Mỹ nhập thủy hải sản Fukushima cho binh sĩ ăn
Washington đã đồng ý giúp bù đắp những tổn thất mà Nhật Bản phải hứng chịu sau lệnh cấm nhập khẩu hải sản nước này từ Trung Quốc.
Binh sĩ Mỹ ăn tối tại Căn cứ Không quân-Thủy quân lục chiến ở Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 30/10, Đại sứ Mỹ tại Tokyo Rahm Emmanuel cho biết chính phủ Mỹ đã đồng ý mua hải sản Nhật Bản cho quân đội nước mình nhằm giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ quyết định xả nước thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra Thái Bình Dương.
Lực lượng vũ trang Mỹ sẽ ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp thủy sản Nhật Bản để giúp nước này tránh được tổn thất trước lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc. Đại sứ Emmanuel cho biết thêm cá, sò điệp và các thực phẩm khác của Nhật Bản sẽ được phục vụ trên các tàu của Hải quân Mỹ, cũng như được dự trữ tại các nhà kho và phòng ăn tại 17 căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.
Đại sứ Emmanuel thừa nhận việc cung cấp hải sản Nhật Bản cho lính Mỹ sẽ không bù đắp hoàn toàn việc Nhật Bản mất đi thị trường Trung Quốc rộng lớn, nhưng đây sẽ là tuyên bố đanh thép trước “sức ép kinh tế” từ phía Bắc Kinh.
Trung Quốc, từng là nước nhập khẩu cá lớn nhất của Nhật Bản, đã cấm tất cả hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản vào tháng 8, với lý do lo ngại về khả năng ô nhiễm phóng xạ. Bắc Kinh chỉ trích quyết định của chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả nước thải Fukushima ra Thái Bình Dương, gọi hành động này là “ích kỷ và vô trách nhiệm”. Đầu tháng 10, Nga cũng đưa ra một quyết định tương tự.
Về phần mình, chính phủ Nhật Bản nhiều lần bảo vệ kế hoạch xả nước thải là an toàn. Theo hãng tin Kyodo, kể từ tháng 8, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đã xả thải khoảng 15.600 tấn nước được xử lý bằng hệ thống lọc để loại bỏ các đồng vị phóng xạ, ngoại trừ triti. Lượng triti còn lại sau đó được pha loãng đến tỷ lệ 1/40, mức nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản. Các chuyên gia cho biết lượng tritium trong môi trường sẽ cực nhỏ do hòa lẫn với nước biển. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã ủng hộ kế hoạch này.
Lùm xùm sau vụ Nhật xả nước nhiễm xạ ra biển
Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên phản ứng mạnh đối với việc Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển, trong khi giới chức Mỹ có động thái ủng hộ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi hôm qua yêu cầu Trung Quốc đảm bảo an toàn cho công dân Nhật sau khi xác nhận thông tin Đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh bị ném gạch, theo AFP. Yêu cầu này được đưa ra trong lúc có cuộc tranh cãi nhiều chiều sau việc Nhật xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima ra biển.
Các cuộc gọi "phiền toái"
Kể từ khi Nhật bắt đầu xả nước nhiễm xạ ra biển vào ngày 24.8, hàng loạt cuộc gọi điện thoại phiền toái được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc và những lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm Nhật trên mạng xuất hiện ngày càng nhiều, theo Kyodo News. Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, cho hay họ đã nhận được hơn 6.000 cuộc điện thoại từ Trung Quốc trong 4 ngày, tính đến 27.8, nhưng không tiết lộ nội dung các cuộc gọi.
Tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Hirokazu Matsuno cho hay chính phủ biết rằng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã tránh mua các sản phẩm của Nhật và hủy các chuyến đi đến Nhật. Nhiều công ty du lịch Trung Quốc đã bắt đầu hủy tổ chức các chuyến du lịch đến Nhật sau vụ xả nước nhiễm xạ, theo Hoàn Cầu thời báo. Trước đó, Trung Quốc ngày 24.8 đã tuyên bố cấm nhập khẩu tất cả hải sản từ Nhật.
Một đường ống thuộc cơ sở xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý ra biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh Reuters
Thủ tướng Nhật Fumio Kishida ngày 28.8 cho hay Tokyo đã bày tỏ quan ngại với Bắc Kinh về hành vi quấy rối của công dân Trung Quốc sau khi Nhật bắt đầu xả nước nhiễm xạ. Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Masataka Okano đã triệu Đại sứ Trung Quốc Ngô Giang Hạo và kêu gọi Bắc Kinh khuyến khích người dân "phản ứng bình tĩnh" để đảm bảo an toàn cho công dân và cơ sở Nhật tại Trung Quốc.
Sau đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo nói rằng ông Ngô đã gửi phản đối tới ông Okano, khẳng định một lượng lớn các cuộc gọi phiền toái đã được thực hiện từ Nhật tới các cơ quan ngoại giao Trung Quốc ở nước này, cản trở hoạt động của họ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 28.8 nhấn mạnh Bắc Kinh luôn bảo vệ sự an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài ở Trung Quốc theo luật pháp, bác bỏ những khiếu nại của Nhật, theo Kyodo News.
Nhà hàng Nhật Bản gặp khó ở Trung Quốc vì nhà máy điẹn hạt nhân thải nước nhiễm xạ
Ngoài Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên ngày 24.8 cũng đã chỉ trích hành động xả nước nhiễm xạ của Tokyo. "Nhật nên lập tức rút lại việc xả nước thải phóng xạ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sự an toàn và tương lai của nhân loại", Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh trong tuyên bố do KCNA trích dẫn.
Đại sứ Mỹ sắp đến Fukushima ăn cá
Trong khi đó, chính phủ Mỹ và Hàn Quốc ủng hộ việc xả nước nhiễm xạ của Nhật. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay Washington "hài lòng với quy trình an toàn, minh bạch và dựa trên khoa học của Nhật", theo AFP. Trước đó, một quan chức Đại sứ quán Mỹ ở Nhật ngày 23.8 cho hay Đại sứ Mỹ Rahm Emanuel sẽ đến thăm tỉnh Fukushima vào ngày 31.8 và định ăn cá được đánh bắt ở khu vực này để thể hiện sự ủng hộ đối với quyết định của Tokyo, theo Kyodo News.
Tại Hàn Quốc, chính phủ nước này cho biết họ không tìm thấy vấn đề khoa học hoặc kỹ thuật nào trong việc Nhật xả nước nhiễm xạ, nhưng công chúng vẫn lo ngại về nguy cơ hải sản và đại dương bị ô nhiễm, theo Reuters. Đài KBS đưa tin có khoảng 30.000 người đã tham gia cuộc biểu tình tại Seoul ngày 26.8 để yêu cầu chính phủ Hàn Quốc thực hiện các bước nhằm tránh điều mà họ lo ngại là một thảm họa sắp xảy ra từ việc Nhật xả nước nhiễm xạ.
Nhằm xoa dịu mối lo ngại trên, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 28.8 đã dùng bữa trưa có hải sản trong cuộc gặp với Thủ tướng Han Duck-soo, theo Reuters dẫn thông báo từ văn phòng của ông Yoon. Trước đó, Thủ tướng Han ngày 24.8 cho hay lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm và hải sản từ tỉnh Fukushima sẽ được giữ nguyên cho đến khi những lo ngại của công chúng giảm bớt.
Quá trình dự kiến kéo dài 30 năm
Tepco khẳng định nước nhiễm xạ đã được lọc tất cả các nguyên tố phóng xạ ngoại trừ tritium và an toàn. Công ty này dự kiến quá trình xả nước nhiễm xạ, hiện có tổng cộng hơn 1,3 triệu tấn, sẽ mất khoảng 30 năm. Bộ Môi trường Nhật dự định công bố kết quả xét nghiệm hằng tuần trong ít nhất 3 tháng tới, theo Reuters dẫn lời một quan chức Nhật. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 24.8 ủng hộ việc xả nước nhiễm xạ của Nhật, khẳng định các mẫu lấy từ phần nước pha loãng đầu tiên chuẩn bị được xả cho thấy hàm lượng tritium nằm trong giới hạn an toàn, theo AFP.
Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển, dân Trung Quốc đổ xô mua muối dự trữ Các hiệp hội sản xuất muối tại Trung Quốc đang kêu gọi người dân không nên đổ xô đi mua muối giữa lo ngại về việc Nhật Bản xả nước nhiễm xạ đã xử lý xuống biển gây ô nhiễm nguồn muối. Ngày 24.8, Nhật Bản bắt đầu xả ra biển hơn 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý...