Mỹ phát triển siêu vũ khí mới xóa sổ tàu ngầm Nga, Trung Quốc
Mỹ đang phát triển một hệ thống sonar công nghệ cao mới trong nỗ lực loại bỏ các tàu ngầm ưu việt nhất của Nga và Trung Quốc.
Cơ quan Các Dự án nghiên cứu Tiến bộ Quốc phòng (DARPA) – một cơ quan công nghệ quốc phòng của Mỹ đã ủy quyền cho BAE Systems – công ty quốc phòng, an ninh và hàng không vũ trụ đa quốc gia của Anh phát triển hệ thống sonar mới này.
Hệ thống mới đòi hỏi sự kết hợp các ưu điểm của công nghệ sóng siêu âm chủ động và thụ động nhằm cung cấp cho các tàu ngầm Mỹ lợi thế cạnh tranh so với các tàu ngầm ngày càng tối tân của Nga và Trung Quốc.
Các tàu ngầm thường dựa vào sonar thụ động – đơn giản là lắng nghe các loại âm thanh để xác định vị trí tàu ngầm và các tàu mặt nước của đối thủ.
Công nghệ này kém hiệu quả hơn so với sonar chủ động – giúp cung cấp vị trí chính xác hơn nhưng cũng có thể tố cáo vị trí của tàu ngầm.
Một chuyên gia tiết lộ với tạp chí Mỹ The National Interest rằng sonar chủ động giống như chiếu đèn pin vào trong một căn phòng tối: nó có thể tìm thấy đồ vật một cách hiệu quả, nhưng lại tố cáo sự hiện diện của nó và loại bỏ bất cứ nỗ lực tàng hình nào.
Video đang HOT
Theo đó, mục đích của hệ thống mới là trang bị cho các tàu ngầm Mỹ các lợi thế của sonar chủ động mà không làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của chúng. Cách khắc phục là đưa vào hoạt động các thiết bị không người lái dưới nước được trang bị sonar song tĩnh (bistatic sonar).
Năm 2015, các quan chức hải quân thừa nhận, Trung Quốc đã có nhiều tàu ngầm hơn so với Mỹ. Một số người còn ước tính, số lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ gần gấp đôi số tàu ngầm Mỹ vào năm 2029.
Mặc dù nhiều tàu ngầm hiện tại của Trung Quốc không tối tân như Mỹ nhưng các quan chức Hải quân Mỹ đã mô tả một số tàu ngầm mới của Trung Quốc là khá tuyệt vời.
Theo Danviet
Liên Xô theo dõi tàu ngầm Mỹ nhờ hệ thống bí mật này
Cảm biến Sonar được mệnh danh là "mắt thần" của tàu ngầm, giúp phát hiện vị trí cũng như hành động của các tàu mặt nước hoặc tàu ngầm đối địch. Thế nhưng, nhờ có công nghệ bí mật này, các tàu ngầm của Liên Xô không cần bật Sonar mà vẫn có thể bí mật theo dõi, bám theo tàu ngầm Mỹ.
Hệ thống SOKS trên một tàu ngầm Liên Xô
Cuối thập niên 1980, Liên Xô tuyên bố tàu ngầm tấn công hạt nhân K-147 của họ đã bí mật bám đuôi tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Mỹ liên tục trong 6 ngày, dù không trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar). Các chuyên gia quân sự Mỹ lúc đó cho rằng đây là điều không tưởng, cho đến khi Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hồi giữa năm nay giải mật tài liệu về năng lực tác chiến chống ngầm Liên Xô trong thập niên 1970, theo Popular Mechanics.
Trong giai đoạn 1970-1980, giới quan sát Mỹ tin rằng Liên Xô chưa sở hữu hệ thống sonar, công nghệ được coi là con mắt dưới biển của tàu ngầm, giống như Mỹ và NATO. Điều đó khiến nhiều người gọi tàu ngầm Liên Xô là những chiếc "tàu ngầm mù". Tuy nhiên, trong khi NATO tập trung vào công nghệ sonar để phát hiện tàu ngầm đối phương thì Liên Xô đi theo một hướng hoàn toàn khác.
Chuyên gia quân sự David Hambling cho biết trong môi trường nước biển, tàu ngầm không thể sử dụng radar mà chỉ có thể lợi dụng sóng âm để phát hiện tàu ngầm địch.
Hệ thống sonar được chia thành hai loại cơ bản. Sonar chủ động phát ra tín hiệu âm thanh (tiếng ping) và theo dõi tín hiệu phản xạ từ các chướng ngại vật dưới nước. Ngược lại, sonar thụ động dựa trên cảm biến âm thanh độ nhạy cao, có thể thu được tiếng ồn từ động cơ hoặc chân vịt tàu chiến. Sonar thụ động đòi hỏi chi phí đầu tư và trình độ công nghệ rất cao, nhưng có thể duy trì khả năng ẩn mình của tàu ngầm.
Mỹ và NATO phát triển các hệ thống sonar có hiệu quả cao, đến mức các phương pháp phát hiện mục tiêu dưới nước khác đều bị lãng quên. Trong nhiều thập kỷ, các phương thức không dùng sonar được cho là yếu thế, bị giới hạn về tầm hoạt động và độ tin cậy so với hệ thống sonar.
Nền công nghiệp điện tử thua kém phương Tây khiến Liên Xô khó có thể cho ra đời những hệ thống sonar hiệu quả, buộc họ phát triển những giải pháp thay thế. Một trong số này là hệ thống SOKS, được tích hợp cho các tàu ngầm tấn công Liên Xô để theo dõi vệt sóng phía sau tàu ngầm đối phương. Nó bao gồm một loạt mũi nhọn và ống rỗng gắn bên ngoài tháp chỉ huy.
Các cảm biến của hệ thống SOKS
Mỹ coi tuyên bố của Liên Xô về thành tích tàu ngầm K-147 là điều bất khả thi, nhưng Lầu Năm Góc vẫn phải bí mật tiến hành nghiên cứu về hệ thống SOKS. Một số nguồn tin cho rằng hệ thống này có thể đo sự thay đổi mật độ nước biển, phát hiện bức xạ và thậm chí được trang bị hệ thống cảm biến laser.
Phương Tây biết hệ thống SOKS đầu tiên xuất hiện trên tàu ngầm K-14 thuộc Đề án 627 Kit vào năm 1969. Kể từ đó, Liên Xô đã phát triển nhiều biến thể khác nhau. SOKS dường như cũng được trang bị cho mọi tàu ngầm tấn công thế hệ mới của Nga như Đề án 971 Shchuka-B và Đề án 855 Yasen.
Theo các tài liệu mới được giải mật, Moscow từng phát triển một số thiết bị có khả năng thu thập dấu vết phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm, cũng như phát hiện vật chất phóng xạ trong nước biển. "Liên Xô đã thành công trong việc định vị các tàu ngầm hạt nhân của họ bằng hệ thống này", báo cáo của CIA cho biết.
Báo cáo cũng cho biết tàu ngầm thải ra một loạt chất hóa học như kẽm và nickel trong quá trình hoạt động. Dù chỉ có một lượng cực nhỏ trong nước biển, những chất này vẫn có thể bị phát hiện nếu dùng trang bị đo đạc tối tân. Ngoài ra, lò phản ứng hạt nhân cần lượng nước khổng lồ để làm mát. Một số thử nghiệm cho thấy nhiệt độ nước xả ra từ tàu ngầm có thể cao hơn 10 độ C so với môi trường xung quanh.
"Một hệ thống định vị dựa trên các kỹ thuật này có thể phát hiện dấu vết sót lại của tàu ngầm từ trước đó vài giờ", báo cáo của CIA kết luận.
Theo Duy Sơn (VnExpress)
Phát hiện hoạt động tại xưởng nghi chế tạo tàu ngầm của Triều Tiên Ảnh chụp vệ tinh gần đây dường như cho thấy một số hoạt động trở lại ở một xưởng có khả năng đóng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, theo trang web 38North của Mỹ. Một tàu ngầm của Triều Tiên (Ảnh: The Buzz) Yonhap dẫn thông tin từ các chuyên gia của chương trình 38North ngày 17/8 cho...