Mỹ-Nhật-Hàn thảo luận những căng thẳng khu vực

Theo dõi VGT trên

Mỹ-Nhật-Hàn thảo luận những căng thẳng khu vực - Hình 1

Ngoại trưởng ba nước trong cuộc gặp ngày 28/9 ở New York. (Nguồn: AP)

Bên lề Khóa họp thứ 67 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York (Mỹ), tối 28/9, các bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có cuộc gặp ba bên, cùng thảo luận các vấn đề khu vực cùng quan tâm, đặc biệt là những diễn biến căng thẳng gần đây liên quan các tranh chấp biển đảo tại khu vực Đông Bắc Á.

Mở đầu cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và người đồng cấp Hàn Quốc Kim Sung-Hwan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Mỹ với hai đồng minh chiến lược ở Đông Bắc Á này.

Bà Clinton nhấn mạnh “khối liên minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc giữ vai trò là hòn đá tảng cho hòa bình và thịnh vượng tại khu vực. Mỗi nước là một dẫn chứng rõ ràng về việc tập trung cho hòa bình, ổn định, và phát triển các mối quan hệ tốt với các láng giềng.”

Đề cập các căng thẳng gần đây do những tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ tại khu vực, Ngoại trưởng Mỹ Clinton cho rằng chính các nước trong khu vực phải “có trách nhiệm giải quyết căng thẳng” để duy trì hòa bình và ổn định. Bà kêu gọi Tokyo và Seoul giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua con đường đối thoại hòa bình.

Bên cạnh đó, bà Clinton cũng cho rằng Nhật Bản nên xử lý mối quan hệ song phương với Trung Quốc một cách thận trọng hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bà Clinton cũng khẳng định Mỹ không có ý định làm trung gian hòa giải trong bất cứ vụ tranh chấp lãnh thổ nào ở châu Á.

Bà Clinton nói: “Chúng tôi tin rằng các quan hệ song phương là đủ mạnh, các mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN đủ mạnh để giải quyết những vấn đề này và căng thẳng sẽ được hóa giải thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan.”

Trước đó, cùng ngày, phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-Hwan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lịch sử và luật pháp quốc tế khi giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ.

Ông nhấn mạnh “không một quốc gia nào được phép đi ngược lại các trình tự pháp lý cùng các luật lệ quốc tế, nhằm xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác hoặc bóp méo sự thực lịch sử”.

Các vụ tranh cãi về chủ quyền biển đảo tại Đông Bắc Á đã “ nóng lên” trong hơn một tháng qua và là nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ giữa các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo VNN

Nước Nhật giữa muôn trùng vây

Bên cạnh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Đài Loan, Nhật còn đối mặt với những thách thức lớn từ các tranh chấp lãnh thổ với Hàn Quốc và Nga.

Video đang HOT

Khi các cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra trên khắp Trung Quốc và tàu bè của Trung Quốc tiến đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda có vẻ như bất ngờ trước phản ứng cứng rắn của Bắc Kinh về quyết định quốc hữu hóa ba hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp.

Một nguồn tin chính phủ Nhật tiết lộ với hãng Kyodo rằng việc quốc hữu hóa không có mục đích gây ầm ĩ. "Tôi không hiểu tại sao nó lại diễn biến theo chiều hướng này", người này nói.

Căng thẳng leo thang với Bắc Kinh

Các quan chức chính phủ Nhật chỉ ra rằng quốc hữu hóa quần đảo là lựa chọn tốt hơn thay vì để các hòn đảo lọt vào tay chính quyền thành phố Tokyo mà đứng đầu là một người thuộc phái diều hâu Thị trưởng Shintaro Ishihara, vốn tuyên bố sẽ mua lại Senkaku/Điếu Ngư và thực thi các biện pháp mạnh mẽ nhằm xác lập chủ quyền tại quần đảo không người ở.

Chính phủ Nhật hy vọng phía Trung Quốc sẽ thể hiện sự thông cảm cho quyết định "chẳng đặng đừng" song thực tế không phải như vậy, theo hãng Kyodo.

Trung Quốc có vẻ như đoàn kết trong việc phản đối động thái của Nhật, từ tuyên bố của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào rằng Bắc Kinh xem hành động của Tokyo là "phi pháp và vô giá trị" cho đến các cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp cả nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã bày tỏ lo ngại rằng sự bùng phát tranh chấp có thể gây bất ổn cho khu vực.

"Rõ ràng, chúng tôi lo ngại bởi các cuộc biểu tình và lo ngại bởi căng thẳng đang diễn ra tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư... Việc Nhật và Trung Quốc duy trì quan hệ tốt đẹp và tìm giải pháp tránh leo thang thêm nữa là lợi ích của mọi bên", ông Panetta phát biểu tại Tokyo vào tuần trước.

Tuy nhiên, hiện chính quyền của ông Noda đã ở vào tình thế "đâm lao phải theo lao" nên khó có thể đảo ngược, theo một nguồn tin chính phủ Nhật. "Không còn chỗ cho thỏa hiệp", người này nói với hãng Kyodo.

Thêm vào đó là cái c.hết bất thình lình của đại sứ Nhật tại Trung Quốc Shinichi Nishimiya chưa đầy một tuần sau khi được bổ nhiệm. Ông này vốn được phái đến Bắc Kinh để hàn gắn lại mối quan hệ sóng gió giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Ông Motofumi Asai, người từng đứng đầu Ban Trung Quốc và Mông Cổ của Bộ Ngoại giao Nhật, phát biểu với hãng Kyodo: "Trung Quốc sẽ để ngoài tai lập luận của Nhật rằng quốc hữu hóa hòn đảo tốt hơn việc để chính quyền thành phố Tokyo mua chúng".

Sức ép từ Hàn Quốc và Nga

Ngoài tình thế căng thẳng với Trung Quốc, Nhật còn có các tranh chấp chủ quyền biển đảo với Hàn Quốc và Nga. Đó là chưa kể mối đe dọa tên lửa thường trực từ CHDCND Triều Tiên.

Quan hệ Nhật - Hàn đã xấu đi đáng kể sau khi Tổng thống Lee Myung-bak thân chinh đến một quần đảo ở biển Nhật Bản được Nhật gọi là Takeshima còn Hàn Quốc gọi là Dokdo vào tháng 8. Đây là chuyến thăm quần đảo tranh chấp đầu tiên của một tổng thống Hàn Quốc.

Nhật đã tạm thời triệu hồi đại sứ nhằm phản đối và đề xuất mang tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, một động thái nhanh chóng bị Hàn Quốc cự tuyệt.

Vào đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói riêng với ông Noda và ông Lee rằng họ phải hợp tác dàn xếp vụ việc.

Phát biểu với các phóng viên vào tuần trước, Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cam kết phản ứng một cách bình tĩnh trong tranh chấp với Hàn Quốc, tiết lộ ông và ông Panetta đã nhất trí tại một cuộc họp rằng quan hệ giữa Nhật, Mỹ và Hàn Quốc vẫn quan trọng và quan hệ hợp tác về an ninh của họ không nên bị sa lầy.

Trong khi đó, Nhật vẫn còn vướng vào vụ tranh chấp lãnh thổ lâu đời với Nga. Tranh chấp này xấu đi vào tháng 11.2010 khi Tổng thống Dmitry Medvedev của Nga lúc bấy giờ đến thăm một hòn đảo thuộc quần đảo Kurils mà Nhật gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc.

Nhật đã lên án chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ Nga đến khu vực tranh chấp. Vụ việc đã khiến quan hệ song phương trở nên lạnh nhạt và làm đình trệ những nỗ lực giải quyết tranh chấp.

Quan hệ có vẻ như đã ấm dần lên trong năm nay khi Tổng thống Vladimir Putin, người quay trở lại điện Kremlin vào tháng 5, đồng ý với ông Noda về việc chỉ thị cho Bộ Ngoại giao hai nước tổ chức thương lượng về tranh chấp.

Tuy nhiên, lập trường của Tokyo và Moscow về quần đảo mà Liên Xô chiếm giữ sau khi Nhật đầu hàng hồi Thế chiến thứ hai vẫn còn khác xa nhau.

Chưa hết, Đài Loan, vùng lãnh thổ có quan hệ khá thân thiện với Nhật, cũng nhảy vào vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Mới đây, hàng chục tàu cá Đài Loan với sự hộ tống của tàu tuần duyên đã tiến đến vùng biển mà Tokyo xem là lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Một màn "đấu" vòi rồng giữa tuần duyên Nhật và Đài Loan đã nổ ra vào hôm 25.9 trước khi các tàu Đài Loan rời đi.

Nước Nhật giữa muôn trùng vây - Hình 1
Màn đấu vòi rồng giữa tàu Nhật và Đài Loan - Ảnh: AFP

Dịch chuyển ưu tiên quân sự

Các động thái thách thức quyền kiểm soát thực tế của Nhật từ các tàu Trung Quốc và Đài Loan có thể dẫn đến sự cố tai hại tiềm tàng mà theo giới quan sát, có thể tăng thêm thái độ thù địch từ Trung Quốc.

Ông Kunihiko Miyake, giám đốc nghiên cứu tại Viện Toàn cầu Canon ở Tokyo, nói việc leo thang đối đầu quân sự khó có thể diễn ra trong tương lai gần, dựa vào sức mạnh hải quân của Nhật, vốn có tên gọi chính thức là Lực lượng Phòng vệ trên biển, và quan hệ đồng minh của Tokyo với Washington.

Dù không đưa ra lập trường chính thức về quyền sở hữu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Washington đã nhiều lần nói rõ rằng họ sẽ bảo vệ Nhật trong trường hợp xảy ra xung đột tại quần đảo.

"Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực vì họ sẽ thua", ông Miyake nói với tờ Financial Times.

Thay vào đó, theo ông Miyake, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng lực lượng phi quân sự để thách thức quyền kiểm soát của Nhật, một chiến lược phù hợp với binh pháp của nhà chiến lược quân sự thời cổ đại Tôn Tử. "Họ muốn bất chiến tự nhiên thành. Đó là binh pháp Tôn Tử", ông Miyake nói.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Nhật nhận thức sâu sắc rằng sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và sự phát triển của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chắc chắn sẽ thu hẹp khoảng cách quân sự hiện tại.

Vào hôm 25.9, hải quân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên của họ. Sự phát triển các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc như các tên lửa chống hạm hiện đại đặt ra một thách thức lớn hơn nữa với Nhật.

Căng thẳng tại Senkaku/Điếu Ngư chắc chắc sẽ củng cố quyết tâm của Nhật tái bố trí lực lượng phòng thủ từ khu vực phía bắc, nơi từng được xem là bức tường thành chống lại Liên Xô, xuống các quần đảo phía nam.

Theo chính sách quốc phòng mới được trình làng năm 2010, Nhật sẽ tăng cường số lượng tàu ngầm từ 16 lên 22 trong khi số lượng xe tăng, phần lớn đóng tại đảo Hokkaido ở phía bắc, sẽ được cắt giảm từ 830 xuống còn 400 chiếc.

Tranh chấp biển đảo chắc chắn cũng sẽ là động cơ để Nhật tăng cường trang bị cho lực lượng tuần duyên vốn đóng vai trò tuyến đầu trong việc ứng phó khủng hoảng.

Các ứng cử viên trong cuộc chạy đua giành chức lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do đối lập Nhật vào hôm nay, 26.9, đã kêu gọi tăng cường sức mạnh cho tuần duyên. Đảng Dân chủ Tự do được nhận định sẽ lên nắm quyền trở lại trong cuộc bầu cử sắp tới và cựu Thủ tướng Shinzo Abe, người chiến thắng tại cuộc bầu cử lãnh đạo đảng này vào hôm nay, vốn là một người thuộc phái diều hâu.

Trong một loạt các đề xuất về chính sách được công bố hôm 24.9, Viện Các vấn đề quốc tế Nhật, một tổ chức nghiên cứu, cũng kêu gọi "cải thiện đáng kể" năng lực và trang bị cho tuần duyên cũng như ưu tiên triển khai thêm nhiều tàu tuần tra tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024

Tin mới nhất

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chế biến đồ uống đơn giản nhưng uống vào hết ho lại giải nhiệt từ quất hồng bì đang vào mùa

Sức khỏe

13:17:05 04/07/2024
Khi đã làm xong đậy nắp lọ vào bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 30 độ C. Sau vài ngày, nước quất hòa quyện với mật ong, quả quất teo dần là bạn có thể sử dụng.

'Ông hoàng của những cú twist' M.Night Shyamalan trở lại với phim kinh dị tâm lý mới 'Trap - Bẫy'

Phim âu mỹ

13:14:07 04/07/2024
Vừa qua, hãng phim Warner Bros. đã chào đón sự trở lại của ông hoàng của những cú twist M.Night Shyamalan với tác phẩm mới mang tên Trap (tựa Việt: Bẫy).

Chàng phi công quân sự tiết lộ chuyện tình 'yêu nhanh cưới vội' với vợ xinh đẹp

Tv show

13:09:18 04/07/2024
Trong chương trình Vợ chồng son phiên bản quân đội, câu chuyện tình yêu và hôn nhân của phi công Trịnh Xuân Tình và cô vợ xinh đẹp thu hút sự quan tâm của khán giả.

AMEE khiến khán giả "dậy sóng" với phiên bản 'Trái đất ôm Mặt trời' cùng Kai Đinh, GREY D trong 'SUMMERROOM'

Nhạc việt

13:02:08 04/07/2024
Tối ngày 1/7, Kai Đinh tiếp tục phát hành ca khúc Trái đất ôm Mặt trời kết hợp cùng AMEE và GREY D, tiếp nối thành công của ca khúc điều vô tri nhất thuộc dự án SUMMERROOM Band Session.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: Lâm nhận lời sửa hình xăm sai chính tả cho học trò

Phim việt

12:59:31 04/07/2024
Lâm mặc dù rất bực vì Long học hành chưa đến nơi đến chốn mà đã dám tự ý đi hành nghề k.iếm t.iền nhưng anh vẫn quyết định thay học trò sửa sai.

Khoảnh khắc 8 cầu thủ động viên khi Ronaldo khóc, Bồ Đào Nha chưa bao giờ đoàn kết như thế

Sao thể thao

12:47:44 04/07/2024
Ronaldo đã khóc, đó là giọt nước mắt khi anh bỏ lỡ cơ hội mười mươi trên chấm penalty. Khoảnh khắc thủ môn Jan Oblak của Slovenia cản phá penalty thành công cũng là giọt nước tràn ly .

V (BTS) - Thần tượng K-Pop được tìm kiếm nhiều nhất trên Google nửa đầu năm 2024

Nhạc quốc tế

12:41:27 04/07/2024
Google mới đây đã công bố danh sách những ngôi sao được tìm kiếm nhiều nhất trên nền tảng này trong nửa đầu năm 2024. Dữ liệu được thu thập từ 1/1 đến 30/6/2024.

Danh sách nhân vật trong Zenless Zone Zero

Mọt game

12:16:10 04/07/2024
TrongZenless Zone Zero, nhân vật sẽ thuộc các thế lực khác nhau, với 5 hệ, 3 phong cách chiến đấu chủ đạo, 5 chuyên môn và 2 cấp bậc. Cấp A tương ứng với nhân vật 4 sao, cấp S tương ứng với nhân vật 5 sao.

Du lịch Cửa Hội có những gì?

Du lịch

12:05:02 04/07/2024
Năm nay, nếu bạn vẫn chưa có gợi ý về điểm đến thì hãy lựa chọn biển Cửa Hội để trải nghiệm và khám phá. Biển Cửa Hội được biết đến là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Trung Bộ.

5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài

Phim châu á

11:57:56 04/07/2024
Ban đầu bộ phim Người Thừa Kế Bất Khả Thi thu hút sự chú ý của người xem nhờ sự góp mặt của 2 nam diễn viên trẻ Lee Jae Wook, Lee Jun Young cùng nội dung lôi cuốn về hành trình vượt lên của các thanh niên tham vọng.

Cách làm bao tử heo khìa nước dừa miền Tây giòn giòn thơm phức, ăn với cơm hay nhậu đều thích hợp

Ẩm thực

11:57:41 04/07/2024
Bao tử khìa nước dừa mang lại một trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị, với sự kết hợp hài hòa giữa độ giòn dai của bao tử và vị béo ngậy, đậm đà của nước dừa cùng các gia vị khác.