IAEA đảm bảo chia sẻ thông tin về nước xả thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Ngày 23/8, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA) thông báo sẽ thông tin thường xuyên với Chính phủ Hàn Quốc về hoạt động của Nhật Bản xả nước thải đã xử lý phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Các bể chứa nước thải tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản ngày 21/2/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông cáo báo chí, Tổng giám đốc IAEA, ông Rafael Grossi cho biết hai bên đã nhất trí lập khuôn khổ chia sẻ thông tin nhằm giải quyết những lo ngại của Hàn Quốc. Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu xả nước thải nói trên từ ngày 24/8.
IAEA khẳng định kế hoạch xả thải của Nhật Bản “đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của IAEA, vốn được dùng làm hệ quy chiếu toàn cầu để bảo đảm an toàn cho người dân và môi trường”.
Video đang HOT
Thông cáo báo chí nêu rõ IAEA đã mở một văn phòng thường trực tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima và sẽ tiếp tục theo dõi hoạt động xả thải để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và sẽ “cung cấp thông tin cập nhật” cho phía Hàn Quốc. IAEA cũng sẽ công khai các dữ liệu giám sát thời gian thực về hoạt động này.
IAEA và Chính phủ Hàn Quốc đang lên kế hoạch tổ chức họp trực tuyến định kỳ, trong khi các chuyên gia của Hàn Quốc sẽ được thường xuyên thăm Văn phòng IAEA tại nhà máy trên.
Ông Grossi nhấn mạnh: “Cách duy nhất để giải quyết những lo ngại chính đáng của người dân là thông tin cho họ biết”.
Tháng 3/2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần, khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị ảnh hưởng. TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy, phải xử lý hàng trăm bể chứa hơn 1 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng.
Năm 2021, giới chức Nhật Bản bắt đầu lên kế hoạch xả dần nước thải đã qua xử lý ra biển. Nhật Bản cho biết nước thải nhiễm phóng xạ sẽ trải qua hệ thống lọc để loại bỏ các đồng vị phóng xạ, chỉ để lại tritium, một trong hai đồng vị phóng xạ của hydro. Các chuyên gia cho biết lượng tritium trong môi trường sẽ cực nhỏ do hòa lẫn với nước biển.
Trong báo cáo an toàn của IAEA hồi tháng 7, cơ quan này khẳng định việc Nhật Bản xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ sẽ có tác động không đáng kể đối với người dân và môi trường.
IAEA không phát hiện chất nổ ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Ngày 4/8, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết cơ quan này đã được phép tiếp cận các khu vực của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine và không phát hiện chất nổ ở đây.
Thành viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thị sát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine, ngày 15/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, IAEA nêu rõ các chuyên gia của IAEA không tìm thấy mìn hoặc chất nổ trên nóc các tòa nhà chứa lò phản ứng thuộc tổ máy số 3 và tổ máy số 4, cũng như các phòng đặt tua bin, sau khi được phép tiếp cận vào chiều 3/8.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi đã bày tỏ hoan nghênh thông tin trên.
Hôm 7/7, ông Grossi thông báo IAEA đang đạt tiến bộ trong việc thanh sát một số khu vực của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia sau các cáo buộc nơi này bị đặt mìn. Ông khẳng định không nhìn thấy bất kỳ dấu hiệu nào của chất nổ hoặc mìn.
Zaporozhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu và là một trong 4 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động ở Ukraine, sản xuất tới 42 tỷ kilowatt giờ (kWh) điện, đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng điện hạt nhân và 1/5 tổng sản lượng điện hằng năm của Ukraine. Cả Ukraine và Nga đều nhiều lần cáo buộc nhau có những hành động gây căng thẳng tại khu vực này.
IAEA đạt tiến bộ trong việc tiếp cận nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia Ngày 7/7, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi thông báo cơ quan này đang đạt tiến bộ trong việc thanh sát một số khu vực của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine sau các cáo buộc nơi này bị đặt mìn. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN...