Mỹ phẩm chăm sóc vùng kín có thật sự hiệu quả?
Song song với nhu cầu chăm sóc và làm đẹp da mặt hay toàn thân đang ngày một gia tăng của phái đẹp, vùng kín cũng trở thành một vấn đề không còn mấy “nhạy cảm” với chị em.
Bạn có thể không tin, nhưng các hãng mỹ phẩm đã cho ra mắt các dòng vệ sinh, dưỡng ẩm và thậm chí là cả… trang điểm cho vùng kín.
Từ những sản phẩm vệ sinh chuyên dụng cho đến nước hoa, kem dưỡng ẩm, sự đa dạng của các sản phẩm khó nói này hiện còn lan rộng đến cả mặt nạ, son dưỡng hay cả… phấn bắt sáng. Dù là với mục đích gì thì việc để có một “cô bé” sạch sẽ và thơm tho cũng vô cùng quan trọng và thiết yếu. Do đó, có những người sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng để mua những bộ sản phẩm chăm sóc vùng bikini được bán nhiều trên Internet.
Làm đẹp vùng kín không còn nhạy cảm với chị em
Vậy thực sự bạn có cần chúng không?
“Không nhất thiết.” Đây là câu trả lời của Alyssa Dweck, nữ bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Northen Westchester tại Mount Kisco, Mỹ. Mặc dù phần lớn chị em cảm thấy quan ngại về diện mạo “cô bé” của mình, ý tưởng bôi một thứ gì vào trong âm đạo vẫn rất mạo hiểm. Dù chỉ là những vật dùng bên ngoài như mặt nạ hay kem dưỡng, chúng vẫn có thể bao gồm những thành phần không thích hợp với vùng da này như glycerin (một chất dưỡng ẩm có thể gây nhiễm trùng nấm men), hương liệu (có thể gây phát ban và kích ứng) hay dầu khoáng (có thể bám vào da và thay đổi độ pH âm đạo, dẫn đến nhiễm trùng).
Và hãy thận trọng trong việc che đi mùi hương của bạn. “Những sản phẩm với mục đích là thay đổi mùi hương bình thường của âm hộ thường có hại hơn là có ích.”, bác sĩ phụ khoa Jessica Shepherd tại Đại học Illinois cho biết. Và nếu bạn cảm thấy lo lắng về mùi của mình, hãy đi khám bác sĩ chứ không nên đến hiệu thuốc. “Nếu mùi của âm hộ quá nồng và bạn muốn át đi nó, hãy đến phòng khám phụ khoa để kiểm tra nhiễm trùng càng sớm càng tốt.”, bác sĩ Dweck đưa ra lời khuyên.
Khi dùng các sản phẩm như phấn bắt sáng, son dưỡng và serum cho vùng kín, cần tránh đưa chúng vào âm đạo
Và với những sản phẩm thú vị như phấn bắt sáng, xịt thơm, son dưỡng và serum dành cho môi lớn và khu vực bikini, bác sĩ Dweck tỏ ý kiến. “Chỉ cần chúng không được đưa vào trong âm đạo, sẽ không có nguy hiểm đáng kể nào xảy ra khi sử dụng.” Tuy nhiên, không nên quá trông mong vào tác dụng của những sản phẩm này, bởi kể cả những sản phẩm chăm sóc da mặt thông thường chưa chắc đã đạt hiệu quả tối ưu khi sử dụng.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn sử dụng chúng?
Nếu bạn chỉ bôi và thoa những sản phẩm này lên vùng da bên ngoài mà không phải vùng môi nhỏ (hai môi thịt phía dưới vùng môi lớn) – bạn vẫn sẽ bình thường (đương nhiên là vẫn phải thử một lượng nhỏ trước để kiểm tra kích ứng). Nhưng nếu bạn sử dụng sản phẩm tẩy rửa thì phải cẩn thận.
Video đang HOT
Bởi, chính vùng âm hộ đã có cơ chế tự làm sạch, và nó cũng không cần bất kì sự hỗ trợ nào cả – đặc biệt là từ những sản phẩm mà bạn mua trên mạng. Bác sĩ Dweck nói: “Âm hộ có thể tự giữ vệ sinh và duy trì độ pH axit.” Độ pH của âm hộ là một yếu tố quan trọng trong việc vệ sinh vùng kín, bởi nếu con số này trở nên bất thường, vùng kín sẽ ngứa ngáy, nấm men và vi khuẩn, thậm chí là nhiễm trùng.
Vùng kín của bạn đã có cơ chế tự làm sạch, không cần sự hỗ trợ nào cả
“Độ pH có thể bị ảnh hưởng bởi những vấn đề đơn giản như là những sản phẩm chứa hương liệu, thuốc tránh thai, sex và stress.” Bác sĩ Shepherd cho biết. Nhưng chỉ cần vệ sinh vùng kín đúng cách – rửa sạch nhẹ nhàng với nước (không dùng với chất tẩy rửa hay xà phòng) và luôn giữ khô ráo, sạch sẽ – nó sẽ trở lại bình thường. Và nếu muốn dưỡng ẩm cho vùng bikini phía ngoài của bạn, hãy lựa chọn loại kem dưỡng dịu nhẹ và không mùi.
Nói tóm lại, việc sử dụng những sản phẩm này phụ thuộc vào chính bạn, bởi cơ thể bạn là của bạn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý kiểm tra những thành phần có trong sản phẩm trước khi mua và hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Theo docbao.vn
Đi tìm sự khác nhau giữa các xu hướng làm đẹp nổi bật nhất hiện nay
Mỹ phẩm hữu cơ là gì? Thế nào là mỹ phẩm 'thuần chay'? Liệu bạn đã hiểu hết những thuật ngữ này?
Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về các khái niệm trong thế giới làm đẹp chẳng hạn như Natural beauty, Organic beauty, Green beauty, Clean beauty.... Nhưng bạn có chắc chắn rằng mình đã hiểu hết những thuật ngữ này? Bài viết dưới đây, mời bạn cùng tìm hiểu khái niệm của các xu hướng làm đẹp hiện nay.
NATURAL BEAUTY (MỸ PHẨM TỰ NHIÊN)
Ảnh: threadsnetwork
Thuật ngữ này thường được sử dụng nhiều trong nhãn dán của các sản phẩm làm đẹp. Mỹ phẩm thuộc 'natural beauty' thường chứa thành phần nguồn gốc từ tự nhiên thay vì chất tổng hợp. Một số sản phẩm làm đẹp từ tự nhiên không hẳn là chứa thành phần hữu cơ hoặc không có nguồn gốc từ động vật. Chẳng hạn, các sản phẩm như sáp ong, vảy cá hoặc nhau thai cừu đều có nguồn gốc động vật và chúng đều được xem là mỹ phẩm thuộc 'natural beauty'. Ngược lại, tên khoa học của một số thành phần tự nhiên lại nghe giống như hóa chất tổng hợp. Ví dụ: natri clorua là muối biển, acid citric là chiết xuất được tìm thấy trong chanh và trái cây họ cam quýt.
GREEN BEAUTY (MỸ PHẨM "XANH")
Ảnh: navs
Xu hướng làm đẹp Green beauty có thể được xem là một phần nhỏ trong 'natural beauty'. Danh sách thành phần của mỹ phẩm 'Green beauty' thường có nguồn gốc từ thực vật hoặc trái cây mà không phải là các thành phần tổng hợp. Tuy nhiên, ngay cả khi các thành phần có nguồn gốc hoàn toàn từ cây trồng và trái cây cũng không nhất thiết là nguyên liệu hữu cơ hoặc được sản xuất tại nông trại đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Thông thường, các sản phẩm trong 'green beauty' sẽ hướng về việc hạn chế sự tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất.
ORGANIC BEAUTY (MỸ PHẨM HỮU CƠ)
'Organic beauty' dùng để chỉ các loại mỹ phẩm có thành phần hữu cơ. Đây dường như cũng là xu hướng làm đẹp đang chiếm ngôi trong thế giới làm đẹp dạo gần đây. Mỹ phẩm organic được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai bởi thành phần tự nhiên, lành tính. So với 'natural beauty, mỹ phẩm hữu cơ phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt hơn. Các thành phần phải có nguồn gốc từ tự nhiên, không chứa thuốc trừ sâu, phân bón hóa học...
Son tươi organic nổi tiếng Bite Beauty. Ảnh. Bite Beauty
Quá trình phát triển các nguyên liệu hữu cơ trong bảng thành phần cũng đòi hỏi phải thân thiện với hệ sinh thái và không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, bao bì sản phẩm cần thân thiện với thiên nhiên, có thể tiêu hủy hoặc tái chế lại. Tỷ lệ của các thành phần non-organic (không phải hữu cơ) trong các sản phẩm này chỉ được cho phép ở mức rất thấp. Mỹ phẩm organic có thể ở nhiều dạng như:
USA Organic: những sản phẩm có chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ. Made with Organic Ingredients: những loại mỹ phẩm có thành phần hữu cơ từ 70-95%. Organic Ingredients: các sản phẩm có chứa thành phần hữu cơ ở mức dưới 70%.
CLEAN BEAUTY (MỸ PHẨM "SẠCH")
Những sản phẩm và thương hiệu có dán nhãn 'free of' (không có chứa) các thành phần độc hại thường nằm trong danh mục 'clean beauty'. Những thành phần này bao gồm silicone, paraben, sulfat, hương thơm tổng hợp, dầu khoáng... Hiện nay, 'clean beauty' ngày càng được ưa chuộng bởi độ lành tính, không gây độc hại cho làn da.
Xu hướng 'green beauty' ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn ở hiện tại. Ảnh: topsimages
CRUELTY-FREE BEAUTY (MỸ PHẨM NHÂN ĐẠO)
Thuật ngữ trên như một tuyên ngôn của các thương hiệu không tiến hành thử nghiệm trên động vật. Trước đây, động vật thường được sử dụng để thử nghiệm nhiều loại thuốc, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm. Một sản phẩm được xem là 'cruelty-free beauty' sẽ đáp ứng tiêu chuẩn sau: thành phẩm hoặc nguyên liệu không thử nghiệm trên động vật và không gây bất kỳ tổn hại cho động vật.
Xu hướng làm đẹp 'cruelty-free' được nhiều người ủng hộ. Ảnh: livekindly
Tuy nhiên, một số mỹ phẩm trong xu hướng làm đẹp này vẫn chứa thành phần có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như sáp ong. Miễn là thành phẩm hoặc nguyên liệu không thử nghiệm trên động vật thì vẫn được xem là 'cruelty-free beauty'. Để tìm kiếm những sản phẩm thuộc danh mục này, bạn có thể tìm trên nhãn dán hai logo sau:
PETA: đây là tổ chức nổi tiếng về quyền động vật. Các thương hiệu khi dán logo này sẽ ký cam kết không thử nghiệm trên động vật với bất kỳ nguyên liệu, công thức hoặc sản phẩm của mình. Leaping Bunny: công ty tự nguyện cam kết không thử nghiệm trên động vật ở tất cả các giai đoạn của sản phẩm, kể cả nhà cung cấp nguyên liệu.
Logo của PETA và Leaping Bunny. Ảnh: picbon
VEGAN BEAUTY (MỸ PHẨM "THUẦN CHAY")
Đây là khái niệm thường bị nhầm lẫn với 'cruelty-free beauty' nhưng thực ra rất khác biệt. 'Cruelty-free beauty' chỉ giới hạn ở việc không thử nghiệm trên động vật, còn 'vegan beauty' là sản phẩm không sử dụng nguồn nguyên liệu từ động vật, kể cả thành phần phụ. Tuy nhiên, một sản phẩm thuần chay 'vegan beauty' không đồng nghĩa với việc có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên hoặc hữu cơ, trong đó vẫn có thể chứa nhiều hóa chất tổng hợp.
Mỹ phẩm "thuần chay" nhận được nhiều sự yêu mến của các tín đồ làm đẹp. Ảnh: topsimages
Theo elle.vn
Không tẩy trang trước khi ngủ - bạn đang tự hủy diệt làn da mà không hề biết Hành động thường xuyên không tẩy trang trước khi ngủ sẽ khiến da khô rát, thiếu hụt nước và nhanh bị lão hóa Thực tế, mỗi khi bước ra đường, tới văn phòng công sở hoặc là được mời tới dự tại một bữa tiệc... gương mặt chị em có tí son, một chút phấn tạo cảm giác chính bản thân mình quyến...