Mỹ: Phát hiện nhiều lỗi trong công nghệ nhận diện khuôn mặt
Nghiên cứu về hàng chục thuật toán nhận diện khuôn mặt cho thấy tỷ lệ nhận diện sai những người châu Á và người Mỹ gốc Phi cao hơn 100 lần so với người da trắng.
Cách nhận diện khuôn mặt.
Hệ thống nhận diện khuôn mặt có nguy cơ đưa ra những kết quả hoàn toàn không chính xác, đặc biệt đối với những người da màu.
Đây là kết quả một nghiên cứu của Viện Tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia Mỹ công bố ngày 19/12.
Video đang HOT
Nghiên cứu về hàng chục thuật toán nhận diện khuôn mặt cho thấy tỷ lệ nhận diện sai những người châu Á và người Mỹ gốc Phi cao hơn 100 lần so với người da trắng.
Các hệ thống do Mỹ phát triển để nhận diện khuôn mặt có tỷ lệ lỗi cao hơn khi nhận diện những nhóm người bản địa châu Mỹ, người Mỹ gốc Phi và người châu Á, trong khi tỷ lệ nhận diện nhầm cao nhất đối với người da đỏ.
[Người dân Trung Quốc lo lắng về sự gia tăng của nhận dạng khuôn mặt]
Tuy nhiên, một số thuật toán được phát triển tại châu Á cho ra kết quả chính xác như nhau khi nhận diện những khuôn mặt người châu Á và người gốc châu Âu. Do đó, các nhà nghiên cứu gợi ý những sai lệch này có thể được hiệu chỉnh.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện 2 thuật toán xác định sai giới tính của phụ nữ da màu gần 35% thời gian.
Nghiên cứu trên được công bố trong bối cảnh hệ thống nhận diện khuôn mặt được triển khai rộng rãi tại nhiều sân bay, khu vực biên giới, ngân hàng, trường học và cả trong công nghệ riêng tư như mở khóa điện thoại thông minh.
Một số nhà hoạt động và nghiên cứu cho rằng hệ thống tiên tiến này có nguy cơ nhận diện nhầm dẫn đến bắt giam người vô tội và cơ sở dữ liệu của hệ thống có thể bị truy cập trái phép hoặc bị sử dụng vào mục đích phi pháp.
Theo VietNamPlus
Trung Quốc muốn "chung tay" thiết lập tiêu chuẩn cho công nghệ nhận diện khuôn mặt
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mặc cho nhiều người tỏ ra quan ngại về tính chính xác cũng như quyền riêng tư, và đặc biệt là chính quyền sẽ sử dụng công nghệ này để quản lý người dân như thế nào.
Trong một bài báo cáo của Financial Times, họ cho biết các công ty Trung Quốc như ZTE, Dahua, và China Telecom đang đệ trình những tiêu chuẩn về công nghệ nhận diện khuôn mặt lên Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU - International Telecommunication Union) - một tổ chức của Liên Hiệp Quốc (UN - United Nations) nhằm tiêu chuẩn hóa viễn thông quốc tế.
Thông thường, những tiêu chuẩn được đặt ra bởi ITU sẽ được dựa trên nền tảng kỹ thuật, nhưng những nhà vận động về nhân quyền cho biết những tiêu chuẩn được đề cập bên trên đang có dấu hiệu giống như là một chính sách hơn. Cụ thể, những tiêu chuẩn này bao gồm các khuyến nghị về trường hợp sử dụng, chẳng hạn như cảnh sát hoặc nhà tuyển dụng sẽ có quyền sử dụng công nghệ này để giám sát các nhân viên và xác định đối tượng trong đám đông.
Mối lo ngại nằm ở chỗ những tiêu chuẩn này sẽ được các nước đang phát triển áp dụng, tiêu biểu là các nước ở châu Phi vì họ vẫn chưa đủ nguồn lực để tạo ra những tiêu chuẩn của riêng họ. Kết quả là Trung Quốc sẽ chiếm quyền điều khiển thị trường công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Trung Quốc là một thế lực mạnh trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt, và công nghệ này đang được chính phủ sử dụng để giám sát các dự án nhà ở công cộng. Việc này đã dấy lên làn sóng phản đối vì nó xâm phạm đến nhân quyền.
Theo gearvn
Ấn Độ sẽ xây dựng hệ thống nhận diện khuôn mặt lớn nhất thế giới Công nghệ này sẽ có vai trò quan trọng trong việc nhận diện tội phạm, những người bị mất tích hoặc hỗ trợ ngăn chặn tội ác xảy ra. Bhuwan Ribhu một nhà hoạt động vì trẻ em đã tạo ra phần mềm để ghép cặp ảnh của những em bé mất tích với ảnh của những em bé sống trong nhà tình...