Mỹ: Quái vật lạ 99 triệu năm tuổi “trỗi dậy” từ lòng đất
Con quái vật được đặt tên là Fona herzogae, sống dưới lòng đất ở khu vực nay là bang Utah nước Mỹ.
Theo Sci-News, quái vật Fona herzogae thực ra là một loài khủng long thescelosaurine, nhưng có vẻ ngoài quái dị hơn nhiều so với các loài cùng nhóm.
Trong hình ảnh được các nhà khoa học mô tả lạ, hai con quái vật – một con non và một con trưởng thành – hiện lên với thân hình lực lưỡng giống T-rex, đầu giống chim, cặp chân giống đà điểu nhưng to khỏe hơn nhiều.
Quái vật Fona herzogae – Ảnh đồ họa: Jorge Gonzalez.
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học bang North Carolina và Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Carolina (Mỹ) đã khai quật được hóa thạch đầu tiên của loài quái vật này từ năm 2013 tại một khu vực thuộc hệ tầng núi Cedar ở bang Utah từ năm 2013.
Một số hóa thạch khác cũng đã được tìm thấy trong khu vực những năm tiếp theo.
Các hóa thạch đều được bảo quản trong tình trạng tốt với những chi tiết cho thấy đó là một sinh vật giống khủng long nhưng vẻ ngoài đặc biệt và có khả năng đào hang.
Sau nhiều năm khai quật và nghiên cứu, cuối cùng họ đã mô tả thành công một loài khủng long chưa từng được tìm thấy ở bất cứ đâu khác trên thế giới trong bài công bố trên tạp chí khoa học The Anatomical Record.
Video đang HOT
Fona herzogae là loài khủng long ăn thực vật có thân hình nhỏ, kích thước bằng một con chó lớn.
Nó có chung một số đặc điểm giải phẫu với các loài động vật được biết đến với khả năng đào bới hoặc đào hang: Cơ bắp tay lớn, các điểm bám cơ mạnh ở hông và chân, xương hợp nhất dọc theo xương chậu có thể giúp ổn định khi đào và chi sau lớn hơn chi trước theo tỉ lệ.
Nhưng đó không phải là bằng chứng duy nhất cho thấy loài động vật này đã dành thời gian dưới lòng đất.
Tình trạng bảo quản tốt của các bộ hài cốt hóa thạch là một bằng chứng vững chắc khác: Chúng thường được tìm thấy còn nguyên vẹn với nhiều xương được bảo quản ở tư thế chết ban đầu, ngực hướng xuống, chân trước dang rộng.
Điều này cho thấy chúng có thể đã ở trong hang dưới lòng đất trước khi chết, do đó vô tình đã được bảo quản trong một “mộ phần” an toàn qua gần 100 triệu năm.
Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được hang ngầm của Fona herzogae, nhưng hang của họ hàng gần nhất là loài khủng long Oryctodromeus đã được tìm thấy ở các bang Idaho và Montana.
Điều đó giúp các nhà khoa học tin tưởng về cách loài quái vật mới này sinh tồn ở Utah, nơi mà vào kỷ Phấn Trắng hãy còn là một đồng bằng ngập lụt, “kẹp” giữa một vùng biển nội địa và một hệ thống núi lửa.
Phát hiện quái vật đầm lầy khổng lồ, cổ đại hơn cả khủng long
Quái vật Gaiasia jennyae mang vẻ ngoài như một con cá chạch khổng lồ, đầu mãng xà, hàm khủng long, có chân; riêng hộp sọ của nó đã dài đến 60 cm.
Theo Science Alert, một nhóm chuyên gia quốc tế đã tìm thấy hóa thạch của một loài quái vật chưa từng biết ở hành hệ Gai-As thuộc Namibia, trong tư thế vắt vẻo trên một mỏm đá.
Phần hóa thạch gồm một hộp sọ khổng lồ đi kèm với một đoạn xương sống, đủ để các nhà khoa học tái hiện lại vẻ ngoài vô cùng đáng sợ của sinh vật.
Quái vật Gaiasia jennyae kỷ Nhị Điệp - Ảnh: Gabriel Lio
Các cuộc phân tích sau đó đã xác định con quái vật thuộc về một loài hoàn toàn mới, được đặt danh pháp khoa học là Gaiasia jennyae.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, loài này sinh sống vào khoảng 280 triệu năm trước, tức thuộc kỷ Nhị Điệp, sớm hơn thời điểm con khủng long đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất tận 40 triệu năm.
Gaiasia jennyae tồn tại khi mà Nambia gần Nam Cực hơn ngày nay rất nhiều và sở hữu những vùng đầm lầy rộng lớn.
"Nó có một cái đầu to, phẳng, hình bệ xí, cho phép nó mở miệng và hút con mồi vào. Nó có những chiếc răng nanh khổng lồ, toàn bộ phía trước miệng chỉ là những chiếc răng khổng lồ" - TS Jason Pardo, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field (Mỹ), đồng tác giả, mô tả.
Những chiếc răng nanh lớn đan xen rất khác thường cũng là một trong những chi tiết thú vị nhất của hóa thạch, tạo ra một vết cắn độc đáo mà các nhà khoa học có thể hình dung ở các động vật bốn chân đầu tiên.
Phần hóa thạch được tìm thấy ở Nambia - Ảnh: C. Marsicano
Trong hình ảnh đồ họa tái hiện lại con quái vật khi còn sống, các nhà khoa học cũng thể hiện con vật với thân hình dài, có vây lớn dọc theo lưng và bụng, khá giống cá chạch.
Ngoài ra, nó cũng có 4 chiếc chân nhỏ, chính là dấu hiệu cho việc con quái vật dần tiến hóa để trở thành động vật bốn chân trên cạn.
Sinh vật này thường chọn đáy hồ, đáy đầm lầy làm nơi sinh sống. Tuy nguy hiểm nhưng nó có khả năng di chuyển khá chậm, săn mồi dựa vào các cuộc phục kích hơn là tốc độ tuyệt đối.
Các nhà nghiên cứu cho rằng loài mới này có thể kết nối một số thông tin trong hồ sơ hóa thạch và có dấu hiệu cho thấy những loài động vật bốn chân sơ khai như thế này có thể đã bao phủ nhiều phần của hành tinh hơn so với suy nghĩ trước đây.
Bên cạnh đó, các đặc điểm của loài quái vật đầm lầy này rất nhiều khác biệt so với các sinh vật cùng thời ở vùng xích đạo, cho thấy hệ sinh vật địa cầu đã đa dạng hóa như thế nào vào kỷ Nhị Điệp.
Kỷ Nhị Điệp là kỷ cuối cùng của đại Cổ Sinh, kết thúc khoảng 252 triệu năm trước. Sau kỷ này là kỷ Tam Điệp của đại Trung Sinh.
Giữa hai kỷ này là một sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp - lớn nhất trong lịch sử Trái Đất - giết chết khoảng 96% sinh vật biển và 70% động vật có xương sống trên cạn. Có thể loài quái vật đầm lầy vừa được phát hiện cũng không thoát khỏi số phận bi thảm đó.
Tuy vậy, sự kiện tuyệt chủng này cũng là tiền đề để các loài mới phát sinh trong kỷ Tam Điệp, bao gồm dòng họ khủng long.
Tuyệt tích 510 triệu năm, quái vật Cambri "hiện hình" nguyên vẹn Một "Pompeii kỷ Cambri" vừa được tìm thấy ở Morocco, nơi các loài quái vật hơn nửa tỉ năm trước hiện về dưới dạng 3D hoàn hảo. Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã tìm thấy những hóa thạch hoàn hảo chưa từng thấy về bọ ba thùy, loài quái vật bé nhỏ nhưng rất quan trọng trên cây tiến hóa của...