Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman ngày 17/11 cho biết đã có các cuộc hội đàm “mang tính xây dựng và thực chất” với những người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản, trong đó các bên cam kết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương bao trùm, tự do, hòa bình, ổn định và rộng mở.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman (thứ 2, trái) và Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Hàn Quốc Choi Jong-kun (phải) tại cuộc gặp ở Seoul ngày 23/7/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm kéo dài 3 giờ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman tái khẳng định sự hợp tác giữa 3 nước trong nhiều vấn đề, trong đó có phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, bà lưu ý vẫn còn “một số khác biệt” giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đang được giải quyết và một trong những khác biệt đó đã dẫn tới việc thay đổi hình thức của cuộc họp báo. Theo đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Choi Jong Kun và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori không tham gia cuộc họp báo đã lên kế hoạch sau cuộc hội đàm.
Bà Sherman nêu rõ khác biệt nói trên giữa Hàn Quốc và Nhật Bản không liên quan đến cuộc hội đàm 3 bên. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh cuộc hội đàm mang tính xây dựng này cho thấy “tầm quan trọng và sức mạnh” của hội đàm 3 bên.
Video đang HOT
Trong thông cáo báo chí đưa ra sau cuộc họp, các quan chức ngoại giao 3 nước đã tái khẳng định sự cần thiết của hợp tác 3 bên trong việc giải quyết các thách thức cấp bách nhất trong khu vực và trên thế giới, đồng thời chia sẻ cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Liên quan vấn đề Triều Tiên, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận nhằm tìm ra cách thức tốt nhất hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên, trong khi Hàn Quốc đề xuất đưa ra tuyên bố chính thức về việc kết thúc Chiến tranh Triều Tiên nhằm khôi phục đối thoại với Bình Nhưỡng.
Về hình thức, hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh do Chiến tranh Triều Tiên (năm 1950-1953) kết thúc với một thỏa thuận đình chiến mà chưa có một hiệp định hòa bình.
Nhiều nước châu Âu, châu Á báo động cúm gia cầm bùng phát mạnh
Nhiều quốc gia châu Âu và châu Á đã tiến hành tiêu hủy hàng loạt hoặc áp dụng hạn chế để xử lý tình trạng dịch cúm gia cầm lây lan mạnh trong thời gian gần đây.
Lực lựng chức năng đến một trang trại ở Higashikagawa (Nhật Bản) sau khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm. Ảnh: Kyodo
Tờ Guardian (Anh) dẫn thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho biết một số đợt bùng phát cúm gia cầm đã được ghi nhận trong những ngày qua tại châu Âu và châu Á. Theo OIE, đây là dấu hiệu cho thấy cúm gia cầm đang tái lây lan mạnh.
Sự lây lan của cúm gia cầm độc lực cao đã đặt ngành chăn nuôi vào tình trạng báo động sau khi các đợt bùng phát trước đó dẫn đến việc tiêu hủy hàng chục triệu con gia cầm. Thực trạng này cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà dịch tễ học vì virus cúm gia cầm có thể truyền sang người. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã ghi nhận 21 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N6 ở người trong năm nay, nhiều hơn cả năm 2020.
OIE ngày 15/11 cho biết Hàn Quốc đã bùng phát dịch tại một trang trại ở Chungcheongbuk-do với khoảng 770.000 con gia cầm. Tất cả số gia cầm này đã bị tiêu hủy.
Cũng tại châu Á, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết đợt bùng phát cúm gia cầm đầu tiên của mùa Đông năm 2021 xảy ra tại một trang trại ở phía Đông Bắc của đất nước. Virus trong đợt bùng phát này là H5N8.
Tại châu Âu, Na Uy đã xác nhận về đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 ở vùng Rogaland trên đàn 7.000 con. Cúm gia cầm lây lan tự nhiên giữa các loài chim hoang dã, và khi chúng di cư đến Anh từ lục địa châu Âu vào mùa Đông, bệnh có thể lây sang gia cầm và các loài chim nuôi nhốt khác tại "Xứ sở sương mù".
Chính phủ Bỉ đã đặt nước này vào tình trạng nguy cơ gia tăng đối với bệnh cúm gia cầm, đồng thời yêu cầu nhốt gia cầm trong nhà kể từ 15/11, sau khi biến thể độc lực cao của virus cúm gia cầm được phát hiện trên một con ngỗng hoang gần Antwerp. Quy định của chính phủ Bỉ được đưa ra theo sau quy định tương tự được áp dụng ở nước láng giềng Pháp vào đầu tháng này và ở Hà Lan vào tháng 10.
Cúm gia cầm có thể ảnh hưởng đến con người trong một số trường hợp hiếm hoi nếu con người chạm vào gia cầm bị nhiễm bệnh, phân và chất độn chuồng của chúng, hoặc trong quá trình chế biến gia cầm nhiễm bệnh để nấu ăn.
Đại diện Việt Nam tái đắc cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế LHQ Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, đại diện Việt Nam, tái đắc cử thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế LHQ với 145/193 phiếu thuận. Trong cuộc bỏ phiếu ngày 12/11 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã trở thành một trong 8 ứng viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương được...