Mỹ Nhật lo ngại vũ khí chống vệ tinh Trung Quốc
Mỹ và Nhật Bản đồng loạt bày tỏ lo ngại về vũ khí chống vũ trụ của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc giải thích, bản thân cần cấp bách nâng cấp hiện đại hóa.
Trung Quốc tiến hành thử nghiệm đánh chặn phòng thủ tên lửa đoạn giữa (nguồn mạng sina TQ).
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc tiết lộ, tháng 7 năm 2014, một quả tên lửa Trung Quốc đã tiêu diệt chính xác một vệ tinh nhân tạo. Thông tin này đã gây chấn động lớn đối với Chính phủ Mỹ và Nhật Bản.
Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc giải thích
Đối với việc vấn đề này, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 25 tháng 3 cho rằng, Chính phủ Nhật Bản đã nắm được một thông tin, sẽ thông báo qua đường ngoại giao, yêu cầu Chính phủ Trung Quốc giải thích. Ông nói: “Đang theo dõi các động thái có liên quan, đã thông qua con đường ngoại giao yêu cầu Trung Quốc nói rõ sự thật”. Chính phủ Nhật Bản cho rằng, cách làm này của Trung Quốc đe dọa an ninh vũ trụ.
Tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản ngày 25 tháng 3 dẫn lời Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ Cecil Haney ngày 24 tháng 3 cho rằng, tháng 7 năm 2014 Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm chống vệ tinh, tương tự năm 2007, điểm khác là không bắn trúng vệ tinh. Mục đích là “thu thập dữ liệu để tăng cường năng lực chiến đấu thực tế”.
Công nghệ phòng thủ tên lửa mặt đất chủ yếu dùng để đánh chặn và phá hủy đầu đạn của tên lửa đạn đạo kẻ thù trước khi nó bay tới lãnh thổ. Sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm công nghệ phòng thủ tên lửa mặt đất thành công, Mỹ luôn cho rằng, đó là thử nghiệm chống vệ tinh.
Theo tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 25 tháng 3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 23 tháng 7 năm 2014 đã tuyên bố, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thử nghiệm công nghệ phòng thủ tên lửa mặt đất ở trong nước, đạt mục đích dự kiến. Những phỏng đoán không thích hợp của các nước liên quan về “hoạt động thử nghiệm bình thường” của Trung Quốc là không có căn cứ. Trung Quốc không xác nhận đó là thử nghiệm chống vệ tinh hay không.
Trung Quốc tiến hành thử nghiệm đánh chặn phòng thủ tên lửa đoạn giữa (nguồn mạng sina TQ)
Bài báo dẫn Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, vào tháng 7 năm 2014, một quả tên lửa Trung Quốc đã phá hủy một vệ tinh nhân tạo. Thông tin này đã gây chấn động rất lớn đối với Chính phủ Mỹ và Nhật Bản. Trên thực tế, ngay từ tháng 7 năm 2014, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chủ động công bố về vấn đề này.
Theo báo chí Trung Quốc, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ Cecil Haney cho rằng, thử nghiệm vào tháng 7 năm 2014 của Trung Quốc hoàn toàn không bắn trúng bất cứ mục tiêu nào, điều này mâu thuẫn với cách nói “Trung Quốc đã bắt một quả tên lửa phá hủy một vệ tinh nhân tạo”.
Ngay từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa. Khi đó, hệ thống radar cảnh báo sớm do Trung Quốc phát triển có thể dò tìm có hiệu quả mục tiêu trên quỹ đạo trái đất, đã đóng vai trò quan trọng ngăn chặn tên lửa của các nước lớn chống Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cũng thúc đẩy phát triển sự nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Những năm gần đây, Trung Quốc từng tiến hành 2 lần thử nghiệm phòng thủ tên lửa đoạn giữa mặt đất vào năm 2010 và năm 2013. Phòng thủ tên lửa đoạn giữa là chỉ phương thức đánh chặn tên lửa – tiến hành đánh chặn trực tiếp tên lửa đạn đạo giai đoạn bay tự do ở ngoài tầng khí quyển. Toàn thế giới chỉ có Trung Quốc và Mỹ có công nghệ này, Nga mặc dù có công nghệ tên lửa đạn đạo rất tốt, nhưng chưa thể phát triển được công nghệ dẫn đường chính xác trực tiếp tấn công ngoài tầng khí quyển.
Mặc dù hiện nay còn chưa biết chi tiết thử nghiệm phòng thủ tên lửa ngày 23 tháng 7, nhưng do Cơ quan thông tin Bộ Quốc phòng hoàn toàn không trực tiếp định tính cuộc thử nghiệm lần này là thử nghiệm phòng thủ tên lửa đoạn giữa mặt đất, vì vậy có nhà phân tích cho rằng, chi tiết cuộc thử nghiệm lần này có thể khác với 2 lần năm 2010 và năm 2013, có thể là thử nghiệm công nghệ phòng thủ tên lửa đoạn cuối mặt đất.
Video đang HOT
Mỹ: Trung Quốc có 2 loại tên lửa chống vệ tinh
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc dẫn trang mạng “Washington Free Beacon” Mỹ ngày 25 tháng 3 đưa tin, những năm gần đây, Trung Quốc xây dựng năng lực tác chiến vũ trụ toàn diện.
Chuyên gia vấn đề quân sự thuộc Trung tâm đánh giá quốc tế và chiến lược Mỹ, Rick Fisher cho rằng, trong thời gian còn lại của thập niên này, Trung Quốc sẽ tiếp tục thử nghiệm hệ thống vũ khí chống vệ tinh mặt đất, bắt đầu thử nghiệm hệ thống vũ khí chống vệ tinh bắn từ trên không.
Đồng thời, các nước thù địch với Mỹ như Nga, Iran, CHDCND Triều Tiên đều đang ra sức phát triển lực lượng chiến lược, trong môi trường này, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Quân đội Mỹ Cecil Haney kêu gọi Chính phủ Mỹ gia tăng đầu tư vào kho vũ khí và hạ tầng cơ sở hạt nhân của Mỹ, tăng cường thực lực chiến lược của Quân đội Mỹ.
Ngày 24 tháng 3, Tư lệnh Cecil Haney cho rằng, Trung Quốc đã bắn một quả tên lửa chuyên thiết kế dùng để tấn công vệ tinh quỹ đạo thấp, việc này rõ ràng đã làm nổi lên mối đe dọa hệ thống vũ khí vũ trụ ngày càng nghiêm trọng đối với Mỹ. Cecil Haney còn bày tỏ rất lo ngại về lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga và Trung Quốc, cho biết, là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, ông phải giả định CHDCND Triều Tiên đã phát triển thành công phiên bản thu nhỏ của đầu đạn hạt nhân như đã nói.
Về vấn đề Trung Quốc xây dựng vũ khí vũ trụ cũng chính là vũ khí “chống vũ trụ” mà Lầu Năm Góc nói, Cecil Haney cho rằng, trong xung đột tương lai, Mỹ cần làm tốt chuẩn bị ứng phó với việc vệ tinh bị tấn công. “Về căn bản, tôi tin rằng mối đe dọa vũ trụ tồn tại thực sự. Hơn nữa, sự thực đã chứng minh điểm này”, năm 2007 Trung Quốc đã phá huỷ một vệ tinh trên quỹ đạo trong thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, “mùa hè năm 2014, họ đã tiếp tục tiến hành thử nghiệm chống vệ tinh”.
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, trong thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh ngày 23 tháng 7 năm 2014, Trung Quốc đã bắn thử tên lửa đánh chặn chống vệ tinh DN-1. Trung Quốc cũng sở hữu loại tên lửa chống vệ tinh thứ hai, đó là DN-2 bắn thử năm 2013, tên lửa này thiết kế dùng để tấn công vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo cao, đó là vệ tinh tình báo, dẫn đường và định vị.
Cecil Haney cho biết, thử nghiệm chống vệ tinh vào tháng 7 tương tự như thử nghiệm chống vệ tinh năm 2007. Cecil Haney chưa trả lời về câu hỏi – Mỹ đang áp dụng những biện pháp nào để đáp trả mối đe dọa vũ khí vũ trụ. Ông chỉ ra, trong ngân sách năm tài khóa 2016, Tổng thống Obama đã cung cấp đủ tiền cho đầu tư năng lực bảo vệ vũ trụ.
Ông Haney cho biết, phòng thủ vũ trụ chủ yếu là công tác bị động, bao gồm “nhận biết tình hình vũ trụ” hoặc tình báo mối đe dọa vũ trụ và xây dựng, phát triển kỹ chiến thuật, trình tự phòng thủ vũ trụ. Khi được hỏi về vấn đề Mỹ phát triển năng lực vũ trụ mang tính tấn công, Cecil Haney cho biết “tôi sẽ để vấn đề này trong kế hoạch bảo vệ vũ trụ của chúng tôi”.
Năm 2008, Lầu Năm Góc sử dụng một quả tên lửa đánh chặn SM-3 phiên bản cải tiến, đã bắn rơi một vệ tinh của Cơ quan trinh sát quốc gia. Thử nghiệm lần này được phổ biến gọi là dấu hiệu tên lửa này trong tương lai có thể làm một phần của hệ thống vũ khí chống vệ tinh.
Về mối đe dọa hạt nhân và chiến lược, Cecil Haney cho biết: “Trong môi trường an ninh toàn cầu có nhiều người tham gia, hoạt động xuyên khu vực, so với trước đây, môi trường mối đe dọa hiện nay đa dạng hơn, phức tạp hơn và không xác định hơn”. Haney cảnh báo, nếu không tiến hành nâng cấp hiện đại hóa thì không thể đảm bảo an toàn, tin cậy và có hiệu quả của kho vũ khí hạt nhân và hạ tầng cơ sở của Mỹ, trong khi đó, công tác nâng cấp hiện đại hóa này hiện đang đối mặt với mối đe dọa cắt giảm ngân sách.
“Vài chục năm qua, chúng tôi luôn không thay đổi gì, nhưng các nước khác lại bắt đầu hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược của họ, phát triển và sử dụng năng lực chống vũ trụ, nâng cao mức độ hoàn thiện và mức độ phổ cập năng lực mạng, đồng thời phổ biến những năng lực chiến lược mới này trên phạm vi toàn cầu”. Haney cho rằng, hành động “khiêu khích” của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Nga hiện đại hóa tên lửa hạt nhân, máy bay ném bom, tàu ngầm và nền tảng công nghiệp đã chứng minh điểm này.
Hành động “thách thức” của Nga bao gồm phô trương năng lực hạt nhân trong cuộc khủng hoảng Ukraine, máy bay ném bom chiến lược tầm xa quấy rối khu phòng không của Mỹ và đồng minh. Haney còn cho rằng, Nga đã vi phạm quy định của “Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung” mà Mỹ-Liên Xô ký kết năm 1987.
Trung Quốc cũng đang xây dựng lực lượng chiến lược. Haney nói: “Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng tàu ngầm và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh, cuối cùng cũng đã phô diễn năng lực chống vũ trụ của họ”.
Đối với CHDCND Triều Tiên, Haney cho rằng, Bình Nhưỡng nói đã tiến hành thu nhỏ đầu đạn hạt nhân. “Đến nay, tôi còn chưa nhìn thấy bất cứ hoạt động thử nghiệm đầu đạn hạt nhân thu nhỏ nào của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược, tôi phải giả định CHDCND Triều Tiên nói thật, họ đã thực hiện thành công thu nhỏ đầu đạn hạt nhân. Là một quốc gia, mối đe dọa này không thể coi thường”. Iran gần đây cũng đã bắn thử một loại vũ khí vũ trụ “có thể tấn công tầm xa”.
Theo Haney, lực lượng hạt nhân Mỹ cần cấp bách nâng cấp hiện đại hóa. “Là một quốc gia, chúng ta không thể đầu tư thiếu trên phương diện năng lực chiến lược. Đối với bất cứ ngân sách nào do Tổng thống Obama cắt giảm, bao gồm cắt giảm theo kế hoạch tự động (sequestration), đều không có lợi cho Mỹ duy trì và hiện đại hóa lực lượng quân sự liên hợp, sẽ đặt chúng ta vào chỗ nguy hiểm thực sự, làm cho đất nước chúng ta không an toàn hơn, không thể ứng phó với mối đe dọa tương lai”.
Theo báo Trung Quốc, trên thực tế, báo chí Mỹ luôn nhấn mạnh đến mối đe dọa vũ trụ từ Trung Quốc, cho rằng, Mỹ đã lạc hậu so với Trung Quốc. Thực ra, họ chỉ mượn cớ phê phán cắt giảm chi tiêu quốc phòng, cho rằng quốc gia không có tiền nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị.
Theo Giáo Dục
Báo Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tên lửa Trung Quốc không đạt yêu cầu
Đây là tiết lộ của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ tạo sự giằng co là để đạt được giao dịch tốt hơn với các công ty châu Âu và Mỹ, tránh bị gây sức ép...
Tên lửa phòng không Aster châu Âu
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 27 tháng 2 dẫn trang mạng "VOA" cùng ngày đưa tin, hai quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26 tháng 2 tiết lộ với hãng tin Reuters, do công ty tranh thầu Trung Quốc không thể đạt yêu cầu của chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá vài tỷ USD, Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy thảo luận với các công ty Mỹ và châu Âu.
Theo bài báo, là nước thành viên Hồi giáo duy nhất của NATO, vào năm 2013 Thổ Nhĩ Kỳ đã lựa chọn Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc, trở thành công ty ứng viên đầu tiên của khoản làm ăn trị giá 3,4 tỷ USD, đã gây ra lo ngại cho các nước phương Tây như Mỹ về an toàn và tính tương thích với hệ thống vũ khí của các nước thành viên NATO.
Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yilmaz ngày 19 tháng 2 cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua của Trung Quốc, đứng trước sự lo ngại của Mỹ và NATO về việc hệ thống của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ của NATO không thể tương thích, người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, sẽ nghiên cứu chế tạo hệ thống tương thích với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO.
Hãng tin AFP Pháp cho biết, chuyên gia an ninh Nihat Ali Ozcan thuộc Quỹ nghiên cứu chính sách kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở Ankara cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng tuyên truyền họ sẽ mua hệ thống phòng thủ của Trung Quốc để bảo đảm đạt được giao dịch tốt hơn với các công ty châu Âu hoặc Mỹ, thực ra Trung Quốc hoàn toàn không phải là người dẫn đầu thực sự trong giao dịch này.
Một quan chức Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói với hãng tin Reuters rằng, đại diện quốc phòng đã bàn bạc với Công ty tên lửa phòng không châu Âu và Italia vào cuối tháng 1. Công ty do Pháp và Italia hợp tác sáng lập này năm 2013 được cho là công ty ứng viên thứ 2 sau Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của NATO
Ông còn cho biết, đoàn đại biểu Thổ Nhĩ Kỳ trước tháng 3 đến Mỹ đàm phán với nhà thầu khác. Công ty Raytheon Mỹ cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, toàn thế giới tổng cộng có 13 quốc gia đang sử dụng hệ thống này.
Quan chức này cho biết, đoàn đại biểu cuối cùng sẽ đi Trung Quốc tổ chức hội đàm.
Ngoài ra, mặc dù đã bị loại bỏ trong vòng tranh thầu thứ nhất, nhưng Nga vẫn hy vọng cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không của họ cho chương trình này, dự kiến điều này cũng sẽ gây lo ngại cho NATO.
Trước đó, theo hãng AFP Pháp ngày 26 tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng khả năng giao hợp đồng tên lửa trị giá vài tỷ USD cho người Trung Quốc, muốn qua đó để cảnh cáo các nước đối tác NATO. Nhưng, cuộc chiến giằng co này còn lâu mới kết thúc, Thổ Nhĩ Kỳ có thể chỉ là đang tranh thủ một thỏa thuận mua sắm ưu đãi hơn.
Theo bài báo, là nước thành viên Hồi giáo duy nhất của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 bắt đầu thảo luận hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa với phía Trung Quốc, trị giá khoảng 3,4 tỷ USD. Công ty tên lửa phòng không châu Âu và Công ty Raytheon Mỹ cũng đã tham gia tranh thầu, nhưng thái độ gần đây của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngầm cho thấy, doanh nghiệp Trung Quốc có thể đứng đầu trong tranh thầu.
Trong một tài liệu bằng văn bản viết cho một ủy ban của Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz cho biết, họ không tiếp tục nhận được đề nghị tranh thầu mới, trong khi đó, hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc không cần tích hợp với hệ thống của NATO. Do đó, dư luận suy đoán, doanh nghiệp Trung Quốc đã giành chiến thắng cuộc đấu thầu này.
Hệ thống phòng không FD-2000 của Trung Quốc - phiên bản xuất khẩu của HQ-9
Nhưng, theo bài báo, thực sự có người rất lo ngại tính tương thích giữa hệ thống của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, cho rằng, thành viên quan trọng của đồng minh quân sự NATO lại đạt được giao dịch quan trọng như vậy với Trung Quốc - quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo, từ góc độ chiến lược thì thực sự gây lo ngại.
Các quan chức khác của Thổ Nhĩ Kỳ thì cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tiếp tục đàm phán với từng nhà thầu.
Học giả thỉnh giảng Sinan Jrgen của Trung tâm châu Âu - Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie cho rằng: "Khoản giao dịch này còn chưa xác định. Nếu bạn cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cuối cùng quyết định chỉ mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc, như vậy là sai lầm lớn. Các doanh nghiệp Âu-Mỹ còn chưa bị loại".
Theo bài báo, điều có thể xác định là, điều kiện do doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra rất ưu đãi, trong đó có nội dung hợp tác sản xuất. Điều này rất quan trọng đối với bất cứ giao dịch nào, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm xa của mình.
Một quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Trung Quốc là người cạnh tranh mạnh, có ưu thế hơn so với các nhà thầu khác". Ông cho hay, giá cả tranh thầu của doanh nghiệp Trung Quốc chỉ bằng khoảng 1 nửa so với các công ty khác, hơn nữa còn có nội dung chuyển nhượng công nghệ.
Một nguyên nhân khác có ý nghĩa quan trọng của việc này là, mọi người ngày càng lo ngại phương hướng tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Erdogan. Quan hệ thân mật truyền thống giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đang có dấu hiệu tương đối căng thẳng.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga
Theo bài báo, có nhà phân tích cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ không xác định người chiến thắng cuộc đấu thầu này trước ngày 24 tháng 4. Ngày 24 tháng 4 năm 2015 là ngày kỷ niệm tròn 100 năm xảy ra thảm sát Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ có thể lấy thỏa thuận phòng thủ tên lửa làm con bài mặc cả để tránh các nước phương Tây thông qua gây sức ép, yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận tính chất tàn sát chủng tộc của thảm sát Armenia, ngăn chặn phương Tây áp dụng thái độ cứng rắn trong các vấn đề nhạy cảm cao này.
Theo Giáo Dục
Sát thủ diệt Guam DF-26C của Trung Quốc đã lộ diện? Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên mạng. Mạng Wantchinatimes tại Đài Loan ngày 11/9/2014 dẫn tin từ trang Strategy Page đưa tin cho biết Trung Quốc đã vô tình để lộ hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm...