Mỹ, Nhật, Philippines bàn tập trận đa phương
Giới chức quân sự Nhật Bản và Philippines đang lên kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận chung, động thái có thể dẫn tới các cuộc diễn tập hải quân đa phương giữa Nhật Bản – Mỹ – Philippines trong tương lai.
(Ảnh minh họa: Inquirer)
Trong cuộc gặp mới đây tại Manila giữa Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Philippines Hernando Iriberri và Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano, hai bên đã tập trung vào việc lên kế hoạc cho các cuộc tập trận chung giữa Thủy quân lục chiến hai nước, bao gồm cả diễn tập đổ bộ.
“Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tiếp tục thúc đẩy thông qua Đạo luật an ninh quốc gia mới, cho phép Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản mở rộng hoạt động an ninh với Philippines”, Đô đốc Kawano bảo đảm với giới chức quốc phòng Philippines tại cuộc họp.
Ông Kawano cũng nhấn mạnh “Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi quốc phòng Philippines-Nhật Bản” sẽ là khuôn khổ cho việc gia tăng hoạt động trao đổi cấp cao giữa các cơ sở quân sự 2 nước.
Tại cuộc thảo luận, phía Nhật Bản còn đưa ra đề xuất hai nước sẽ chia sẻ thông tin về Biển Đông, đồng thời ngỏ ý tổ chức các cuộc tập trận hải quân đa phương giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines.
“Rất có thể trong tương lai sẽ diễn ra các cuộc diễn tập hải quân đa phương Nhật Bản-Mỹ-Philippines”, trang tin Gulf News dẫn lời một nhà phân tích quân sự nhận định, ám chỉ tới sự tham gia của Nhật Bản vào các cuộc tập trận hải quân “Vai kề vai” đang được tổ chức thường niên giữa Mỹ và Philippines.
Hiện tại, Tokyo đang tham gia diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai đa phương với Washington và Manila ở vịnh Subic, bắt đầu từ hôm 14/8.
Thời gian qua, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đang đẩy mạnh việc thông qua Đạo luật an ninh mới, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên được tham chiến ở nước ngoài kể từ sau Thế chiến II. Dự luật cũng sẽ mở đường cho Nhật Bản tham gia chủ động và tích cực hơn vào việc đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực, kể cả việc bảo vệ đồng minh trong trường hợp các lợi ích của Nhật Bản không bị đe dọa trực tiếp.
Video đang HOT
Đây là những chuyển động mạnh mẽ nhất của Tokyo trong lĩnh vực quân sự và được tiến hành trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự cũng như các hành động gây hấn trong khu vực, nhất là tại các vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông.
Mới đây, Bắc Kinh công bố kế hoạch xây dựng một loạt cơ sở tìm kiếm và cứu nạn trên 7 bãi đá và bãi cạn ở Biển Đông, một trong những vùng biển nóng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương hiện nay với các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa nhiều nước trong khu vực.
Vũ Anh
Theo Dantri/NHK
Hé lộ những cảnh tượng thảm khốc bên trong thành trì của IS
Hãng tin BBC ngày 9/6 công bố một đoạn phim do phóng viên bí mật quay cho thấy cảnh phụ nữ buộc phải mặc quần áo kín cổng cao tường, nhà thờ nổ tung, trường học bị bỏ hoang, trẻ em vẽ cờ IS và hát những khúc ca thánh chiến.
Đoạn video đã hé lộ cảnh thảm khốc bên trong thành trì của IS. (Ảnh: BBC)
Một đoạn băng hình gửi từ thành phố lớn thứ hai Iraq - thành trì Mosul của nhóm phiến quân IS do phóng viên của BBC Ghadi Sary quay hồi cuối năm ngoái đã cho thấy chỉ sau một năm chiếm đóng, nhóm thánh chiến này đã kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống người dân nơi đây.
Cư dân tại Mosul cho biết họ luôn sống trong nỗi sợ các hình phạt mà nhóm phiến quân tự định ra thông qua một cách giải thích luật Hồi giáo của riêng mình. Họ cũng miêu tả rằng nhóm Hồi giáo cực đoan IS dường như đang chuẩn bị tấn công lực lượng chính phủ.
1. Kiểm soát phụ nữ
Cuốn băng hình được quay hồi năm ngoái đã phơi bày cuộc sống dưới chế độ cai trị của IS. Phần đầu của cuốn băng quay cảnh những người phụ nữ buộc phải che đậy từ đầu đến chân.
Những người phụ nữ sống tại Mosul chia sẻ rằng : "IS có quy định nghiêm ngặt về áo quần của phụ nữ. Chúng tôi phải che kín từ đầu đến chân bằng vải đen".
Ngay cả khi vào nhà hàng, phụ nữ ở Mosul cũng không thể cởi tấm khăn và ăn uống một cách thoải mái, bởi IS có thể vào kiểm tra bất cứ lúc nào.
2. Hành quyết các nhóm người thiểu số
Trong đoạn băng hình của phóng viên BBC, các ngôi nhà thuộc về các tộc người hay các tôn giáo thiểu số đều bị nhóm cực đoạn IS tịch thu. Nhiều khu dân cư của các nhóm người này đã trống rỗng, không có người ở.
Mariam, một bà đỡ theo đạo Thiên chúa, nói trong đoạn băng rằng: "Trước khi IS chiếm đóng Mosul tôi đã bị những người Hồi giáo dòng Sunni đe dọa và quấy rối... nhưng tôi vẫn tiếp tục công việc của mình, đỡ đẻ cho tất cả mọi người, không phân biệt tộc người, tôn giáo".
"Tuy nhiên, khi Mosuk bị IS chiếm đóng, tôi phải trốn đi, bỏ lại những cuốn sách quý... Sau đó, tôi mới biết ngôi nhà của tôi bị nhóm phiến quân tịch thu, đóng chữ N (viết tắt của Nasrani, một từ mà nhóm dùng để phân biệt những người theo Thiên chúa giáo)", Mariam kể. "Những cuốn sách của tôi bị vứt ra ngoài đường phố..."
3. Hăm dọa, trừng phạt và tra tấn
Đoạn clip của phóng viên BBC cũng cho thấy cảnh những đền đài, nhà thờ bị phiến quân IS phá hủy không tiếc tay. Nhóm phiến quân đã áp dụng "Luật của Vương quốc Hồi giáo" lên thành phố Mosul.
"Chúng trừng phạt tội trộm cắp bằng cách chặt tay, tội ngoại tình bằng cách ném người đàn ông từ trên tầng cao, hay ném đá đến chết những người phụ nữ. Chúng hăm dọa bằng cách thi hành các bản án này ở chốn đông người", một cư dân tên Zaid nói.
4. Cuộc sống thiếu thốn
Cuộc sống của người dân Mosul trở nên thiếu thốn. Họ bị thiếu nhiên liệu, các công trình xây dựng bị đình trệ và trường học phải đóng cửa, trong khi tình trạng ô nhiễm tăng cao.
"Người dân không còn thu nhập, người giàu sống nhờ tiền tiết kiệm, còn người nghèo sống nhờ lòng thương của Chúa", một cư dân tên là Hisham nói.
5. IS truyền bá tư tưởng và do thám người dân
Nhóm IS tìm cách sử dụng các kỹ thuật phức tạp hòng kiểm soát người dân ở Mosul, vận dụng các công cụ truyền thông để truyền tải các thông điệp.
"Một ngày, tôi về nhà và phát hiện cậu em trai 12 tuổi của mình đang vẽ một lá cờ của IS và hát bài hát nổi tiếng nhất của nhóm này... Tôi đã phát khùng và la mắng nó... Nó khóc và chạy tới chỗ mẹ... Ngay sau đó, chúng tôi cho em tôi nghỉ học, tách nó khỏi nền giáo dục tuyên truyền của IS", một thanh niên sống tại Mosul tên là Mahmoud cho hay.
6. IS tích lũy quân sự, chuẩn bị phản công quân chính phủ
Đoạn phim cũng quya được cảnh nhóm phiến quân di chuyển những khẩu pháp hạng nặng và đáp trả các đợt tấn công của quân chính phủ bằng các loại vũ khí chống máy bay.
"IS biết rằng quân chính phủ sẽ cố gắng lấy lại Mosul, bởi vậy chúng rất cẩn trọng. Chúng phá hủy thành phố với những đường hầm, các chiến hào... Chúng chôn bom, mìn, và cắt cử hàng loạt xạ thủ khắp thành phố... Điều này sẽ khiến quân chính phủ khó lòng tiến vào", người thanh niên tên Zaid tiếp tục xuất hiện trong đoạn băng.
"Tôi nghĩ là chính phủ nên trang bị vũ khí cho người dân để họ có thể đứng lên, tự bảo vệ thành phố của mình. Với sự giúp đỡ của Chúa, tôi tin là chúng tôi sẽ đánh bại IS".
Thoa Phạm
Theo Dantri/ BBC, AP
Biển Đông "nổi sóng", Nhật Bản - Philippines lần đầu tập trận Hải quân Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) cuối tháng này sẽ tiến hành cuộc tập trận đầu tiên với Hải quân Philippines tại Biển Đông, trong bối cảnh mối lo ngại về các hoạt động cải tạo đảo và tích lũy quân sự của Trung Quốc đang gia tăng. NHK dẫn một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Nhật Bản...