Mỹ phá hủy dàn vũ khí “khủng” tại sân bay Kabul trước giờ rút quân
Trước khi rời sân bay Kabul khép lại 20 năm tham chiến tại Afghanistan, Mỹ đã phá hủy hàng loạt khí tài như máy bay quân sự, xe thiết giáp và lá chắn phòng không.
Một lá chắn phòng không C-RAM của quân đội Mỹ (Ảnh: Lục quân Mỹ).
Tướng Kenneth McKenzie, tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm quân đội Mỹ, cho hay quân đội Mỹ đã vô hiệu hóa hàng loạt máy bay, xe bọc thép và các hệ thống phòng thủ công nghệ cao tại sân bay Kabul trước khi rút khỏi Afghanistan hôm 30/8, khép lại cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử mà Washington từng tham gia.
Ông McKenzie cho biết, 73 máy bay đậu tại sân bay quốc tế Hamid Karzai đã bị “phi quân sự hóa”, chỉ việc chúng đã trở nên vô dụng. “Những máy bay đó không bao giờ bay được nữa. Chúng cũng sẽ không bao giờ có thể được vận hành nữa”, ông McKenzie nói.
Ngoài ra, tướng Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã bỏ lại 70 xe thiết giáp MRAP với trị giá 1 triệu USD/chiếc. Những chiếc MRAP này cùng 27 thiết giáp Humvee cũng bị vô hiệu hóa trước khi quân đội Mỹ rời đi. “Sẽ không có ai sử dụng được những phương tiện đó nữa”, ông McKenzie nhấn mạnh.
Ngoài ra, Mỹ cũng bỏ lại ít nhất 2 hệ thống phòng không C-RAM có khả năng chặn rocket, đạn cối và hỏa lực. Các hệ thống này đã giúp Mỹ vô hiệu 5 quả rocket do nhóm khủng bố ISIS-K nã vào sân bay Kabul hôm 30/8.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã giữ các hệ thống này vận hành cho tới phút cuối cùng, trước khi chiếc máy bay quân sự cuối cùng của Mỹ rời đi. Cần nhiều thời gian và kỹ thuật phức tạp để phá hủy những hệ thống đó. Do vậy, chúng tôi khiến chúng không còn sử dụng được nữa”, ông McKenzie nói.
Máy bay vận tải C-17 của Mỹ đậu ở sân bay Kabul hôm 30/8 trong nhiệm vụ di tản khỏi Afghanistan (Ảnh: AFP).
Theo Drive , trong dàn máy bay mà Mỹ phá hủy rồi bỏ lại sân bay Kabul, có những khí tài như máy bay tấn công hạng nhẹ A-29 Super Tucano, máy bay vận tải C-130H Hercules, trực thăng UH-60 Black Hawk…
Kể từ khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan hôm 15/8, Mỹ đã điều động 6.000 quân nhân thực hiện chiến dịch không vận quy mô lớn, đưa hơn 120.000 người rời Kabul. Đêm 30/8, máy bay vận tải C-17 cuối cùng đã cất cánh rời khỏi Afghanistan, chính thức khép lại việc Mỹ hiện diện quân sự ở quốc gia Trung Nam Á trong 2 thập niên.
Tướng Mỹ đính chính thông tin vụ đánh bom sân bay Kabul
Tướng Mỹ cho biết chỉ có một kẻ đánh bom tự sát tấn công sân bay Kabul, vụ nổ sau đó có thể là hoạt động phá hủy vũ khí.
"Chúng tôi không tin rằng có kẻ đánh bom tự sát thứ hai ở khách sạn Baron, gần sân bay Hamid Karzai của Kabul", tướng William Taylor, thành viên Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói trong họp báo hôm qua. "Chỉ có một kẻ đánh bom tự sát thực hiện vụ tấn công".
Thông tin đính chính được tướng Taylor đưa ra sau khi hàng loạt hãng tin quốc tế cho biết hai vụ nổ lớn do những kẻ đánh bom tự sát của phiến quân Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K) thực hiện tại cổng Abbey của sân bay Kabul và khách sạn Baron đã khiến gần 170 người thiệt mạng.
"Chúng tôi không rõ vì sao thông tin được cung cấp không chính xác, nhưng điều đó không quá bất ngờ do đây là loạt sự việc thay đổi liên tục, có thể khiến thông tin bị sai lệch hoặc hiểu nhầm. Chúng tôi cảm thấy việc đính chính thông tin là rất quan trọng", ông nói thêm.
Taylor nói thêm rằng điều chắc chắn là chỉ có một kẻ tấn công kích hoạt khối thuốc nổ gắn trên người, sau đó là nhiều loạt súng thù địch, nhưng hiện chưa rõ có bao nhiêu tay súng liên quan.
Ông cũng cho biết lực lượng Mỹ ở sân bay Kabul đã thực hiện "các vụ kích nổ có kiểm soát" nhằm phá hủy trang bị khí tài, sau khi được hỏi về thông tin một số nhân chứng nghe thấy những tiếng nổ sau vụ đánh bom ở sân bay Kabul.
"Tôi không thể công bố những loại vũ khí trang bị đang được phá hủy. Chỉ huy tại thực địa có quyền tiêu hủy chúng", ông nói.
Lính Mỹ kiểm tra trước khi vô hiệu hóa vũ khí ở sân bay Kabul hôm 25/8. Ảnh: US Army .
Quân đội Mỹ dường như đang phá hủy những vũ khí thuộc về lực lượng an ninh và quốc phòng Afghanistan (ANDSF), phần lớn được cung cấp bởi Washington.
Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) thuộc quân đội Mỹ hồi đầu tuần công bố hình ảnh lính lục quân Mỹ đang vô hiệu hóa hàng loạt vũ khí ở sân bay Kabul, gồm các súng trường AK và M4, súng máy PKM và DShK cùng súng chống tăng RPG-7.
Những vũ khí này có thể bị vô hiệu hóa bằng cách tháo bỏ chi tiết quan trọng như kim hỏa, khiến chúng không thể sử dụng ngay lập tức nếu rơi vào tay đối phương. Tuy nhiên, đó đều là những vũ khí phổ biến trên thế giới, cho phép Taliban và các nhóm phiến quân tại Afghanistan tìm kiếm linh kiện thay thế để sử dụng nếu cần.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng cách duy nhất để bảo đảm các vũ khí này không rơi vào tay kẻ xấu là phá hủy hoàn toàn bằng cách đốt cháy hoặc kích nổ.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), chi nhánh Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhận trách nhiệm vụ đánh bom liều chết ở sân bay Kabul hôm 26/8, khiến 170 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ và 28 tay súng Taliban.
Mỹ hôm nay thông báo đã thực hiện đòn không kích bằng máy bay không người lái tiêu diệt một chiến lược gia của IS-K ở Afghanistan để đáp trả.
Đông Nam Á cảnh giác sau vụ đánh bom sân bay Kabul Lực lượng an ninh nhiều nước Đông Nam Á đề phòng cao độ nguy cơ khủng bố từ các nhóm phiến quân sau vụ đánh bom sân bay Kabul. Vụ đánh bom bên ngoài sân bay Hamid Karzai tại thủ đô Afghanistan ngày 26/8 khiến hơn 170 người, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo...