Mỹ nói TQ đã mua 6 tiểu đoàn tên lửa S-400
Trang mạng Chiến lược có trụ sở tại Washington báo cáo rằng Trung Quốc đã mua 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 để tăng khả năng phòng không chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
Mỗi tiểu đoàn S-400 có 8 bệ phóng, một trung tâm điều khiển, một radar và 16 tên lửa sẵn sàng chiến đấu. Một bệ phóng có thể phóng 2 tên lửa cùng lúc và tất cả thiết bị đều ở trên xe di động.
Chi phí cho một tiểu đoàn S-400 là 500 triệu USD. Tên lửa S-400 có tên cũ là S-300PMU-3 hoặc Triumf nhưng đã được đổi tên thành S-400 vì nó có khả năng nhiều hơn so với một bản nâng cấp của S-300. Nga đã triển khai tiểu đoàn S-400 đầu tiên vào năm 2010.
Video đang HOT
Sự phát triển của S-400 được thực hiện đặc biệt với hệ thống tác chiến điện tử. So với hệ thống Patriot của Mỹ, S-400 có chất lượng hơn, tầm bắn xa hơn nhưng cũng đắt hơn. Theo báo cáo, S-400 có tầm bắn 400 km, có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao 31.000 m và radar có thể theo dõi mục tiêu ở khoảng cách 700 km. Tuy nhiên tên lửa này chưa từng trải qua chiến đấu thực tế nên hiệu suất chiến đấu của nó vẫn còn chưa được kiểm nghiệm.
Theo NTD
Báo Mỹ điểm danh 5 vũ khí TQ đang phát triển để đương đầu Washington
Quân đội Trung Quốc sẽ phát triển 5 loại vũ khí để bảo vệ các tuyến đường thương mại và tập hợp sức mạnh cho một cuộc xung đột tiềm năng với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Theo bài báo đăng trên National Interest, đầu tiên Bắc Kinh nên xem xét xây dựng tàu sân bay năng lượng hạt nhân để bảo vệ lợi ích của mình ở Ấn Độ Dương và khỏa lấp cho thực tế rằng Trung Quốc không có căn cứ hải quân nào ở nước ngoài như Mỹ. Tàu sân bay năng lượng hạt nhân là một lựa chọn khả thi để giúp Trung Quốc triển khai quân sự ở vùng biển xa.
Máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc tại triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014.
Thứ hai là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình. Mặc dù có các tàu ngầm Type 094 và Type 095 mang ống phóng thẳng đứng, chúng khá nhỏ so với các tàu ngầm cùng chức năng của Nga và Mỹ. Các tàu ngầm lớn hơn sẽ giúp Mỹ có khả năng tấn công không chỉ tàu Mỹ mà còn cả mục tiêu trên đất Mỹ. Ngoài ra nó cũng giúp cho việc triển khai các đơn vị đặc biệt hoặc tàu ngầm không người lái.
Thứ 3 là sự phát triển UAV sẽ cho phép Trung Quốc tuần tra vùng biển đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông và sẽ tăng các nỗ lực do thám của Trung Quốc. Hiện cả Trung Quốc và Mỹ đều đang tăng cường phát triển các UAV vì chi phí của máy bay chiến đấu có người lái đắt hơn nhiều.
Thứ 4 là tàu đổ bộ. Các tàu đổ bộ có thể được sử dụng để xâm nhập Đài Loan hoặc đổ bộ chiếm các đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Các tàu đổ bộ cũng có khả năng chống ngầm và có thể hoạt động như tàu sân bay để triển khai quân.
Cuối cùng là máy bay vận tải hạng nặng là một lĩnh vực được cho là đầy hứa hẹn của Trung Quốc. Máy bay vận tải Y-20 có thể mang lại các giải pháp nếu như các kỹ sư có thể giải quyết vấn đề về khó khăn về động cơ và đưa nó vào sản xuất hàng loạt. Trung Quốc cũng đã cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt trong lĩnh vực vận tải chiến lược bằng máy bay Shaanxi Y-9 được cho là có thể so sánh với máy bay vận tải C-130 của Mỹ hay các máy bay Airbus A400M của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Người đưa tin
Nga tăng cường phòng thủ Bắc cực với tên lửa S-400 Nhằm đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại Bắc Cực, Nga mới đây đã quyết định trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Hạm đội Biển Bắc. Người phát ngôn của Hạm đội Biển Bắc, ông Vadim Serga cho biết: "Một sư đoàn phòng không của Hạm đội Biển Bắc đã đưa vào sử dụng hệ thống...