Mỹ nhân siêu lừa đảo được Netflix trả tiền để làm phim gây sốt trở lại
Anna Sorokin và Shimon Hayut là hai nhân vật có lý lịch lừa đảo “khủng” đến nỗi được nhiều đạo diễn mua bản quyền làm phim.
2 bộ phim về siêu lừa đảo có thật “gây sốt” những ngày qua. Ảnh: twitt
“Nữ quái” giả danh quý tộc Đức, lừa đảo giới thượng lưu New York
Tháng 2. 2022, bộ phim “Inventing Anna” ngay khi vừa ra mắt đã lập tức khuynh đảo bảng xếp hạng Netflix toàn cầu và trở thành một “cơn sốt” của giới điện ảnh Hollywood. Bộ phim 9 tập do tác giả Shonda Rhimes sản xuất và nữ diễn viên xinh đẹp Julia Garn thủ vai chính.
Nội dung kể về một nữ thừa kế giả mạo Anna Delvey, một công dân bình thường tự xưng là con gái của một tỉ phú dầu mỏ người Đức. Bằng vẻ ngoài trong sáng cùng tài ăn nói khôn ngoan, cô đã dùng thân phận giả để kết thân và lừa đảo giới thượng lưu ở New York, Mỹ.
Sau một thời gian, Anna Delvey đã xây dựng được danh tiếng, thành công chiếm đoạt một khối tài sản khồng lồ.
Bộ phim “Inventing Anna” thu hút khán giả bởi những chiêu trò lừa đảo tinh vi và thao túng tâm lý của nữ chính Anna Delvey do Julia Garn thủ vai. Ảnh: Netflix
Trên thực tế, Anna Delvey được xây dựng bởi một nguyên mẫu có thật tên là Anna Sorokin. Anna sinh ngày 23.1.1991 tại thị trấn Domodedovo, phía đông nam thủ đô Mátxcơva, Nga nhưng chủ yếu lớn lên ở Đức. Trái ngược với những lời bịa đặt, Anna xuất thân trong một gia đình lao động với bố là tài xế xe tải và mẹ làm nội trợ.
Năm 2013, Anna Sorokin tới sống tại thành phố New York và làm thực tập sinh tại một tờ tạp chí thời trang. Công việc này đã cho phép Anna được gặp gỡ, làm quen với nhiều nghệ sĩ cùng những người giàu có yêu thích nghệ thuật.
Từ đây, cô bắt đầu lập nên một kế hoạch lừa đảo. Anna tạo nhiều giấy tờ giả thổi phồng năng lực tài chính của bản thân, khiến các nạn nhân của cô tin rằng cô đang đứng đầu một quỹ ủy thác đầu tư với tổng số tiền lên tới vài chục triệu euro.
Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2013 đến 2017, Anna Sorokin đã thành công lừa đảo khoản tiền lên tới 275.000 USD. Song một số nguồn tin vẫn cho rằng đây chưa phải là con số thực tế.
Năm 2017, cảnh sát New York bắt giữ Anna. Và năm 2019, Anna bị tòa án tại New York kết tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của các cá nhân và tổ chức, lãnh án 4 tới 12 năm tù. Sau khi Anna ngồi tù 2 năm, cô bị trục xuất từ Mỹ trở về Đức.
Video đang HOT
Sau khi xuất hiện trên báo chí, câu chuyện của Anna Sorokin đã thu hút sự quan tâm lớn của độc giả. Theo Insid, Netflix đã trả cho Anna số tiền 320.000 USD (khoảng 7,3 tỉ đồng) để mua bản quyền chuyển thể câu chuyện cuộc đời cô thành bộ phim “Inventing Anna”, đồng thời thuê cô làm cố vấn nội dung cho chính bộ phim này.
Hiện bộ phim đang được tìm kiếm và xem lại suốt những ngày qua.
Anna Sorokin ngoài đời thật. Ảnh: twitt
“Hoàng tử kim cương” lừa tình, lừa tiền bạn gái qua ứng dụng hẹn hò
Thêm một bộ phim khác cũng được sản xuất dựa trên câu chuyện có thật về một siêu lừa đảo. Phát hành cùng thời điểm với “Inventing Anna”, bộ phim tài liệu tội phạm “ The Tind Swindl” (tạm dịch: Kẻ lừa đảo Tind) do Netflix sản xuất cũng nhận được nhiều sự quan tâm.
Bộ phim dựa trên nhân vật có thật tên Simon Leviev. Bằng vẻ ngoài hào nhoáng, người này đã lừa gạt phụ nữ trên khắp thế giới thông qua ứng dụng hẹn hò Tind.
Cái tên Simon Leviev nổi đình đám sau drama Tind năm 2019. Ảnh: twitt
Simon Leviev tên thật là Shimon Yehuda Hayut, sinh năm 1990 đến từ Israel. Theo tờ Times of Israel, tên lừa đảo này có xuất thân cũng không phải dạng vừa. Cha Simon là Yohanan Hayut, là một trong số các lãnh đạo của hãng hàng không El Al tại Israel.
Trong khoảng thời gian từ năm 2017 – 2019, Simon Leviev đã tạo dựng hình ảnh một quý ông thành đạt và giàu có trên Tind. Anh luôn tự giới thiệu mình là “hoàng tử kim cương”, con trai của tỷ phú Israel Lev Leviev.
Bằng vẻ ngoài điển trai và cách đối xử với bạn gái lịch thiệp và phóng khoáng, Simon Leviev dễ dàng chiếm được lòng tin của nhiều cô gái. Anh thành công lừa đảo tổng số tiền lên tới 10 triệu USD.
Simon Leviev tự nhận mình là người thừa kế tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh kim cương LLD Diamonds. Ảnh: twitt
Được biết, trước khi lừa tình, lừa tiền các cô gái qua Tind, Simon Leviev từng nhiều lần bị bắt vì tội lừa đảo.
Năm 2011, Simon bị buộc tội tại quê nhà với các tội danh trộm cắp, giả mạo. Cuối năm đó, anh này bỏ trốn khỏi Israel dưới danh tính giả: Mordechai Nissim Tapiro.
Năm 2015, hắn bị kết án tù ở Phần Lan với tội danh tương tự. Sau khi mãn hạn tù, Simon bị trả về Israel. Đến năm 2017, anh tiếp tục đào tẩu ra nước ngoài lần thứ hai.
Tại châu Âu, Simon tiếp tục bị cơ quan chức năng các nước như Thuỵ Điển, Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy truy tìm vì tội lừa đảo.
"Nữ quái" chiếm đoạt 6,4 tỷ đồng phát khóc tại toà vì... không có áo đẹp: Lưu manh ra sao mà chỉ cần lên đồ là lừa đảo trót lọt?
Với Anna Sorokin, thời trang là cách để ả chơi đùa với niềm tin của các nạn nhân.
" Tiền trên thế gian này là vô hạn, nhưng người tài thì có hạn", Anna Sorokin nói với nhà báo của New York Magazine sau khi bị bắt. Đối với tầng lớp thượng lưu ở Âu Châu, Anna Sorokin không chỉ là cái tên lừa đảo khét tiếng, mà còn là một trong những biểu tượng của sự ranh ma, của trí tuệ thiên tài nhưng bị sử dụng sai chỗ.
Hôm 27/3/2019, Anna Sorokin (sinh ra ở Nga, quốc tịch Đức) chính thức bị cáo buộc lừa đảo nhiều cá nhân và doanh nghiệp với số tiền lên đến 275.000 USD, tương đương 6,4 tỷ đồng.
Nguồn tin cho biết, ả đến New York vào năm 2016, tự giới thiệu bản thân là "người thừa kế của nhà tài phiệt Đức". Với gương mặt xinh xắn và lém lỉnh, thân hình nhỏ gọn và đặc biệt là phong các thời trang bắt mắt, luôn phủ đầy các thương hiệu nổi tiếng, Anna nhanh chóng đánh chiếm lòng tin của người đối diện.
Sau khi xây dựng được hình ảnh tiểu thư, Anna bắt đầu mượn tiền nhiều người để thanh toán cước taxi, vé máy bay và nhiều khoản khác với lí do "tài sản chưa kịp luân chuyển từ châu Âu về Mỹ". Sau này khi bị đòi nợ, ả lại cho rằng mình... quên mất. Sau 1 năm lừa đảo trót lọt, Anna bị nhiều cá nhân, khách sạn, ngân hàng đồng loạt tố cáo.
Ngoài tài khoản Instagram sang chảnh với lượt followers cao vút, Anna Sorokin còn biết sử dụng trang phục một cách thông minh nhằm gia tăng sự uy tín. Khi Anna đi ăn trưa cùng hội các phu nhân New York, bộ cánh của ả luôn đính kèm những món hàng hiệu hot nhất. Đi họp hành, cô ta luôn diện suit. Khi đi nghỉ dưỡng trên du thuyền, Anna chọn trang phục từ những BST resort/cruise.
Khi chuyển đến New York vào năm 2013, Anna luôn lựa chọn những phòng khách sạn hạng sang và ở đó cả tháng trời. Mỗi lần được nhân viên khách sạn giúp đỡ, cô ta đều thảy cho họ một tờ bạc 100 đô mà chẳng ngại ngần. Chẳng mấy chốc, "cô ta quản lý cả cái khách sạn ấy", một cựu nhân viên kể lại.
Cho tới khi hầu toà vào năm 2019, điều mà báo giới nói về cái tên này vẫn là chuyện cô ta mặc gì. Phiên xử hôm thứ tư 3/4 có thể nói là đỉnh cao của sự khoa trương, phách lối. Kẻ lừa đảo trình tòa với mái tóc xõa buộc nửa điệu đà, mặc áo sơ mi trắng đơn giản từ một thương hiệu bình dân nào đó. Với thói quen ăn tiêu bạt mạng cho hàng xa xỉ, tất nhiên Anna không chịu trình toà với chiếc áo này.
Điều đó khiến nữ thẩm phán Diane Kiesel tức giận. Bà lên án: "Tôi đã từng nói chúng ta sẽ không hoãn bất kì phiên xử nào nữa chỉ vì vấn đề thời trang của bị cáo. Tôi đã phải ở tòa từ 9h30 sáng nay. Thật không thể chấp nhận. Đây đâu phải là sàn trình diễn thời trang".
Sau những lời cứng rắn của chủ tọa, Anna đã bật khóc rồi thảo luận ầm ĩ với luật sư Todd Spodek. Ông Todd cố gắng xoa dịu thân chủ trước khi bồi thẩm đoàn bắt đầu làm việc.
Theo New York Post, sau một vài phiên tòa được khoác lên mình các thiết kế đắt tiền từ Miu Miu hay Yves Saint Laurent, được tư vấn bởi stylist khá có tiếng Anastasia Walker, Anna dần trở nên khó chịu khi không được mặc các xa xỉ phẩm. Ả cho rằng điều này "không đáp ứng tiêu chuẩn của tôi".
Gần đây, thương hiệu truyền hình Netflix cho ra mắt bộ phim Inventing Anna, nhằm kể lại toàn bộ hành trình lừa đảo của Anna Sorokin. Trong phim, nhân vật chính thích diện váy voan bồng bềnh, lãng mạn. Cô nắm trong tay rất nhiều phụ kiện đẳng cấp như mắt kính Céline, hoa tai Oscar de la Renta, túi Hermès Birkin hay túi Dior Book Tote thêu tên riêng...
Không chỉ mang đến một góc nhìn về lối sống những người trẻ muốn hưởng thụ, mãi chạy theo những giá trị bề nổi, bị lóa mắt bởi những ảo vọng vật chất, Inventing Anna còn nhắc nhở con người ta về tầm quan trọng của ngoại hình. Lyn Paolo - Nhà thiết kế trang phục của phim cũng nói thêm: "Trang phục phản ánh quan điểm của Anna về việc ăn mặc theo cách bạn nghĩ mình phải làm để thành công, điều này đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch công phu của cô ta".
Phim về "rich kid siêu lừa đảo" bị netizen chê thậm tệ: Dài dòng lê thê, không có điểm nhấn, lại còn đạo nhái 1 tác phẩm điện ảnh kinh điển Dẫu vậy Inventing Anna vẫn xếp hạng cao trên Netflix, mặc cho nhiều ý kiến chê trách. Inventing Anna hiện đang là tựa phim thu hút nhiều lượt xem trên Netflix. Lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật, series trinh thám này xoay quanh Anna Sorokin/Anna Delvey - một trong những tội phạm có tiếng trong làng giả mạo danh tính. Từ...