Mỹ ngừng bán tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Mỹ vừa quyết định ngừng bán máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57
Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, trong đó bao gồm điều khoản cấm cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Lệnh cấm này được cho là có hiệu lực đến khi Quốc hội Mỹ chắc chắn rằng, kế hoạch triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 (Nga chế tạo) của Thổ Nhĩ Kỳ không đe dọa tới sự an toàn của những vũ khí Mỹ mà Ankara đang sử dụng.
Video đang HOT
Trước đó, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về việc giam giữ một linh mục người Mỹ, vì nghi ngờ người này có liên quan tới âm mưu đảo chính hồi năm 2016. Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức trả tự do cho người này.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng gây áp lực về kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ, khiến đồng tiền của nước này mất giá.
Mai Lâm
Theo petrotimes.vn/NHK
Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ phải dùng "đồ NATO" thay vì Nga
Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nên mua vũ khí của NATO thay vì vũ khí Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik.
Vào ngày hôm qua (3.5), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert lên tiếng cho biết nước này "có mối quan ngại nghiêm trọng với tiềm năng" Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 tân tiến của Nga.
"Theo quy định của NATO - tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên, các nước nội khối phải mua vũ khí, khí tài tương thích với các thành viên NATO khác. Chúng tôi không thấy hệ thống S-400 đủ tiêu chuẩn đáp ứng được điều đó", phát ngôn viên Nauert nói.
Trước đó, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Theo RT, tuyên bố của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh, hợp đồng mua bán hệ thống phòng không S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vốn được phương Tây theo dõi chặt chẽ đang được coi là dấu hiệu hai nước này xích lại gần nhau hơn.
Hồi đầu tháng Tư vừa rồi, Phó Ngoại trưởng Mỹ Wess Mitchell đã cảnh báo quyết định mua hệ thống tối tân của Nga sẽ khiến Ankara có nguy cơ bị cấm vận cũng như bị cấm mua máy bay chiến đấu F-35 dưới quy định của Đạo luật Chống lại Đối thủ của Mỹ bằng cấm vận (CAATSA) - đạo luật ký kết hồi tháng 8.2017 với mục đích cản trở hoạt động xuất khẩu vũ khí của Nga.
Ngay sau đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chỉ trích động thái này của ông Mitchell, đồng thời cho rằng sử dụng chiêu bài cấm vận là "một hành động tống tiền" nhằm "bảo kê" cho các công ty vũ khí của Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Được biết, việc chuyển giao hệ thống S-400 theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào năm 2020. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Lavrov tiết lộ rằng sau cuộc đối thoại với người đồng cấp Mevlut Cavusoglu hồi tháng 3 vừa rồi, Moscow sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ để Ankara sớm có thể sở hữu hệ thống phòng không nguy hiểm bậc nhất thế giới này.
Theo Danviet
F-35 không thể hoạt động tại Trung Đông Sau khi Mỹ vội sơ tán F-35 hôm 31/7 tránh trận bão cát quét qua Căn cứ Luke, người ta mới phát hiện thêm lỗi chết người nữa trên F-35. Theo The Aviationist, một trận bão cát lớn đã tấn công Căn cứ Không quân Luke tại Arizona. Thời điểm xảy ra trận bão cát kinh hoàng, căn cứ Luke đang có khoảng...