Mỹ, Pháp và Anh có thể dính líu tới tội ác chiến tranh ở Yemen
Liên hợp quốc cho biết ba nước này có thể dính líu tới các tội ác chiến tranh ở Yemen bằng cách trang bị vũ khí, cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ cho liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu.
C ảnh đổ nát sau cuộc không kích do liên quân do Saudi Arabia đứng đầu tiến hành tại Dhamar, phía nam Sanaa, Yemen ngày 1/9. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Reuters đưa tin, Liên hợp quốc ngày 3/9 cho biết Mỹ, Anh và Pháp có thể dính líu tới các tội ác chiến tranh ở Yemen bằng cách trang bị vũ khí cũng như cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hậu cần cho liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu – lực lượng đã cản trở người dân tiếp cận với nguồn tiếp tế thực phẩm như một thủ đoạn chiến tranh.
Các nhà điều tra Liên hợp quốc đã thu thập một danh sách bí mật những đối tượng nghi phạm tội ác chiến tranh quốc tế, vốn được rút ra từ báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc về những vi phạm trong cuộc xung đột 4 năm giữa một liên quân gồm các nước Arab và phong trào Hồi giáo Houthi hiện kiểm soát thủ đô Sanaa của Yemen.
Các nhà điều tra đã phát hiện ra những tội ác mà cả 2 bên có thể phạm phải trong khi cũng nhấn mạnh vai trò của các nước phương Tây là những bên hậu thuẫn chủ chốt cho các nước Arab và vai trò của Iran trong việc hỗ trợ cho Houthi.
Video đang HOT
Báo cáo cũng cáo buộc liên quân Arab tàn sát nhiều dân thường trong các cuộc không kích và cố tình cản trở họ tiếp cận nguồn tiếp tế lương thực ở một đất nước đang phải đối mặt với nạn đói.
Về phía Houthi, phong trào kiểm soát những thành phố bị pháo kích, đã triển khai những chiến binh nhí và sử dụng chiến thuật “chiến tranh kiểu vây hãm.”
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Liên hợp quốc, một kênh độc lập của Liên hợp quốc đã gửi cho người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet một danh sách bí mật về danh tính “những cá nhân có thể phải chịu trách nhiệm về các tội ác quốc tế.”
Danh sách phụ lục này đã liệt kê hơn 160 “nhân vật chính” từ Saudi Arabia, UAE, quan chức hàng đầu Yemen cũng như phong trào Houthi./.
Theo (Vietnam )
Các nước châu Âu quyết tâm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức đã cùng Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU thảo luận về thỏa thuận mang tên Kế hoạch JCPOA bên lề một cuộc họp của EU tại Phần Lan.
Châu Âu quyết tâm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran. (Nguồn: dw.com)
Các nước châu Âu sẽ đẩy mạnh những nỗ lực ngoại giao nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân hạt nhân ký giữa Tehran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) sau khi Washington rút khỏi.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 30/8 đã đưa ra lời cam kết này sau các cuộc thảo luận với những người đồng cấp Anh và Pháp.
Ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức đã cùng Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini thảo luận về thỏa thuận mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) bên lề một cuộc họp của EU tại Helsinki, Phần Lan.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Ngoại trưởng Maas cho biết 3 nước đều mong muốn phát huy động lực đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra cuối tuần qua tại Biarritz của Pháp, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện sự sẵn sàng đối thoại với Iran.
Ông nhấn mạnh: "Ưu tiên của chúng tôi là mở toang cánh cửa đối thoại giữa Mỹ và Iran. Đặc biệt sau hội nghị G7 tại Biarritz, chúng tôi đều cùng chung quan điểm rằng động lực có lẽ vẫn còn tồn tại, (do đó) phải tận dụng ngay tinh thần sẵn sàng đối thoại của hai bên."
Trước đó, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU Mogherini đã khẳng định EU ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran, nhưng chỉ khi JCPOA được duy trì. Bà nhấn mạnh JCPOA nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran là một thỏa thuận đa quốc gia, và được quy định trong một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và "những gì đang tồn tại cần được bảo vệ."
Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng có "một cơ hội thật sự tốt" khi ông có thể sớm gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani để thảo luận về căng thẳng leo thang, mặc dù nhà lãnh đạo Tehran muốn Washington dỡ bỏ trừng phạt trước khi nhất trí với cuộc hội đàm như vậy.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định Mỹ phải tôn trọng thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 và ngừng thực hiện chính sách "khủng bố kinh tế" chống lại người dân Iran nếu muốn đàm phán với Tehran.
Căng thẳng Mỹ- Iran tái bùng phát kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi JCPOA vì cho rằng thỏa thuận chưa chặt chẽ. Từ đó, Mỹ từng bước tái áp đặt và gia tăng các biện pháp trừng phạt, đặc biệt nhằm vào mạng lưới tài chính và ngành kinh tế chủ lực của Iran là xuất khẩu dầu mỏ, nhằm gây áp lực buộc Tehran quay trở lại bàn đàm phán.
Một năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Iran cũng tuyên bố điều chỉnh phạm vi tuân thủ các cam kết nêu trong thỏa thuận hạt nhân./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
Pháp, Đức và Anh cùng Ấn Độ bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông Anh, Đức và Pháp hôm 29-8 đã bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng ở biển Đông có thể dẫn đến mất an ninh và bất ổn trong khu vực. Ba quốc gia châu Âu đã phát biểu như trên trong một tuyên bố chung - do Bộ Ngoại giao Anh công bố một ngày sau khi tàu khu trục của...