Mỹ-Nhật sẽ tăng cường hợp tác ở Biển Đông để răn đe Trung Quốc
Theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng và phối hợp năng lực ở Biển Đông, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu chiến ở Singapore.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David B. Shear là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc dẫn trang mạng Đài phát thanh VOA Mỹ ngày 28 tháng 3 đưa tin, ngày 27 tháng 3 tại Washington, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương, ông David B. Shear cho biết, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng và phối hợp năng lực ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh, đồng minh Mỹ-Nhật vẫn là nền tảng của hòa bình và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo bài báo, ông David B. Shear đã có bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington. Có người hỏi ông: “Đồng minh Mỹ-Nhật hoặc Nhật Bản có thể đóng vai trò gì ở Biển Đông?”. Vị quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ này cho biết: “Tôi luôn nói, đồng minh Mỹ-Nhật rất quan trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều tôi nói không chỉ là Đông Bắc Á, mà còn có Đông Nam Á và Biển Đông”.
Ông cho rằng, Mỹ và Nhật Bản không chỉ sẽ tăng cường xây dựng năng lực đối tác hợp tác ở xung quanh Biển Đông, hơn nữa sẽ tăng cường phối hợp ở khu vực đó.
David B. Shear cho biết, Mỹ đã cùng các đồng minh ở Đông Nam Á tăng cường năng lực ở Biển Đông. Để tăng cường an ninh của khu vực này, Mỹ sẽ điều 4 tàu chiến tới triển khai Singapore vào năm 2018. Có nhà phân tích cho rằng, việc làm này của Mỹ nhằm tăng cường vai trò ảnh hưởng quân sự ở châu Á, uy hiếp ảnh hưởng và dã tâm không ngừng mở rộng của Trung Quốcở Biển Đông.
Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ Robert Thomas gần đây đề nghị Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không tới Biển Đông, đồng thời đề nghị ASEAN thành lập lực lượng trên biển tuần tra Biển Đông – những lời kêu gọi này làm Trung Quốc rất bực tức.
Bài phát biểu của ông David B. Shear chủ yếu xoay quanh phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật sắp sửa đổi. Ông nói, phương hướng hợp tác phòng vệ sau sửa đổi sẽ giúp cho Mỹ-Nhật có thể ứng phó linh hoạt hơn các thách thức mới và mở rộng hợp tác trong các vấn đề toàn cầu. Ông còn cho biết, phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật mới hoàn toàn phù hợp với việc triển khai chiến lược “tái cân bằng” châu Á của Mỹ.
Video đang HOT
Cùng ngày, Phó chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản Masahiko Komura cũng phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế, cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đồng minh Mỹ-Nhật đối với hòa bình và ổn định của châu Á-Thái Bình Dương.
Masahiko Komura còn phê phán Trung Quốc không minh bạch trên phương diện tăng cường quân bị và các động thái quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Masahiko Komura từng làm Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, ông cho hay, các động thái này của Trung Quốc đã phá hoại cân bằng của châu Á, Mỹ “tái cân bằng” ở châu Á, bạn bè của Mỹ cũng cần cân bằng.
Ngoài ra, theo hãng tin Kyodo ngày 27 tháng 3, phó Chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản Masahiko Komura chiều ngày 27 tháng 3 phát biểu tại Washington, nói về pháp chế bảo đảm an ninh mới và công tác sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ tiến hành vào cuối tháng 4 tới, nhấn mạnh, dự tính mở rộng phạm vi hợp tác của Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ tới toàn cầu.
Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật tập trận chung (ảnh tư liệu)
Masahiko Komura còn đề cập tới ý nghĩa chuyến thăm Mỹ vào hạ tuần tháng 4 tới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cho rằng, chuyến thăm này sẽ “khẳng định với trong và ngoài nước về việc đồng minh Nhật-Mỹ phát triển lên cấp độ mới”.
Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản ngày 28 tháng 3 còn cho biết, ngày 27 tháng 3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho đang ở thăm Nhật Bản đã tổ chức hội đàm, đạt được đồng thuận về việc Lực lượng Phòng vệ tham gia vào huấn luyện trên biển của NATO với tư cách quan sát viên, thời gian huấn luyện từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2015. Hai bên cũng đã đạt được nhất trí về các vấn đề hợp tác trên biển như tăng cường hợp tác chống cướp biển.
Theo Giáo Dục
Mỹ đề nghị tuần tra chung Biển Đông: Hào hứng, sôi sục
Ngay khi Mỹ kêu gọi ASEAN thành lập lực lượng tuần tra chung tại Biển Đông, Nhật đã đáp lời và Philippines hưởng ứng mạnh mẽ.
Phản ứng của các bên
Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh của Hạm đội 7 Mỹ kêu gọi ASEAN thành lập lực lượng tuần tra chung tại Biển Đông, Philippines đã tán thành sáng kiến của Mỹ. Đây là thông điệp được Phó Đô đốc Hải quân Philippines Jesus C. Millan phát đi trên đài RFI.
Phó Đô đốc Millan khẳng định cho đến nay, chính quyền Manila luôn hậu thuẫn cho các nỗ lực tuần tra hỗn hợp như trên. Theo ông Millan, khuôn khổ các hoạt động tuần tra chung phải được các quốc gia có liên quan soạn thảo và ủng hộ vì điều này phải dựa trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau.
"Chúng tôi có thể ủng hộ việc này nếu mục đích của nó là bảo vệ sự ổn định và tự do hàng hải trong nước và quốc tế", ông Milan nói và cho rằng cần thiết lập các khuôn khổ cho hoạt động tuần tra chung.
Trong khi đó, theo &'Đa Chiều' ngày 21/3, đảng Dân chủ Tư do Nhật Bản cầm quyền hôm 20/3 đã cùng với đảng Komei triệu tập hội nghị hiệp thương chính đảng bàn bạc về phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đối với quyền tự vệ tập thể.
Trong đó Nhật Bản sẽ cho phép quân đội tham gia giúp Mỹ và các đồng minh đối tác khác. Hai đảng đã đạt được thống nhất, mặc dù chưa nói rõ là sẽ phái quân khi được Quốc hội phê chuẩn, nhưng chính phủ Nhật Bản đã chính thức xây dựng hàng rào pháp lý liên quan đển việc sửa đổi phương châm hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật.
Hãng thông tấn Kyodo News ngày 21/3 cho biết, trong hội nghị hôm 20/3 nội dung về Biển Đông trở thành trọng điểm. Hội nghị xác nhận rằng, đồng minh Mỹ - Nhật nên tập trung lực lượng nhiều hơn nữa vào Biển Đông, nơi Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với một số nước Đông Nam Á.
Hội nghị cũng thống nhất "Phương châm hợp tác quốc phòng Nhật - Mỹ" sẽ được sửa đổi vào cuối tháng 4 và nội dung này sẽ được đưa vào. Đảng cầm quyền Nhật Bản muốn mở rộng phạm vi hợp tác quốc phòng Nhật - Mỹ ra toàn cầu.
Theo tờ The Mainichi của Nhật Bản, mục đích các hoạt động sửa đổi luật pháp lần này là nhằm xác quyết điều kiện đảm bảo an ninh Nhật - Mỹ được vận dụng một cách hiệu quả.
Theo các quy định luật pháp về đảm bảo an ninh hiện hành, phạm vi áp dụng điều ước đảm bảo an ninh Nhật Bản là Viễn Đông. Tokyo nhận định rằng khu vực từ Philippines trở lên phía Bắc cũng nằm trong phạm vi áp dụng điều ước đảm bảo an ninh Nhật - Mỹ.
Do đó trước đây giới hạn địa lý này đã hạn chế khả năng can thiệp của quân đội Nhật Bản vào Biển Đông và bây giờ nó đã được bãi bỏ.
Thủy quân lục chiến Mỹ, Philippines tập trận đổ bộ đảo tại Biển Đông.
Phản ứng của Trung Quốc
Việc các bên có phản ứng tích cực với lời đề nghị của Mỹ về việc tuần tra chung tại Biển Đông đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc.
Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói cho biết: "Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ".
Ông Hồng Lỗi cũng chỉ trích những đề xuất trên của Mỹ "sẽ không giúp gì trong việc giải quyết hợp lý các tranh chấp hoặc đóng góp vào hòa bình và ổn định trên Biển Đông".
Ông Hồng nói thêm rằng Trung Quốc đã "cam kết lâu dài rằng sẽ giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán và tham vấn với những nước trực tiếp liên quan".
Trước đó, hôm 17/3, chỉ huy Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, Phó Đô đốc Robert Thomas, kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á thiết lập một lực lượng hàng hải để tuần tra chung những khu vực có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
"Nếu các thành viên ASEAN muốn đi đầu trong hoạt động trên, hãy tin tôi, Hạm đội 7 Mỹ sẽ sẵn sàng hỗ trợ", ông Thomas nói trong một phiên họp với các chỉ huy hải quân.
Trung Quốc đang ngang ngược tuyên bố chủ quyền với trên 80% diện tích Biển Đông và gần đây tăng tốc cải tạo đất trên nhiều bãi đá, bất chấp sự phản đối của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Theo Đất Việt
Báo Anh: Việt-Nhật liên kết ứng phó với Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự Việt Nam đã nhận được tàu ngầm Kilo thứ ba, máy bay săn ngầm, số lượng tàu của Cảnh sát biển Việt Nam hầu như tăng gấp đôi trong 5 năm qua, đạt 68 chiếc. Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận ở biển xa (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng...