Mỹ: Nhiều lệnh hành pháp được thực hiện trong 10 ngày đầu tiên của chính quyền mới
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 16/1, nhóm chuyển giao quyền lực của chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden thông báo sẽ ban hành khoảng 10 lệnh hành pháp trong 10 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng được coi là nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ.
Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Một thông báo nội bộ do ông Ron Klain, Chánh văn phòng Nhà Trắng của chính quyền sắp tới soạn thảo, cho biết các lệnh hành pháp sẽ tập trung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra, cuộc khủng hoảng kinh tế, cuộc khủng hoảng khí hậu và cuộc khủng hoảng sắc tộc. Cùng với các sắc lệnh hành pháp, một chương trình lập pháp mạnh mẽ cũng sẽ được thực hiện nhằm cứu trợ cho hàng triệu người dân Mỹ đang phải vật lộn với khó khăn.
Trong thông báo, ông Ron Klain khẳng định những hành động mà chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden thực hiện sẽ không chỉ nhằm đảo ngược những thiệt hại nặng nề hiện nay mà còn nhằm đưa nước Mỹ tiến lên phía trước khi làm thay đổi diễn biến của đại dịch COVID-19, chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy bình đẳng sắc tộc và hỗ trợ các cộng đồng chưa được đáp ứng về y tế và hạ tầng công cộng, xây dựng lại nền kinh tế bằng cách tăng cường các trụ cột… Chính quyền ông Biden cũng sẽ ban hành lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở các cơ quan liên bang, về đi lại giữa các tiểu bang, gia hạn tạm dừng các hoạt động thu hồi tài sản, mở cửa lại các trường học và doanh nghiệp một cách an toàn thông qua mở rộng xét nghiệm…
Video đang HOT
Ngoài các sắc lệnh hành pháp, ông Biden cũng có kế hoạch yêu cầu Bộ Giáo dục Mỹ gia hạn thời gian tạm ngừng thu các khoản trả nợ cũng như lãi suất của các khoản vay của sinh viên liên bang, gia nhập lại Hiệp định Khí hậu Paris và hủy bỏ lệnh cấm đi lại của chính quyền Tổng thống Donald Trump với 7 quốc gia theo đạo Hồi.
Trước đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng đã công bố gói kế hoạch phục hồi kinh tế 1.900 tỷ USD nhằm giúp nước Mỹ vượt qua hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 cũng như thúc đẩy kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa bệnh này.
Biden không đi tàu tới lễ nhậm chức vì lo ngại an ninh
Biden sẽ không đi chuyến tàu Amtrak tới Washington dự lễ nhậm chức tổng thống tuần tới do rủi ro an ninh lớn sau vụ bạo loạn Đồi Capitol.
Hai quan chức giấu tên hôm 13/1 cho biết nhóm của Tổng thống đắc cử Joe Biden đầu tuần này quyết định ông sẽ không đi chuyến tàu dài 90 phút từ nhà ga được đặt theo tên ông ở quê nhà Wilmington, Delaware, tới ga Union ở thủ đô Washington trong ngày nhậm chức 20/1.
Biden trước đó đã đề nghị nhóm quan chức của ông tiếp tục tiến hành các kế hoạch đã định cho lễ nhậm chức, bao gồm việc đi tàu Amtrak tới thủ đô. Tuy nhiên, càng gần ngày nhậm chức, những lo ngại về an ninh ngày càng tăng, khi xuất hiện nhiều cảnh báo từ lực lượng cảnh sát về các âm mưu tấn công.
Joe Biden đi trên chuyến tàu vận động tranh cử từ Alliance, Ohio tới Pittsburgh, Pennsylvania, hồi tháng 9/2020. Ảnh: Reuters.
Nhóm chuyển tiếp của Biden cho biết Tổng thống đắc cử hôm 13/1 đã nhận được thông tin từ các quan chức cấp cao FBI, Sở Mật vụ và các thành viên chủ chốt trong đội an ninh quốc gia về khả năng xảy ra "bạo lực cực đoan" trong những ngày tới.
"Kể từ sau cuộc tấn công vào quốc hội của đám đông những kẻ khủng bố trong nước và bạo lực cực đoan, nước Mỹ tiếp tục biết thêm về những mối đe dọa có thể xảy ra với nền dân chủ của chúng ta cũng như nguy cơ nổ ra bạo lực trong những ngày tới, cả ở khu vực thủ đô và khắp cả nước", nhóm quan chức của Biden nói, gọi đây là thách thức mà Tổng thống đắc cử xem xét rất nghiêm túc.
Nhóm của Biden cũng đang hợp tác cùng các quan chính chính quyền Trump để "thu thập nhiều thông tin nhất có thể về các mối đe dọa cũng như hoạt động chuẩn bị để ngăn chặn tấn công bạo lực".
Tổng thống đắc cử Biden và "phó tướng" Kamala Harris dự kiến tuyên thệ nhậm chức ở tòa nhà quốc hội Mỹ trong một sự kiện được thu nhỏ quy mô đáng kể. Biden tuần này cũng tuyên bố ông "không sợ tuyên thệ ngoài trời", bất chấp vụ bạo loạn gần đây.
Cảnh sát trưởng Washington Robert Contee hôm 13/1 cho biết hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia có thể được điều động ở thủ đô để bảo vệ an ninh cho lễ nhậm chức của Biden. Sở Mật vụ Mỹ cùng ngày cũng thông báo phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật liên bang và Lầu Năm Góc để phụ trách an ninh trong ngày 20/1.
Thị trưởng Washington khuyến nghị hạn chế tham gia trực tiếp lễ nhậm chức Tổng thống Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 11/1, Thị trưởng thành phố Washington D.C Muriel Bowser đã khuyến nghị người Mỹ hạn chế tham gia trực tiếp lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden vào tuần tới, trong bối cảnh thành phố đang phải vật lộn với tình trạng nhiễm COVID-19 tăng cao và lo ngại về các nguy cơ...