồi tháng hai, theo IHS Jane’s.
Sau khi Trung Quốc đưa tên lửa HQ-9 trái phép ra đảo Phú Lâm, Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối Bắc Kinh vi phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, và cho lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc. Việt Nam tuyên bố hành động đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Vị trí đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đồ họa: Guardian
Trọng Giáp
Theo VNE
Việt Nam cảnh báo tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt lo ngại
Việt Nam hôm nay phản đối mạnh mẽ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời khẳng định tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt đáng lo ngại.
Hai khẩu đội tên lửa HQ-9 bố trí trên bờ biển đảo Phú Lâm được vệ tinh phát hiện vào tuần trước. Ảnh: Fox News
"Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hoá ở Biển Đông, mà còn đe doạ đến hoà bình, ổn định ở khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm nay trả lời câu hỏi của VnExpress về thông tin Trung Quốc điều chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đặt hệ thống radar ở một số cấu trúc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Diễn biến gần đây ở khu vực, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy nguyên trạng khu vực đang bị phá vỡ, đặc biệt đáng lo ngại hơn là tình trạng quân sự hoá ở Biển Đông", người phát ngôn cho biết thêm.
Ông Bình cho rằng đây là hai diễn biến hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không của khu vực.
Người phát ngôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì, hoà bình ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ngày 17/2, báo chí Mỹ đưa tin Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp đó, tình báo Mỹ ghi nhận sự hiện diện của các chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11 và Tây An JH-7 trên đảo Phú Lâm. Ngày 23/2, Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết những hình ảnh chụp vào cuối tháng một cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép.
Động thái điều chiến đấu cơ, tên lửa, radar gần đây của Trung Quốc ra các đảo chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa vấp phải sự phản đối của nhiều nước. Mỹ lên án Trung Quốc đang quân sự hoá Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, trong khi Nhật yêu cầu nước này giải thích rõ ràng về hành động điều tên lửa. Australia, New Zealand cũng đồng loạt kêu gọi Trung Quốc ngừng quân sự hoá Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tình báo Mỹ vạch mặt Trung Quốc ở Biển Đông Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã đưa ra những đánh giá chi tiết về các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Những công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở đá Chữ Thập - Ảnh: IHS Jane's Theo chuyên san The Diplomat ngày 10.3, những đánh giá của tình báo Mỹ được...