Mỹ phải tăng chi nếu Ukraine thất bại trong cuộc chiến với Nga
Một nhóm nghiên cứu của Mỹ cho rằng, nếu Nga giành chiến thắng trong cuộc xung đột ở Ukraine, điều này đòi hỏi Lầu Năm Góc phải tăng chi tiêu hơn 800 tỷ USD cho đến năm 2029.
Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ tại sân bay Rzeszow-Jasionska ở Ba Lan (Ảnh: Getty).
Bloomberg ngày 9/1 trích dẫn báo cáo của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) cho biết, nếu Moscow chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine, điều đó không chỉ giúp Lầu Năm Góc tiết kiệm tiề.n vũ khí đang cung cấp cho Ukraine, mà còn đòi hỏi cơ quan này tăng mức chi tiêu.
Theo báo cáo, khoản tăng 808 tỷ USD là cần thiết để Mỹ giúp ngăn chặn và nếu cần thiết sẽ đán.h bại một cuộc tấ.n côn.g phi hạt nhân của Nga ở bên ngoài Ukraine.
Video đang HOT
“Đây là khoản tiề.n cần thiết nhằm giúp ngăn chặn và đẩy lùi các cuộc tấ.n côn.g của Nga bên ngoài Ukraine”, Bloomberg nêu. Theo các chuyên gia, đối với Mỹ, chi phí ngắn hạn của việc hỗ trợ Ukraine sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí dài hạn nếu Nga thắng.
Số tiề.n đó sẽ thay đổi kế hoạch 5 năm hiện tại của Bộ Quốc phòng Mỹ cho đến năm 2029 từ 4.400 tỷ USD lên 5.200 tỷ USD, hoặc tăng khoảng 165 tỷ USD mỗi năm so với kế hoạch cho những năm đó.
Kế hoạch này tập trung nhiều vào châu Á. Theo đó, báo cáo của AEI tập trung vào ngân sách ước tính của Lầu Năm Góc cần thiết trong một thế giới mà Ukraine thất bại và những tác động lan tỏa tiềm tàng đối với an ninh của Mỹ khi các đối thủ khác học hỏi từ chiến thắng của Nga và việc thế giới rút lại sự hỗ trợ cho Ukraine.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc trước đó, tổng khối lượng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden đã vượt 66,5 tỷ USD và kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga – 65,9 tỷ USD.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã để ngỏ khả năng tăng cường viện trợ cho Ukraine hoặc chấm dứt hoàn toàn như các lựa chọn để buộc cả Kiev và Moscow hướng tới một giải pháp.
Theo những nguồn tin thân cận, chính quyền Tổng thống Biden đang chuẩn bị công bố khoản viện trợ quân sự cuối cùng trị giá 500 triệu USD cho Ukraine. AEI lập luận trong bài phân tích của mình rằng: “Chi phí ngắn hạn để hỗ trợ Ukraine ít tốn kém hơn nhiều so với chi phí dài hạn để Nga giành chiến thắng”.
Tuy nhiên, Nga cáo buộc việc cung cấp vũ khí cho Ukraine cản trở việc giải quyết vấn đề, vì trực tiếp lôi kéo các nước NATO vào cuộc xung đột và đang “đùa với lửa”.
Nhật Bản bán tên lửa Patriot trị giá gần 20 triệu USD cho Mỹ
Thỏa thuận này nhằm giúp Mỹ bổ sung kho dự trữ tên lửa Patriot đang cạn kiệt, đặc biệt là sau khi tăng cường phòng không cho Ukraine.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot -3 trên đảo Ishigaki thuộc Okinawa, miền Nam Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo tờ Nikkei Asia ngày 1/8, Nhật Bản sẽ bán một số lượng không được tiết lộ tên lửa Patriot do nước này sản xuất cho Mỹ với giá 3 tỷ yên (tương đương gần 20 triệu USD). Thỏa thuận này nhằm giúp Mỹ bổ sung kho dự trữ tên lửa Patriot đang cạn kiệt, đặc biệt là sau khi tăng cường phòng không cho Ukraine.
Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần Nhật Bản (ATLA) đã công bố thỏa thuận này hôm 31/7, bảy tháng sau khi Nhật Bản quyết định chuyển giao một số hệ thống Patriot hiện có của Lực lượng Phòng vệ (SDF) nước này theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đây là một động thái quan trọng trong việc củng cố quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Trong khi đó, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản và Mỹ đã công bố một bản cập nhật sâu rộng cho liên minh quốc phòng của họ nhằm ứng phó với những "mối đ.e dọ.a toàn cầu sâu sắc" đối với hòa bình và an ninh.
Trong cuộc họp "2 2" ở Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoko Kamikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara cùng những người đồng cấp Mỹ Antony Blinken và Lloyd Austin đã nhất trí thành lập một sở chỉ huy lực lượng chung mới của Mỹ. Sở chỉ huy này sẽ đảm nhận "trách nhiệm chính trong việc điều phối các hoạt động an ninh trong và xung quanh Nhật Bản".
Trước đó Nhật Bản và Mỹ đã kết thúc một loạt các thoả thuận, trong đó họ đã nhất trí thành lập các nhóm làm việc chung về sản xuất tên lửa, sửa chữa tàu và máy bay, cũng như phục hồi chuỗi cung ứng quốc phòng.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, Rahm Emanuel, nhấn mạnh rằng "cơ sở công nghiệp quân sự của Mỹ không thể đáp ứng được mọi thách thức về an ninh". Ông cho rằng "năng lực kỹ thuật, công nghiệp và sản xuất của Nhật Bản là một bước phát triển lớn, đáng kể" có tầm quan trọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.
Những bước đi này không chỉ củng cố quan hệ quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ mà còn thể hiện sự cam kết chung trong việc ứng phó với những mối đ.e dọ.a toàn cầu đang ngày càng gia tăng.
Mỹ gặp khó trong việc tăng cường sản xuất tên lửa Patriot tại Nhật Bản cho Ukraine Mỹ đang đối mặt với khó khăn trong việc tăng cường sản xuất tên lửa Patriot tại Nhật Bản để cung cấp cho Ukraine, do thiếu linh kiện quan trọng từ hãng Boeing. Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ khai hoả. Ảnh: AFP/TTXVN Kế hoạch của Mỹ nhằm tăng cường sản xuất tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot cung cấp...