Mỹ, Nhật cố đưa vấn đề Biển Đông vào Đối thoại quốc phòng ASEAN và khu vực
Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng đẩy vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vào thông cáo chung của Đối thoại Bộ trưởng quốc phòng ASEAN với đối tác châu Á – Thái Bình Dương đang diễn ra ở Malaysia.
Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tham dự Hội nghị – Ảnh: Reuters
Cuộc đối thoại của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN với đối tác ở châu Á – Thái Bình Dương gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc sẽ bắt đầu vào ngày mai 4.11 ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Giới chức Mỹ và Nhật đang cố thúc giục nước chủ nhà đề cập vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung của cuộc đối thoại bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Reuters ngày 3.11 cho hay.
Trung Quốc hồi tháng 2.2015 tuyên bố Bắc Kinh không muốn vấn đề Biển Đông được đề cập ở cuộc họp này.
“Chúng tôi cùng quan điểm với nhiều nước rằng Biển Đông cần phải được đề cập, nhưng một số nước lại không muốn”, Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ.
Video đang HOT
Một nguồn tin thân cận với hội nghị cho biết một bản thảo về thông cáo chung được nước chủ nhà Malaysia đưa ra không đề cập đến Biển Đông, thay vào đó chỉ nói khủng bố và hợp tác an ninh khu vực, theo Reuters.
Một nguồn tin khác của Reuters cho hay Nhật Bản cũng đang gây sức ép lên Malaysia và đề nghị Kuala Lumpur “cải thiện” bản thông cáo bằng việc đưa vấn đề Biển Đông vào.
Chưa rõ phản ứng của Malaysia trước sức ép của Mỹ và Nhật Bản trong việc yêu cầu đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung của đối thoại quốc phòng ASEAN và đối tác châu Á – Thái Bình Dương.
Trong cuộc đối thoại các bộ trưởng quốc phòng được khởi xướng từ năm 2006, Philippines và Việt Nam phản đối Trung Quốc trong các vấn đề ở Biển Đông trong khi Campuchia ủng hộ Bắc Kinh, cho rằng “Biển Đông không phải là vấn đề cần được thảo luận trong diễn đàn của ASEAN”.
Trong khi đó, Malaysia đang cố gắng trung lập trong vấn đề Biển Đông dù cũng là nước có tranh chấp với Trung Quốc. Hồi tháng 10.2015, một tướng quân đội Malaysia bất ngờ lên tiếng chỉ trích việc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh là hành động “khiêu khích không chính đáng”.
Tuy nhiên, trong buổi khai mạc cuộc họp riêng của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein không đề cập một lời nào liên quan đến Biển Đông, theo Reuters.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ - Hàn tuyên bố mạnh tay nếu Triều Tiên gây hấn quân sự
Mỹ và Hàn Quốc đã kêu gọi Triều Tiên ngừng các hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân ngay lập tức và sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động gây hấn quân sự nào của Bình Nhưỡng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo đã có cuộc gặp gỡ tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) ngày 2.11 để đánh giá chương trình quốc phòng hằng năm nhằm đối phó với Triều Tiên, cùng với đó là thảo luận về hoạt động của lực lượng chung của 2 nước đề phòng những căng thẳng với Triều Tiên gia tăng thành chiến tranh.
Hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc nêu rõ Washington và Seoul cực kỳ quan ngại về ý định thực hiện vụ phóng tên lửa tầm xa và thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên, theo Reuters. "Hai Bộ trưởng tái khẳng định bất kỳ hành động khiêu khích hay gây hấn về quân sự của Triều Tiên sẽ không được dung thứ", trích từ tuyên bố chung của cuộc họp.
Triều Tiên đã tuyên bố sẽ tiến hành các vụ thử hạt nhân và tiếp tục phóng tên lửa mà nước này cho là "để đưa vệ tinh vào quỹ đạo". Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc bác bỏ tuyên bố này và cho rằng đó là cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa trá hình.
Hai Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và Mỹ bắt tay binh lính tại khu vực phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp, hai bộ trưởng đồng ý tăng cường hợp tác về chương trình không gian và không gian mạng nhằm cải thiện an ninh cơ sở hạ tầng gồm hệ thống thông tin và không gian.
Kế hoạch chuyển giao quyền điều hành hoạt động của lực lượng chung trong trường hợp có chiến tranh cũng được thỏa thuận nhằm giúp Hàn Quốc cải thiện khả năng sẵn sàng. Hiện Mỹ có khoảng 28.500 lính đóng quân tại Hàn Quốc. Mỹ và Hàn Quốc cũng đồng ý về việc Seoul cần cải thiện khả năng tình báo, giám sát và do thám, cùng với khả năng tự phòng vệ trước các cuộc pháo kích trước khi nước này kiểm soát lực lượng chung trong thời chiến, Bộ trưởng Carter nói.
Ông Carter sẽ bay đến Malaysia vào cuối ngày 2.11 để tham gia hội nghị thượng đỉnh mở rộng Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Venezuela chi gần nửa tỉ đô mua Su-30 của Nga Bất chấp việc giá dầu giảm mạnh và các khó khăn kinh tế, chính quyền Venezuela quyết tăng cường quốc phòng bằng việc bổ sung 12 máy bay Su-30 của Nga. Theo nguồn tin từ hãng TASS (Nga), chính quyền Venezuela sẽ chi 480 triệu USD để mua 12 chiến đấu cơ Su-30 của Nga. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Venezuela - ông...