Mỹ, Nhật, Ấn có thể tập trận hải quân ở Đông Á để răn đe Trung Quốc
Hải quân ba nước sẽ chuyển cuộc tập trận Malabar tới vùng biển Nhật Bản như một thông điệp gửi tới Bắc Kinh.
Tàu sân bay Nimitz của Mỹ tham gia tập trận Malabar 2017. Ảnh: US Navy.
“Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về việc tiến hành cuộc tập trận Malabar tại vùng biển ngoài khơi Nhật Bản vào năm tới. Một phái đoàn cấp cao của Nhật dự kiến sớm tới Ấn Độ để thảo luận chi tiết vấn đề. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Nhật – Ấn vào tháng 9″, Financial Expresshôm qua dẫn nguồn tin từ quan chức cấp cao Ấn Độ.
Malabar là cuộc tập trận thường niên được Ấn Độ và Mỹ cùng tổ chức kể từ thập niên 1990. Đến năm 2016, nhằm thúc đẩy việc hình thành một liên minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nhật Bản trở thành nước thứ ba tham gia hoạt động quân sự này.
Video đang HOT
Các cuộc tập trận Malabar trước đây thường diễn ra ở Ấn Độ Dương hoặc Thái Bình Dương. Malabar 2018 được tổ chức hồi tháng trước ngoài khơi bờ biển Philippines, nơi tàu chiến ba nước thực hiện các bài tập xuất kích máy bay, phòng không, tác chiến chống ngầm, tác chiến mặt nước, tìm kiếm – bắt giữ và nhiều tình huống chiến thuật khác.
Việc Mỹ – Nhật – Ấn xem xét chuyển địa điểm tập trận Malabar tới vùng biển gần Nhật Bản ở Đông Á được coi là động thái răn đe trước sự tăng cường hiện diện quân sự gần đây của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông.
Trung Quốc thường xuyên điều máy bay, tàu chiến, tàu hải cảnh áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát trên Biển Hoa Đông, gây lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột và cản trở tự do hàng hải ở khu vực này.
Tuyên bố chung hội nghị thượng đỉnh Nhật – Ấn 2017 cho thấy hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, bao gồm cuộc tập trận Malabar và nhiều hoạt động trên lĩnh vực công nghệ quân sự.
“Cuộc tập trận Malabar được tiến hành thường xuyên nhằm giúp tăng cường mức độ ăn ý giữa các thủy thủ và khả năng tương tác giữa hải quân ba nước”, tuyên bố của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nhật trang bị lá chắn tên lửa mới cho dàn chiến hạm chủ lực
Hai tàu khu trục mới của Nhật sẽ được lắp hệ thống Aegis cải tiến, cho phép chia sẻ dữ liệu mục tiêu để tăng khả năng đánh chặn.
Tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis tối tân của Nhật. Ảnh: Wikipedia.
Nhật Bản sẽ trang bị hệ thống đánh chặn mới trên nền tảng lá chắn Aegis cho hai tàu khu trục chủ lực tối tân đang được chế tạo, dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2019-2020. Hệ thống này có thể tăng khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên nếu nổ ra xung đột ở Đông Á, Yomiuri Shimbun hôm qua đưa tin.
Phiên bản Aegis nâng cấp này được Mỹ phát triển, trang bị hệ thống trao đổi thông tin theo thời gian thực. Trong thiết kế này, một tàu khu trục có thể đóng vai trò tai mắt phát hiện mục tiêu, chiếc còn lại chỉ có nhiệm vụ phóng đạn đánh chặn SM3 theo dữ liệu được chia sẻ. Đây là cải tiến đáng kể cho lá chắn Aegis hiện tại, vốn đòi hỏi cả hai tàu phải bật radar để dẫn bắn tên lửa.
Hệ thống này đặc biệt có lợi khi tàu chiến Nhật Bản ở gần Triều Tiên sử dụng hết tên lửa đánh chặn, trong khi những tàu khác chưa thể tới thay thế. Tàu hết đạn sẽ trở thành radar dẫn bắn di động, phục vụ các tàu "bệ phóng" ở tuyến sau.
Ngoài hai tàu khu trục mới, tổ hợp chia sẻ thông tin cũng có thể được lắp trên những chiến hạm đang chờ nâng cấp, cùng hai tổ hợp Aegis trên mặt đất (Aegis Ashore) dự kiến đi vào hoạt động trên lãnh thổ Nhật Bản trước năm 2023.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)
Ấn, Mỹ, Nhật điều 20 tàu tập trận chung phô diễn sức mạnh Ấn Độ đã bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên Malabar với Nhật Bản và Mỹ tại khu vực vịnh Bengal với mục tiêu xây dựng các mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với các đồng minh nhằm đối trọng sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ (Ảnh: AFP) South China...