Mỹ nhập khẩu hàng trăm triệu găng tay y tế đã qua sử dụng, dính máu
Một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng của Đài CNN phát hiện hàng trăm triệu găng tay y tế đã qua sử dụng được doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu giữa cơn khát vật tư y tế do đại dịch Covid-19.
Đài CNN ngày 24.10 công bố kết quả cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng cho thấy 200 triệu găng tay y tế nitrile cũ, kém chất lượng và thậm chí dính máu đã được nhập khẩu vào Mỹ trong đại dịch Covid-19. Phần lớn số găng tay này đến từ một công ty Thái Lan mang tên Paddy the Room.
CNN đã đưa ra con số trên sau khi xem xét hồ sơ nhập khẩu và thông tin từ các nhà phân phối găng tay. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Nhà chức trách Mỹ và Thái Lan đang tiến hành các cuộc điều tra về vấn đề này.
Hàng đống găng tay đã qua sử dụng được phát hiện tại một nhà kho ở Thái Lan vào tháng 12.2020
CHỤP MÀN HÌNH CNN
Cuối năm 2020, một công ty Mỹ đã nhận được các lô hàng chứa đầy găng tay không đạt tiêu chuẩn và vẫn còn dính bẩn từ Paddy the Room. Công ty này báo cáo Cục Hải quan và Biên phòng (CBP) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vào tháng 2-3. Tuy nhiên, Paddy the Room vẫn cố gắng xuất thêm hàng chục triệu găng tay đến Mỹ trong những tháng tiếp theo và lô hàng gần nhất cập cảng vào tháng 7.
Một số nhà nhập khẩu CNN liên lạc được trong cuộc điều tra cho biết họ đã tiêu hủy găng tay hoặc bán với giá thấp hơn cho nhà cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm, khách sạn và nhà hàng của Mỹ sau khi phát hiện vấn đề.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ số găng tay khổng lồ còn lại đã đi đâu sau khi vào nước Mỹ. Tình hình này khiến chuyên gia vật tư y tế Douglas Stein nhận định rằng găng tay nitrile đang là “mặt hàng nguy hiểm nhất trên Trái Đất”.
Số găng tay tại nhà kho ở Thái Lan vào tháng 12.2020 vẫn còn nguyên các vết bẩn
CHỤP MÀN HÌNH CNN
Đầu năm 2020, nhu cầu vật tư y tế tăng vọt khi đại dịch Covid-19 lan ra khắp thế giới. FDA cấm sử dụng găng tay cao su có bột trong lĩnh vực y tế. Do đó, giá găng tay nitrile, chủ yếu được nhân viên y tế sử dụng, tăng cao.
Hàng chục công ty đã nhìn thấy cơ hội từ việc nhập khẩu găng tay. Tuy nhiên, nguồn cung không thể gia tăng trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu.
Vào tháng 12.2020, nhà chức trách Thái Lan kiểm tra một cơ sở ở ngoại ô Bangkok và phát hiện những túi rác chứa đầy găng tay y tế đã qua sử dụng, một số còn dính đất và thậm chí máu nằm rải rác trên sàn. Với một chiếc tô chứa thuốc nhuộm màu xanh, các lao động nhập cư tại cơ sở này cố gắng làm số găng tay trên trông như hàng mới.
Nhà chức trách Thái Lan đã phát hiện ít nhất 10 cơ sở tương tự trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất găng tay phi pháp thế này trên khắp Thái Lan. Những nơi này đang cung cấp hàng chục triệu găng tay kém chất lượng cho Mỹ và các nước khác trên thế giới.
Số găng tay giả mang nhãn hiệu SkyMed được phát hiện tại nhà kho của Paddy the Room tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 12.2020. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH CNN
Mặc dù số găng tay này đem lại nguy cơ tiềm ẩn cho nhân viên y tế tuyến đầu và bệnh nhân, nhà chức trách Mỹ vẫn chưa thể hoàn toàn ngăn chặn các lô hàng tương tự. Mỹ đã tạm dừng áp dụng các quy định nhập khẩu đối với vật tư y tế do tình trạng thiếu nguồn cung trong đại dịch.
Vào tháng 8, FDA đã cảnh báo quan chức ở các cảng rằng các lô hàng từ Paddy the Room sẽ bị tạm giữ mà không cần kiểm tra trước. Các quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cũng xác nhận rằng công ty này đang bị điều tra hình sự.
Khẩu trang, găng tay bảo hộ là nguồn ô nhiễm biển mới thời Covid-19
Trung Quốc tăng nhập điện từ Triều Tiên, Myanmar giữa "cơn khát" năng lượng
Để đối phó với cuộc khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng trong thời gian qua, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu điện từ các nước láng giềng, trong đó có Triều Tiên, Myanmar, Nga.
Trung Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng thiếu điện tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua (Ảnh: Reuters).
SCMP đưa tin, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu điện từ Triều Tiên, Nga và Myanmar trong bối cảnh họ đang phải trải qua tình trạng thiếu điện tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua. Mặc dù vậy, động thái này không thể mang lại một giải pháp tức thời cho cuộc khủng hoảng lan rộng trên quy mô toàn quốc.
Theo số liệu của Trung Quốc, trong tháng 9, nước này đã nhập khẩu 35.974 MWh điện từ Triều Tiên, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 quý năm nay, họ nhập tổng cộng 291 GWh từ Triều Tiên, tăng 37% so với năm trước.
Trong tháng 9, Trung Quốc chi 1,5 triệu USD nhập khẩu điện từ Triều Tiên, trong khi 3 quý đầu năm nay, con số này là 11,9 triệu USD.
Theo một báo cáo nghiên cứu năm 2013 từ Đại học Điện lực Đông Bắc, điện nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên được truyền qua Đan Đông, một thành phố biên giới cấp tỉnh ở tỉnh Liêu Ninh.
Tỉnh Liêu Ninh, cùng với Hắc Long Giang và Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu điện trên khắp cả nước với hàng triệu người bị cắt điện kể từ tháng 9.
Trong khi đó, Nga trong 3 quý năm 2021 đã xuất khẩu sang Trung Quốc 2.381 GWh, trị giá 112,6 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tháng này, cơ quan năng lượng Nga đồng ý với đề nghị từ Tổng công ty lưới điện nhà nước Trung Quốc tăng gấp đôi lượng điện xuất khẩu trong ba tháng cuối năm so với sản lượng bán ra năm ngoái.
Trong 29 năm qua kể từ khi bắt đầu nhập từ Nga, Trung Quốc đã mua tổng cộng 30.000 GWh, với nguồn điện được sử dụng ở ba tỉnh Đông Bắc là Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm.
Trong khi đó, Trung Quốc trong 3 quý năm 2021 đã nhập 1.231 GWh điện từ Myanmar, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng giá trị 34 triệu USD.
Tuy nhiên, dù tăng nhập khẩu từ láng giềng, Trung Quốc vẫn đang "chật vật" trong việc đảm bảo nguồn điện. Trong tháng 9, Trung Quốc sản xuất được 675.000 GWh trong khi sản lượng điện nhập khẩu chỉ là 670 GWh.
Hou Yunhe, phó giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử tại Đại học Hong Kong, cho biết Trung Quốc từ trước tới nay vẫn áp dụng chiến lược không nhập khẩu lượng lớn điện vì lý do an ninh do quan ngại nếu quan hệ với láng giềng xấu đi, nguồn cung điện sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có mạng lưới sản xuất điện quy mô lớn.
Mặc dù vậy, Trung Quốc đang trải qua khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng vì ngành sản xuất của họ đang phục hồi sau đại dịch đẩy nhu cầu điện tăng cao.
Ngoài ra, chính sách hạn chế năng lượng phát thải của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà máy nhiệt điện cắt giảm công suất. Cùng với đó, giá than tăng phi mã cũng khiến các nhà máy nhiệt điện giảm sản lượng để tránh thua lỗ. Các yếu tố trên, kết hợp với việc khoảng 60% nền kinh tế Trung Quốc vận hành nhờ nhiệt điện, làm cuộc khủng hoảng năng lượng ở nước này thêm tồi tệ.
Tình trạng này đã bắt đầu tác động tiêu cực tới nền kinh tế và làm dấy lên lo ngại trước khi mùa đông cận kề, thời điểm nhu cầu dùng điện sưởi ấm sẽ gia tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo, việc Trung Quốc thiếu điện sản xuất sẽ ảnh hưởng mạnh tới chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế thế giới.
Tranh cãi việc Thái Lan nhận các toa tàu cũ của Nhật Bản phục vụ du lịch Cộng đồng mạng Thái Lan hồi tháng 9 đã tranh cãi về việc công ty đường sắt nước này nhận 17 toa tàu đã qua sử dụng do Nhật Bản tặng để phục vụ hoạt động du lịch. Một đoàn tàu KiHa 183 của JR Hokkaido chạy ở Nhật Bản (Ảnh: Bangkok Post). Hồi tháng 9, cộng đồng mạng tại Thái Lan đã...