‘Mỹ nữ ăn mày’ gây xôn xao cư dân mạng là gái bán thân
Hóa ra mỹ nữ ăn mày xinh đẹp gây xôn cao cư dân mạng những ngày qua chỉ là một cô gái bán hoa cao cấp dựng chuyện giả dối bỡn cợt cư dân mạng.
Sau khi hình ảnh và thông tin về mỹ nữ ăn mày được đăng tải trên mạng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều độc giả, nhiều người tỏ ra thương xót, nhưng cũng không ít người nghi ngờ về tính chân thực của thông tin. Và chỉ sau một thời gian ngắn, những người quen biết và hiểu rõ nhân vật chính đã đồng loạt lên mạng “ lật tẩy, vạch mặt” mỹ nữ giả dối này.
“Trò lố trên mạng mở màn cho năm 2011″
Đây là títle bài được chú ý nhiều nhất trên một diễn đàn có tiếng tại Trung Quốc khi bình luận về câu chuyện “mỹ nữ ăn mày gây xôn xao cư dân mạng” trong những ngày gần đây. Trái với vẻ thánh thiện, thuần khiết và một hoàn cảnh tang thương: cha mất, mẹ già đau ốm, nợ nần chồng chất, chưa tới 18 tuổi đã phải tới Bắc Kinh mưu sinh… sự thật về thân phận của mỹ nữ ăn mày đã khiến nhiều người bất ngờ. Dưới đây là những trích đoạn “vạch mặt” mỹ nữ ăn mày có tiếng nói nhất trên những diễn đàn mạng Trung Quốc: “ Cô ta là gái bán dâm, khuôn mặt đó khiến tôi ghê tởm”
Sau khi buông lời tổng kết trên, cư dân mạng này tỏ ra vô cùng bức xúc: “Tôi vốn định im lặng, thời buổi này làm trò dựng truyện để được nổi tiếng chẳng lạ gì! Nhưng tại sao càng nhìn cái mặt đó lại càng khiến tôi ghê tởm chứ? Lại còn được mệnh danh là mỹ nữ thuần khiết, ngây thơ… Các bạn có biết cô ta làm nghề gì không? Vậy thì tôi sẽ nói cho các bạn rõ, hỡi những độc giả lương thiện, các bạn đã bị bỡn cợt tới mức nực cười rồi đấy. Cái cô gái mà các bạn đang khen là ngây thơ, thánh thiện vốn dĩ chỉ là sản phẩm của phẫu thuật thẩm mỹ, cô ta từng tiêm thuốc để làm thon mặt, nâng mũi, độn cằm, còn đệm cả má nữa! Cô ta chẳng phải là học sinh sinh viên gì cả, cô ta chỉ là một em “hàng” đã đến Bắc Kinh mưu sinh hai năm nay! 14 tuổi cô ta đã làm gái tại Trịnh Châu, Hà Nam. Sinh năm 1991 thì năm nay bao tuổi? Các bạn tự tính hộ tôi cái! Khải Phúc tại Bắc Kinh, nơi đang bị tạm đình chỉ hoạt động chắc nhiều người đã biết, những ai từng đến đó chắc hẳn cũng đã gặp cô ta ở đó”.
Khi nhiều độc giả còn đang hiếu kỳ trước những “bóc mẽ cay nghiệt” trên và không biết thực hư thế nào thì một cư dân mạng khác cũng đã lên tiếng.
“Tôi còn đang ngạc nhiên vì sao cô ta lại nhuộm tóc đen thì hóa ra là để làm trò này đây! Không biết phải nói gì, giờ thì có quá nhiều người muốn nổi tiếng tới mức điên rồ thế này? Còn học được cả cách tự tung ảnh lên mạng gây sốc? Muốn được nổi tiếng sao lại lợi dụng lòng lương thiện và sự cảm thông của người khác? Thủ đoạn vô liêm sỉ này mà cô ta còn tung ra được… Giờ thì tôi đã hiểu, nổi tiếng quan trọng vậy đó. Một cô gái bán thân xác mưu sinh giờ lại muốn là người nổi tiếng, thật nực cười”.
Video đang HOT
Rất nhiều những bình luận, phản hồi khác của độc giả biết rõ lai lịch của nhân vật chính cũng đều tán đồng quan điểm với những nhận định phía trên: đây chính là cô gái bán dâm đóng giả ăn mày ngây thơ, tội nghiệp.
Có cả ảnh để làm bằng chứng
“Trăm nghe không bằng một thấy”, để chứng thực cho mọi người biết về những thông tin mình cung cấp, có cư dân mạng đã cung cấp hẳn những bức ảnh đời thường của “mỹ nữ ăn mày” để làm bằng chứng.
Thực tế thì những bức ảnh được đăng tải khi cô ta còn là “kịch sỹ” đã không thuyết phục được những độc giả tinh ý vì họ nhận ra những quần áo hàng hãng trên người cô ta, cũng như thần thái của một người không thể là “dân cái bang”.
Nhiều độc giả đã thừa nhận mình bị “một quả lừa to tướng” và tỏ ra rất bức xúc khi lòng tin và sự đồng cảm với cô gái bị chà đạp: “Có lẽ từ giờ tôi sẽ không bao giờ động lòng với những gì trên thế giới ảo nữa, thật là ảo, mọi thứ đều ảo khiến tình cảm chân thật của con người cũng biến thành ảo”, một độc giả thất vọng cảm thán.
Theo Buudienvietnam
Ăn mày chê... tiền lẻ
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại".
Những ngày gần đây, tại một số bến xe ở Hà Nội xuất hiện một số người xin tiền với "chiêu" mới là giả vờ khốn khổ, không có tiền mua vé xe và nài nỉ khách đi đường xin tiền đi xe về quê ăn Tết. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là chiêu mới của những người lười lao động, lợi dụng lòng từ tâm của mọi người để kiếm tiền dịp cuối năm.
Ăn mày giàu hơn... người cho tiền
Tại bến xe Mỹ Đình, lẫn lộn trong những hành khách vội vã là những người ăn xin vật vờ, đủ mọi lứa tuổi, già có, trẻ có và đặc biệt là trung niên khoẻ mạnh cũng làm vẻ khốn khổ để xin tiền. Đang chen lấn mua vé xe, một người đàn ông ăn mặc đoàng hoàng nhưng vẻ mặt khốn khổ xoè tay nói: "Các cô chú thương cho, tôi không có tiền mua vé xe về quê. Tết đến rồi không làm ăn được, cho tôi vài đồng về Tết". Nhiều hành khách tỏ vẻ thương xót, móc túi 5 - 10 ngàn ra làm phúc. Người đàn ông lần lượt đi hết chỗ này sang chỗ khác, chưa kịp thương cảm thì nhiều hành khách lại bị những cô bé, cậu bé trên dưới mười tuổi cũng với chiêu bài: "Cô ơi, chú ơi cho con xin tiền đi xe về quê với...".
Chỉ đi một vòng bến xe Mỹ Đình, chúng tôi đếm được trên chục người xin tiền đi xe về quê kiểu như trên. Khi tôi vừa ngồi xuống quán nước trước cổng chính bến xe, lại có người phụ nữ lếch thếch đi đến bên tôi cũng với chiêu bài xin tiền về Tết. Bà chủ quán nước quát: "Đi chỗ khác kiếm ăn, xin tiền về Tết gì mà ngày nào cũng xin, chúng mày còn giàu hơn cả tao...". Người phụ nữ nghe chủ quán nước chửi thì bỏ đi chỗ khác.
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại". Nghe đến thế, tôi định đưa tờ 100 ngàn để bà đưa lại cho tôi 90 ngàn nhưng để kiểm chứng lời bà bán quán nước có đúng hay không nên tôi dùng "phép thử" bằng cách móc tờ 500 ngàn ra đưa cho bà trả lại. Nào ngờ bà móc túi trong ra nắm tiền toàn loại mệnh giá 50 ngàn, 100 ngàn và đếm đủ 490 ngàn trả lại trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Một cậu sinh viên đứng gần đó cười nói với bà: "Bà ơi, xin tiền vé gì mà nhiều thế. Cả gia tài của con còn có 100 ngàn. Bà đi xin gì mà nhiều tiền hơn cả người cho?".
Anh Công, một xe ôm tại bến cho biết: "Hơn tuần nay sao nhiều ăn mày thế, họ tung chiêu xin tiền vé về quê nên rất nhiều người mắc bẫy". Còn chị Hoa, bán nước trong bến cười bảo: "Những người này thuê nhà gần chỗ tôi, họ vừa ở quê lên kiếm ăn chứ đói khổ gì. Thế mà có người ngày kiếm tiền triệu chứ đừng nghĩ là họ nghèo".
Một đối tượng vờ khốn khổ xin tiền về quê
Ăn mày chê... tiền lẻ
Khảo sát một vòng quanh các bến xe ở Hà Nội như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Bến Sơn La, Nước Ngầm, Lương Yên và Kim Mã... thậm chí là các bến xe buýt quanh khu vực nội thành, người ta thấy hầu như ở nơi nào cũng xuất hiện những ăn mày kiểu như trên. Tại trạm xe buýt Cầu Giấy, hơn tuần này có 2 thanh niên khỏe mạnh, lên xe để xin tiền hành khách. Một thanh niên cầm một chiếc túi đựng sách vở và quần áo đi từng hàng ghế trong nhà chờ để xin tiền khách. Có lúc cả 2 thanh niên cũng nhảy lên xe buýt và trong khi "người đồng sự" tô vẽ rằng sinh viên về Tết chẳng còn tiền, không còn cách kiếm tiền nên xin tiền mua vé về Tết khiến không ít người cảm động. Khi xe đến trạm trước cổng trường đại học Sư phạm Hà Nội thì 2 người ăn xin này xuống xe và băng qua đường đón xe đi ngược trở lại.
Còn tại bến xe Gia Lâm, một người xin tiền về quê cho biết chị là Toan, 47 tuổi, làm cửu vạn chợ người nhưng không có việc, nay muốn về quê chuẩn bị ăn Tết mà không có đồng nào mua vé, muốn xin mấy chục ngàn đủ về quê. Với sự "thật thà" ấy không ít hành khách là sinh viên, bà con đi xe tin tưởng cho người 10 ngàn. Thế nhưng theo quan sát của chúng tôi, cả buổi chiều chị ta xin tiền mua vé xe mà vẫn "chưa đủ", khi chúng tôi hỏi sao chị bảo chỉ xin tiền vé xe thôi rồi bắt xe về thì nhận được những cái lườm không thiện cảm. Anh Hưng, bảo vệ trật tự ở bến Gia Lâm nói: "Đây là một trong những đối tượng giả vờ hết tiền để xin tiền khách. Chúng tôi đuổi trong bến thì họ chạy ra cửa, leo lên xe... chứ họ nghèo khổ gì, toàn đội quân kiếm ăn "chuyên nghiệp" và rất tinh vi nên nhiều hành khách "dính" chiêu lừa".
Tại bến xe Nước Ngầm, chúng tôi gặp ông Phượng, 59 tuổi, nói rằng quê ở một tỉnh miền Trung, hết tiền về quê nên xin mỗi người ít ra xe về quê. Thế nhưng khi chúng tôi móc hai ngàn ra cho thì ông không cầm và nói: "Ít quá đến bao giờ tôi mới đủ tiền mua vé". Chị Ngân, một nhân viên bán vé tại đây cho biết: "Những đối tượng ăn mày kiểu này mới này xuất hiện khoảng 1 tuần này, điều tréo ngoe là hành khách thương tình cho ít không lấy đâu, mà phải 5 ngàn, 10 ngàn mới thôi "bám dai như đỉa đói".
Cũng theo phản ánh của một bảo vệ bến xe, những ngày giáp Tết này, một số đối tượng vờ khốn khổ để xin ăn lợi dụng sở hở để trộm cắp, móc túi... gây mất an trinh trật tự ở các bến xe khách.
Theo Đời sống & Pháp luật
Những phận đời trẻ lang thang Câu chuyện bé Đức (An Giang) 15 tuổi lang thang lên TPHCM đánh giày kiếm sống. Lơ ngơ tiếp cận môi trường thành phố chưa lâu, Đức bị một người đàn ông ăn mặc lịch sự, bảnh bao thuê đánh giày nhiều lần và lạm dụng. Em kể, ông ta đã rủ đi ăn rồi đưa về nhà trọ, hoặc khách sạn để...